Hôm nay,  

Họa Sĩ Lương Trường Thọ Và Những Cuộc Triển Lãm Quốc Tế

07/03/201400:00:00(Xem: 13187)
1* Mở bài

Họa sĩ Lương Trường Thọ là người Việt Nam đầu tiên, người Á châu duy nhất được Hội đồng Nghệ thuật của Hội Mỹ Thuật Thế Giới (World Art Foundation –WAF) tuyển chọn và xếp vào hạng Master Art.

Hội Mỹ thuật Thế Giới WAF bao gồm 400 họa sĩ và điêu khắc gia của 53 quốc gia trên thế giới, được sáng lập bởi ông Jojo Marengo.

Tranh của họa sĩ Lương Trường Thọ được WAF chọn tham gia triển lãm tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới.

2* Cuộc triển lãm “Sắc Màu Họa Sĩ Việt Nam” thứ 14 ở Hoa Kỳ

Trên trang web Việt Báo. Com, ngày 21-2-2014, mục Sinh hoạt cộng đồng, có đăng tải cuộc Triển lãm “Tranh Tình Xuân” lần 14 tại Hội trường VNCR Westminster, Cali do Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại tổ chức.

Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại đã tổ chức triển lãm lần thứ 14 mang tên “Sắc Màu Họa Sĩ Việt Nam” trong ba ngày từ 21 đến 23 tháng 2 năm 2014. Phòng triển lãm đặt tại Hội trường VNCR số 14861 đường Moran, quận Cam, California.

2.1. Ban tổ chức cuộc triển lãm

Họa sĩ Cát Đơn Sa, tức ca sĩ Diễm Châu, trưởng Ban tổ chức, ngỏ lời: “Chúng tôi có trang web mang tên ”hoasivietnam.com” cùng với Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại, Hội Họa Sĩ Việt Nam Oregon, một số anh chị em ở Bắc Cali và ở những tiểu bang xa, cùng nhau về đây tổ chức triển lãm với nhau”.

Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại do họa sĩ ViVi làm Hội trưởng. Họa sĩ ViVi cũng là phu quân của họa sĩ Cát Đơn Sa tức là ca sĩ Diễm Châu. Nói chung cuộc triển lãm do vợ chồng họa sĩ ViVi đứng ra thực hiện.

2.2. Thành phần tham dự cuộc triển lãm

1). Quan khách

Một số quan khách đặc biệt như giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa, giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cựu đại tá Cổ Tấn Tinh Châu và một quan khách đặc biệt là họa sĩ lão thành Trương Thị Thịnh, cây cổ thụ trong giới họa sĩ miền Nam trước năm 1975. Họa sĩ tiền bối Trương Thị Thịnh tốt nghiệp thủ khoa khoá đầu tiên của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.

Trả lời phỏng vấn báo chí, cựu đại tá Cổ Tấn Tinh Châu cho biết: “Hôm nay tôi và nhà tôi đến tham dự, trước hết vì chúng tôi yêu thích hội họa. Kế đến tôi có anh bạn cùng đơn vị TQLC là họa sĩ Lương Trường Thọ, có tranh tham gia triển lãm nên tôi đến để ủng hộ tinh thần anh. Và tôi cầu chúc tất cả anh chị em họa sĩ thành công tốt đẹp, có nhiều sức khỏe để tiếp tục sáng tác”.

Nhận xét về cuộc triển lãm, giáo sư nhạc sĩ Lê Văn Khoa phát biểu: “Tôi cảm thấy các họa phẩm trưng bày trong phòng triển lãm hôm nay giống như những nốt nhạc bay bổng trong căn phòng nầy. Thật là tuyệt vời.

2). Họa sĩ tham dự triển lãm

Tham dự góp tranh triển lãm gồm có 27 họa sĩ thuộc Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại, Hội Họa Sĩ Oregon và những họa sĩ ở nhiều tiểu bang xa khác. Tất cả có 76 họa phẩm được trưng bày với nội dung Tranh Tình Xuân năm 2014.

Bảy mươi sáu họa phẩm đủ mọi thể loại, từ chân dung, phong cảnh, thú vật, hoa lá, từ hiện thực đến trừu tượng, từ sơn dầu đến tranh lụa, tất cả đều mang đến người thưởng ngoạn sự thích thú và khâm phục, có thể kết luận “Họa sĩ Việt Nam đem sắc màu vào sự sống”.

3). Cuộc triển lãm Tình Xuân thành công rực rỡ

Cuộc triển lãm được đánh giá là thành công rực rỡ. Nhiều hình ảnh độc đáo đầy xúc cảm được ghi nhận. Họa sĩ và quan khách ôm nhau mà thốt lên rằng “Cả mấy chục năm nay mới có dịp gặp lại nhau”.

Nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong cộng đồng và đại diện các cơ quan truyền thông tham dự. Bạn bè và khách viếng ra vào tấp nập.

Các họa sĩ đơn lẻ ở những tiểu bang xa cũng có dịp đưa tranh của mình ra mắt công chúng ở “thủ đô tỵ nạn California”. Ước vọng của người cầm cọ cũng chỉ có thế thôi. Ở cuộc triển lãm các họa sĩ có dịp gặp lại nhau, đường dây nghệ thuật được thắc chặt thêm hơn.

Một đồng hương đã không ngần ngại bỏ tiền hàng ngàn đồng mua một số tác phảm để tô điểm thêm giá trị của căn nhà mình.

“Bức tranh tài liệu hiếm quý cho lịch sử hội họa ngày sau”. Đó là bức tranh mà tất cả họa sĩ tham dự triển lãm, vẽ mỗi người một nét trên một bức tranh rất lớn đặt trên sân khấu, có đề tên của mình làm kỷ niệm, nhiều khán giả cho bức tranh lịch sử là như thế.

TRANH_luong truong tho_r
Hình ảnh về cuộc triển lãm.
4). Họa sĩ và thân hữu trong nước gởi thơ chúc mừng họa sĩ Lương Trường Thọ

Nhóm thân hữu trong nước cho rằng cuộc triển lãm Sắc Màu Họa Sĩ Việt Nam lần 14 là một sự kiện hội họa đáng ghi nhớ và họ rất vui mừng khi họa sĩ Lương Trường Thọ có vinh hạnh cùng với những nhà nghệ thuật trứ danh ở Hoa Kỳ giới thiệu tranh của họ đến quần chúng, những người yêu nghệ thuật.

Bức thơ và lẳng hoa điện tử gởi tặng Lương Trường Thọ như sau:

“Thân gởi anh Lương Trường Thọ.

Xin chúc mừng anh tham gia cuộc triển lãm quy mô lớn tại Mỹ. Tên tuổi Lương Trường Thọ sẽ mãi mãi vang xa trên toàn thế giới. Bạn bè anh, nhất là các bạn J&B VN được hảnh diện có người bạn nổi tiếng Lương Trường Thọ.

Nhân dịp đầu năm mới, chúc anh chị nhiều sức khỏe, sung mãn, để sáng tác thêm nhiều bức tranh độc đáo, sâu sắc, chiếm trọn tâm hồn của những người yêu tranh, và đặc biệt hơn nữa, là thu được nhiều USD để mời anh em sang Mỹ thưởng ngoạn tranh lần tới nhé!

Xin gởi lẳng hoa điện tử của nhóm JB và bạn hữu tại Việt Nam. Chúc mừng triển lãm thành công tốt đẹp”.

Trương Đức Vọng

Vài nét về họa sĩ ViVi

ViVi Võ Hùng Kiệt hiện là Chủ Tịch Hội Họa Sĩ Việt Nam Hải Ngoại. Ông sinh ngày 14-7-1945 tại Vĩnh Long. ViVi là chữ ghép từ Việt Nam-Vĩnh Long. Tốt nghiệp trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật năm 1968. Nhập ngũ, phục vụ tại Phòng 7 (Trinh Sát Kỹ Thật) Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

Năm 1981 vượt biên sang định cư ở Canada. Năm 1995 sang sinh sống ở Mỹ, hiện ở San Diego, California.

Họa sĩ ViVi nổi tiếng là “Họa sĩ của tuổi thơ”. Trước 1975 ông vẽ cho các tờ báo Tuổi Xanh, Tuổi Hoa và Bạn Trẻ Một thời. Ông cũng có biệt tài và nổi tiếng là Họa sĩ Vẽ Tem Bưu Chính. Những con tem của ông được giới sưu tập bưu hoa trân quý. Họa sĩ ViVi đã có 17 lần triển lãm họa phẩm của ông ở hải ngoại. Vợ ông là nhà văn, ca sĩ Diễm Châu và cũng là họa sĩ Cát Đơn Sa.

TRANH_luong truong tho_q
Hình ảnh về cuộc triển lãm.
3* Họa sĩ Lương Trường Thọ tham dự triển lãm quốc tế

3.1. Tham gia các cuộc triễn lãm quốc tế như:

Cộng Hoà Liên Bang Đức (năm 2001), Hoà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ (2004-2006), Nhật Bản, Nam Hàn (2006), Thái Lan, Singapore (1972-1974).

Các giải thưởng:

Ngôi sao vàng BID, Madrid, Tây Ban Nha

Huy chương vàng mỹ thuật gỗ, Hội Mỹ Thuật VN.

Những tác phẩm đoạt giải:

Vòng tay âu yếm (Hustler) sơn dầu 122x92 cm.

Mộng Điệp (Deep Enchanted Dream) sơn dầu 120x100 cm

3.2. Lương Trường Thọ là hội viên của những tổ chức nghệ thuật sau đây:

Lương Trường Thọ sinh năm 1948 tại Khánh Hòa. Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Gia Định, vẽ tranh từ năm 1966 đến nay. Là hội viên của các tổ chức nghệ thuật sau đây:

- Hội Mỹ Thuật Sài Gòn

- Mekong Art

- Exotic Art Clup Hamburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức năm 2001

- Hội viên World Art Foundation. Là hội viên người Việt Nam đầu tiên và người châu Á duy nhất từ năm 2009.

- Hội viên California Art Club, một hội được thành lập năm 1909.

4* Tham gia triển lãm hành trình nước Mỹ (All America Tour)

Họa sĩ Lương Trường Thọ là đại diện duy nhất của khu vực Á châu, là một trong 30 Master Art của Tổ Chức Mỹ Thuật Thế Giới (World Art Foundation-WAF) chọn tham dự Triển Lãm Mùa đông qua 10 thành phố lớn Hoa Kỳ từ ngày 17-10-2009 đến giữa năm 2010. Hai họa phẩm được chọn là Vòng Tay Âu Yếm (Hustler) và Mộng Điệp (Deep Enchanted Dream).

Triển lãm ở mười thành phố Hoa Kỳ: Los Angeles, Laguna Beach, La Jolla (Cali), Santa Fe (New Mexico) Scottsdale, Sedonia (Arizona), Chicago (Illinois), Cleveland (Ohio), Pittsburg (Pensylvania) và New York.

Mục đích cuộc triễn lãm là giới thiệu những tác phẩm nổi bật của các thành viên WAF đến khán giả, tại các đô thị nghệ thuật của Hoa Kỳ. Đồng thời, tác phẩm của họ cũng sẽ được trưng bày tại các Gallery uy tín ở Hoa Kỳ.

Khẩu hiệu của WAF là: “Chúng ta là những người có sứ mệnh xây dựng một xứ sở toàn cầu” (We are people with a mission building a global nation). Có ý nghĩa là sắc màu của nghệ thuật không còn biên giới của quốc gia nữa.

Từ các nơi trên thế giới, các nghệ sĩ của WAF đến gặp gỡ nhau, trao đổi, chia xẻ kiến thức, nâng cao kỹ năng, những kinh nghiệm nghề nghiệp và cả cơ hội đưa tác phẩm ra thị trường.

Truy cập website www.worldartfoundation.org của WAF, có thể xem những tác phẩm xuất sắc của các thành viên, trong đó có tác phẩm của họa sĩ người Việt Nam, Lương Trường Thọ.

TRANH_luong truong tho_p
Hình ảnh về cuộc triển lãm.
5* Ấn tượng Trừu tượng trong tranh Lương Trường Thọ

Cầm cọ trên 45 năm, có hàng trăm tác phẩm được đánh giá cao trong các kỳ triển lãm thế giới, được cho là một họa sĩ sắc màu vượt không gian, đường cọ xuyên biên giới, đúng với khẩu hiệu của WAF: “Chúng ta là những người có sứ mệnh xây dựng một xứ sở toàn cầu”.

Tranh của họa sĩ Lương Trường Thọ căn bản thì thuộc về trường phái Ấn tượng (Impressionism) nghĩa là người cầm cọ không làm công việc của cái máy chụp hình, tức là ghi lại toàn bộ và đầy đủ chi tiết của đối tượng. Trái lại người họa sĩ phái Ấn tượng dùng những đường nét đơn giản nhất, tiêu biểu và đặc trưng nhất gợi tưởng đến đối tượng. Ví dụ như “hình tượng” một thiếu nữ có thể được thể hiện bằng vài ba nét đơn sơ gợi tưởng đến một suối tóc dài hay chỉ là những đường nét mơ hồ của cái ngực căng phồng hoặc cái mông, vòng eo phụ nữ. Do đó trường phái Ấn tượng tự nó mang ý nghĩa trừu tượng.

Tranh được thể hiện một phần nào bóng dáng của tạo vật, gạn lọc chọn những sắc thái thô sơ, căn bản nhất để gợi ra sự vật, cảnh vật. Hình ảnh ta thấy như là đất đá, cát sỏi hoặc rong rêu, khóm cỏ, những kẽ tường nứt nẻ...đi từ thực tế để tiến đến trừu tượng, chỉ cố vượt qua thực cảnh một chút thôi. Khơi gợi những thầm kín giấu sau thực tế, đó là phạm vi của bán trừu tượng. Do đó, các nhà phê bình gọi họ là những họa sĩ Ấn tượng trừu tượng (Abstract Impressionism)

Đa số tranh của anh là một thế giới riêng cho sự hồi nhớ, suy tưởng, cảm nhận mang tâm hồn Việt: nón lá, áo dài, biển cả, núi sông và bóng dáng “khói sương” của người phụ nữ.

Tất cả những hình ảnh không cụ thể, không hiện thực trong trường phái Lập thể (Cubism) và trường phái Siêu thực (Surrealism) đều mang ý nghĩa trừu tượng (Abstract Art).

Tranh của Lương Trường Thọ chỉ có một phần của trừu tượng nên được cho là bán trừu tượng có tên chính thức là Ấn tượng Trừu tượng (Abstract Impressionism)

Một số tranh của họa sĩ Lương Trường Thọ

(Tắm nắng là tranh sơn dầu, được chọn tham dự triển lãm tháng 6-2008 tại Passadena, California)

5.1. Nói thêm về trường phái Trừu Tượng (Abstract Art)

Nghệ thuật trừu tượng là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20, khoảng 1910-1914. Nghệ thuật Trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách cụ thể, hiện thực mà con mắt nhìn thấy.

Trừu tượng và Lập thể (Cubism) gắn bó chặt chẽ với nhau cho nên người bình thường xem tranh Lập thể và Trừu tượng chẳng hiểu gì cả, vì không cảm nhận nên không có cảm xúc.

Hỏi một người Nhật hay người Tàu bình thường rằng hai chữ “trừu tượng” có nghĩa là gì khi gắn cho một bức tranh, câu trả lời nhận được sẽ đại loại là: “Đó là bức tranh mà hình ảnh các vật như người, con mèo, ngôi nhà, cái cây, sông, núi đã bị loại ra.”

Như vậy, tranh trừu tượng là tranh trong đó hình ảnh các vật đã bị loại ra (An abstract painting is a painting where images of objects are excluded). Trong một bức tranh trừu tượng họa sĩ tạo nên một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối, mà không nhằm diễn tả hay mô phỏng bất cứ một vật nào mắt ta nhìn thấy từ thế giới khách quan.

Vài bức tranh Trừu Tượng

Jackson Pollock (1912-1956) là người có đóng góp to lớn trong lĩnh vực tranh trừu tượng của Mỹ. Number 5 được họa sĩ nổi tiếng vẽ vào năm 1948, trên một tấm vải khổ lớn bằng cách nhỏ từng giọt sơn xuống. Đây được gọi là hình ảnh trừu tượng của một tổ chim. David Martinez, một chuyên gia tài chính Mexico mua tuyệt tác này với giá 140 triệu USD.

Câu nói của danh hài và họa sĩ biếm họa người Mỹ, Al Capp:

“Abstract art is a product of the untalented, sold by the unprincipled to the utterly bewildered.

Hội họa trừu tượng là sản phẩm của kẻ bất tài, được bán bởi kẻ bất lương cho kẻ hoàn toàn rối trí”. Đó chỉ là hài hước thôi. Bức tranh Trừu tượng Number 5 của Jackson Pollock nêu trên đã bán với giá 140 triệu đô la.

TRANH_Luong truong tho_o
Hình ảnh về cuộc triển lãm.
6*Màu sắc trong bức tranh

Ba thành phần chính của một bức tranh là đường nét của cây cọ, màu sắc và ánh sáng.

Phái Ấn Tượng chủ trương dùng cọ trình bày những gì bắt gặp trong cái nhìn đầu tiên, như thế phải vẽ nhanh, để phản ảnh sự trung thực và khách quan.

Dùng màu sắc tạo ra ánh sáng, phản ánh nội dung đề tài, có tác dụng mang tính lung linh nhưng rực rỡ. Ánh sáng được vẽ bằng cọ nhỏ, dùng màu thuần chất, không pha trộn, để tạo sự tương phản (Contrast)

6.1. Vai trò quan trọng của màu sắc đối với họa sĩ

Không có một họa sĩ nào xem nhẹ vai trò của màu sắc trong hội họa vì khả năng diễn đạt của nó về ánh sáng, bóng tối, không gian và thời gian…Sức mạnh to lớn của màu sắc là thể hiện thế giới nội tâm của con người, nhất là họa sĩ.

Họa sĩ người Pháp Edouard Manet, tiền thân của phái Ấn tưiợng, cho biết: “Nhân vật chính trong bất cứ bức tranh Ấn tượng nào cũng là ánh sáng”.

6.2. Những màu sắc trong tranh

Những màu sắc trong tranh gồm có:

1. Ba màu cấp một, căn bản là RYB.(Red, Yellow, Blue). Đỏ, Vàng, Xanh

2. Ba màu cấp hai, phụ. Pha trộn hai màu.

- Xanh lá (Green) =Vàng+Xanh dương

- Cam (Orange) = Đỏ+Vàng

- Tím (Violet) = Đỏ+Xanh dương

3. Một màu cấp ba (Pha trộn 3 màu)

- Nâu (Brown) Vàng+Xanh dương+Đỏ

4. Hai màu trung tính:

- Đen, Trắng.

6.3. Ý nghĩa của các màu

Màu đỏ. Màu truyền thống. Diễn tả sự rực rỡ, tươi trẻ.

Màu cam. Thuộc màu nóng. Sinh lực dồi dào. Thích màu cam là những người năng động, vui tính, hướng ngoại.

Màu vàng. Màu của sự sang trọng, quý phái.

Màu xanh lá. Màu của sự sống, hoà bình.

7* Sáng tạo không ngừng

“Tôi tham dự nhiều cuộc triển lãm, chung và cá nhân, cũng như tranh của mình có mặt trong các bộ sưu tập ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là tôi bằng lòng với chính mình. Tôi nghĩ rằng, phải cố gắng làm việc nhiều hơn nữa, để khẳng định chính mình với tiêu chí nghiêm túc, sáng tạo và không rập khuôn.

Là nghệ sĩ phải khiêm tốn chấp nhận khen chê.

Luôn luôn tìm cái mới cho mình và tự tin trong tìm tòi sáng tạo của chính mình, thì cơ hội sẽ đến”. Lương TrườngThọ tỏ bày như thế.

“Bức tranh là một phương tiện để người họa sĩ nâng mình lên, vẽ xong phải bỏ nó đi, tìm lối khác. Nếu nghệ sĩ chỉ biết dừng lại ở một tác phẩm mà không tìm cách nâng mình lên thì tranh không còn sống động nữa”. Họa sĩ bậc thầy, Nguyễn Gia Trí, để lại lời nhắn nhũ cho các thế hệ đàn em như thế.

Nên vứt bỏ mọi thành kiến cũ. Không để những lý thuyết, lý luận, chủ thuyết, nguyên tắc, những mô hình khuôn mẫu tác động, vì nó tạo ra những hình ảnh không hồn, không có sự sống.

Người họa sĩ phải say mê cái đẹp. Khi vẽ dùng cái hữu hình để nói lên cái vô hình là cảm xúc nội tâm, ý tưởng. Học tập rút kinh nghiệm của mọi người nhưng vẽ với cái bản lĩnh của chính mình. Họa sĩ Lương Trường Thọ thực hiện những nội dung đó.

8* Kết luận

Họa sĩ Lương Trường Thọ là một nhân tài rất khiêm nhường và dễ mến.Tiếp xúc với anh thì thấy ngay anh là một người đáng mến. Tìm hiểu về anh thì thấy ngay anh là một nhân tài rất khiêm nhường.

Trước đây, giới nghệ thuật trong nước từng biết đến anh như một nhà điêu khắc gỗ tài ba. Qua bàn tay nghệ thuật của anh, những mẫu gỗ thừa tưởng là vụn vặt phải bỏ đi, nhưng đã trở thành những tác phẩm đẹp và có hồn kỳ lạ.

Việc anh tham gia Triển lãm Sắc Màu Họa Sĩ Việt Nam 14 chẳng những là một vinh hạnh cho anh mà còn là niềm vui và hảnh diện của bạn bè, ngay cả trong nước cũng vui lây và có lời chúc mừng anh, hoạ sĩ Lương Trường Thọ.

Trúc Giang

Minnesota ngày 2-3-2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.