Hôm nay,  

Obama Đi Á Châu Tháng 4/2014 Khi Ukraina Cực Kỳ Sôi Động

27/03/201400:00:00(Xem: 4269)
Tổng Thống Obama vừa có liên hệ cá nhân lẫn quan tâm nhiều đến Á Châu hơn so với các vị tiền nhiệm, tuy vậy các chuyến công du của ông sang Thái Bình Dương thường gặp quá nhiều trắc trở:

- Năm 2010 ông phải hoãn chương trình thăm viếng Indonesia hai lần, lần đầu khi Quốc Hội bỏ phiếu cho chương trình bảo hiểm sức khoẻ Obamacare rồi sau đó do nạn dầu loan tại vịnh Mexico.

- Tháng 11-2012 chuyến công du của Tổng Thống Obama sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN bị lu mờ bởi Do Thái tấn công Hezbollah nên báo chí Tây Phương tập trung vào sự kiện này mà ít đả động gì đến Á Châu.

- Tháng 10-2013 vừa rồi ông lại hủy bỏ chương trình tham dự Hội Nghị Thương Đỉnh Đông Á và APEC do khủng hoảng ngân sách và mức trần nợ công.

Tổng Thống Obama dự trù sẽ trở lại Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Mã Lai vào tháng 04/2014 tới đây để bù đắp cho sự vắng mặt kỳ rồi, nhưng nay chương trình cũng lại sẽ trùng hợp với khủng hoảng Ukraina vốn không có hy vọng được giải quyết trong những ngày sắp tới.

Á Châu sẽ vô cùng quan tâm để thăm dò liệu các biến động ở Âu Châu sẽ ảnh hưởng thế nào đến chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Tổng Thống Obama lại sẽ rơi vào thế bị động phải trấn an các quốc gia trong khu vực, cho dù vấn đề Ukraina còn quá nóng bỏng để hoạch định một chiến lược toàn cầu mới. Tuy nhiên các nhà quan sát vẫn có thể dự trù một vài thay đổi như sau:

- Hoa Kỳ nếu tăng cường không quân, dàn chống hoả tiển tại Đông Âu cùng Hạm Đội 6 tại Địa Trung Hải để đối phó với Hạm Đội Hắc Hải ở Crimea nên có thể ảnh hưởng đến Hạm Đội 7 tại Thái Bình Dương.

- Tình hình Trung Đông với Syria và Iran càng trở nên phức tạp do căng thẳng với Nga gia tăng.

Trong hoàn cảnh bó buộc ấy liệu Tổng Thống Obama sẽ đặt những mục tiêu nào khi công du sang Thái Bình Dương vào tháng 04-2014?

- Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ không được ký kết vì đàm phán chưa xong. Hơn thế ưu tiên này nay phải tranh đua với hai nhu cầu viện trợ kinh tế cho Ukraine và kế hoạch hổ trợ Âu châu không rơi trở lại vào khủng hoảng do đối đầu với Nga.


- Tổng Thống Obama sẽ đặt nặng yêu cầu Nhật và Nam Hàn phải gác qua các tranh chấp về lãnh thổ và những bất đồng lịch sử để không phá hỏng chính sách chuyển trục. Thực tế cho thấy với tình hình mới phức tạp cùng một lúc tại Âu Châu, Trung Đông và Thái Bình Dương Mỹ không đủ khả năng giải quyết nếu không có sự chủ động hợp tác của những đồng minh thân cận nhất. Đây là lý do chính khiến Tổng Thống Obama triệu mời hội nghị tay ba với hai lãnh tụ Nhật Bản và Nam Hàn ngày thứ ba tới ở Âu Châu, tiếp đó là chuyến công du sang cả hai nước Đông Bắc Á vào tháng 4.

- Hoa Kỳ phải trấn an rằng Phi Luật Tân sẽ không bị bỏ rơi nếu Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự, thể hiện rỏ ràng nhất qua việc tàu chiến Hoa Lục phong toả đảo Cỏ Mây vào những ngày vừa qua.

- Chuyến bay MH370 là một thảm họa kinh hoàng cho các nạn nhân và gia đình, nhưng cung cách cư xử của Trung Quốc vừa hăm dọa lẫn trịch thượng theo lề lối của một đại quốc lấn át nước nhỏ không khỏi làm nhiều người Mã Lai bất bình. So sánh thái độ của Bắc Kinh lần này (và qua cơn bảo vừa rồi tại Phi Luật Tân) với những trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ thì đây là cơ hội để Tổng Thống Obama thắt chặt bang giao với Mã Lai, tuy không phô trương mà vẫn phát huy được quyền lực mềm trong khu vực nhằm tạo lực đẩy giúp các nước cùng hợp tác ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Những thách thức trên thế giới ngày càng dồn dập và nghiêm trọng. Quan sát để đánh giá trọng tâm của Hoa Kỳ không phải bằng con số máy bay tàu chiến hay các gói viện trợ – mà trong chương trình làm việc hàng ngày liệu Tổng Thống Obama và giới hoạch định chính sách sẽ chia ra bao nhiêu thời gian để thảo luận về Á Châu, Âu Châu hay Trung Đông.

Mỹ sẽ phải đối diện một số cân nhắc chọn lựa khó khăn. Các quốc gia với lập trường rỏ ràng minh bạch là bạn quý trong thử thách, còn đối với những nhà nước theo thái độ mập mờ nước đôi thì có lẽ Hoa Kỳ cũng không còn nhiều phương tiện để tán tỉnh lâu hơn nửa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Doanh nghiệp phải đảm bảo là không đồng lõa với nạn chà đạp nhân quyền... Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và được hưởng quan hệ kinh tế
Tân-Tư-Bản Đại-Địa-Chủ-Đỏ, Big New Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo
Cuộc biểu tình khiếu kiện suốt 26 ngày đêm (từ 23-6 đến 18-7 năm 2007) của nông dân miền Nam trước Văn Phòng 2 Quốc Hội
Dân Mỹ là một dân tộc rất mê thể thao. Từ football đến baseball, bóng rổ, hockey, v.v… Thể thao trong quan niệm Mỹ không những rèn luyện thể xác
Mùng một tháng Tám vừa qua là lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine, trước khi chính thức rời Hà Nội vì đã mãn nhiệm, hôm 30/7 vừa qua
Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"
San Jose từ nhiều năm nay có một hoạt động khá đặc biệt của nhóm Tình Thương. Quanh năm vận động người tình nguyện đi làm toàn những công việc
Nhà giàu, học giỏi, mà thành khủng bố tự sát" Sao không ứng cử tổng thống" Vụ khủng bố hụt tại London và phi trường Glasgow
“Độc tài, độc đảng là bà đẻ của tham nhũng vì hệ thống cai trị dựa trên sự bao che và tuỳ tiện để bảo vệ đặc lợi cho đảng cầm quyền.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.