Hôm nay,  

Giới Thiệu Sách Của Tác Giả Trạch Bá Vũ: A Journey of Body and Soul

06/03/201400:00:00(Xem: 8164)
Tiểu sử tác giả:

Ông Vũ Bá Trạch sinh năm 1939 tại xã Quy Đề, huyện Trúc Ninh, tỉnh Nam Định, Bắc Việt Nam. Năm 16 tuổi, ông theo gia đình trốn khỏi chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc di cư vào miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Ông tốt nghiệp trường Sỉ Quan Hải Quân Nha Trang (khóa 11) và trở thành sĩ Quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.Trong Quân Chủng Hải Quân, ông đã phục vụ và nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau.Ông từng là hạm trưởng nhiều chiến hạm.Ông cũng đã phục vụ ở Duyên đoàn và Giang đoàn và đã chiến đấu trong các sông rạch nguy hiểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chức vụ cuối cùng của ông là Tham Mưu Phó Nhân Viên Bộ Tư Lệnh Vùng Một Duyên Hải.

Khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam tháng 4 năm 1975, ông và gia đình thoát khỏi Sài Gòn bằng tàu Hải Quân VNCH.

Tới Hoa Kỳ, ông đi học trở lại và tốt nghiệp bằng Cao Học Toán và dạy toán tại High School và College tại Tiểu Bang Kansas, Hoa Kỳ.

TRACH BA VU_sach Body and Soul
Tác giả và bìa sách.
Một vài nhận định về cuốn sách:

Cuốn sách viết bằng Anh ngữ có tên là “A journey of Body and Soul” hay “Một cuộc hành trình của thân xác và linh hồn” của tác giả Vũ Bá Trạch vừa được xuất bản đầu tháng 12 năm 2013 vừa qua.Đây là một cuốn sách của người Việt Nam viết bằng Anh ngữ, được xuất bản và bán trên hầu hết các hệ thống như Amazon.com,Barnes&Nobles, v.v… Tác giả, khi được hỏi tại sao ông viết bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Việt, ông trả lời là có nhiều vấn đề cần phải được người Mỹ, và cả thế giới cũng như giới trẻ Việt Nam không đọc được tiếng Việt có thể đọc và hiểu những nổi thống khổ của người dân Việt Nam trong chiến tranh và thế nào là sự tàn bạo của Cộng Sản Việt Nam.

Cuốn “A journey of Body and Soul” hay “Cuộc hành trình của thân xác và linh hồn” kể câu chuyện thực của một người con gái tên là Anna Vu. Cô được sinh ra trong một nước Việt Nam xa xôi mà qua hằng ngàn năm chưa hề biết đến hòa bình. Nước Việt Nam nầy ít người biết tới, cho tới khi có một cuộc chiến lớn mà thế giới đặt tên là Chiến Tranh Việt Nam( Viêt Nam War)mà theo quan niệm của nhiều người cho là cuộc chiến tốn phí nhất, nhục nhã, xấu xa nhất lịch sử chiến tranh.

Cô Anna sinh ra trong một giai đoạn ác liệt và tàn khốc nhất của cuộc chiến.Trong một cuộc hành quân, lúc đó cha cô đi trên một giang đỉnh thuộc Giang Đoàn 25 Xung Phong đóng ở căn cứ Hải Quân Cần Thơ.Đúng vào lúc một người lính Hải Quân bị bắn mất trái tim bên cạnh người cha trên chiếc giang đỉnh nầy lúc bị địch tấn công.Đúng vào lúc người lính ngã gục là lúc mẹ cô sinh cô ra đời.Điều nầy đã làm mọi người trong gia đình và cả chính cô phải suy nghỉ, có điều gì đó liên quan giữa cái chết và cái sống của hai người.

Cuộc chiến kết thúc đã đưa cô và gia đình đến nước Mỹ lúc cô mới hơn tám tuổi. Vì sinh ra trong thời chiến và luôn sống trong lo âu và sợ hải, cô đã trưởng thành nhanh hơn lớp trẻ cùng lứa tuổi. Dù luôn sống trong hiểm nguy và nhiều gian nan, cô vẫn mơ ước trở thành một y sĩ ngay từ ngày đầu mới cấp sách tới trường.Điều mơ ước nầy của cô cũng là ý nguyện của tổ tiên, giòng họ từ bao đời nhưng chưa đạt được.

Chủ đề của cuốn sách nhằm hai khuynh hường như cái tên của nó: “Thân xác và linh hồn.”

Về cuộc sống trần thế, cô Anna đã đến thế giới nầy trong lúc cha cô đang chiến đấu có lẻ để thay thế một người lình Hải Quân ra đi.Cô đến tỵ nạn cộng sản tại nước Mỹ lúc mới tám tuổi.Cô phải đối diện với văn hóa mới, cuộc sống mới, nhất là ngôn ngữ mới mà cô chưa hề biết một chữ. Với những khó khăn chồng chất, đôi lúc cô nghĩ giấc mơ trở thành một y sĩ khó mà thực hiện được. Nhưng với ý chí, lòng tự tin và sự khuyến khích của cha mẹ, cô đã lấy lại niềm tin và đi tới mục đích.

Trên bước đường học vấn trên đất Mỹ, những ký ức về chiến tranh Việt Nam lúc nào cũng ám ảnh cô.Dù cố gắng nhưng cảnh hải hùng, chết chóc không cho cô sự bình yên trong tâm hồn. Những thảo luận trái ngược nhau về cuộc chiến Việt Nam.Còn những điều cô đọc được ở sách vở, báo chí Hoa Kỳ đều không giống với những điều mà các bậc cha mẹ của cô nói với cô. Cô quyết tâm đi tìm sự thật về cuộc chiến nầy vì cô đã sinh ra trong nó và nhiều thế hệ của dòng họ cô đã chiến đấu và hy sinh. Cô phải tìm hiểu để nói cho thế giới, toàn dân tộc Mỹ và nhất là giới trẻ Việt Nam biết tất cả sự thật về cuộc chiến có tên là Chiến Tranh Việt Nam.Kết thúc cuộc chiến là thua một trận nhỏ để chiến thắng một trận lớn.Vinh dự là cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm tan rả toàn bộ Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Xô Viết, cái nôi của chủ nghĩa cộng sản thế giới.Và sau đó là các nước cộng sản Đông Âu như Ba Lan, Tiệp,Hung.. cũng điều tan rã luôn.Chắc chắn đó không phải là sự tủi nhục mà là một chiến thắng lớn của Mỹ được trả giá bằng máu xương của 50 ngàn quân nhân Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Về phương diện tâm linh như ngoài bìa diễn tả, cô Anna đứng nhìn trong làn sương mờ ảo, những linh hồn của các bệnh nhân của cô vẫn còn đang phảng phất hoặc muốn nhờ cô giúp giải quyết một vài vấn đề mà họ không thể rời bỏ trần thế ngay được.

Sự thật trên bước đường từ một học sinh tiểu học, trung học,đại học, rồi trường Y khoa và sau đó là hành nghề bác sĩ, cô Anna đã cảm nhận, tiếp xúc hoặc gặp gỡ trong các giấc mơ những hiện tượng về tâm linh mà khoa học không thể giải thích rõ ràng được, cũng như trái với những gì cô đã học hỏi từ các tôn giáo. Cô Anna đã dấn thân đi tìm, khảo cứu và giải thích về những hiện tượng siêu nhiên nầy. Trong lúc tìm hiểu và khảo cứu, cô đã có dịp tiếp xúc,đàm thoại với những người mà thân xác đã chết nhưng linh hồn còn phảng phất nơi cỏi trần vì còn nhiều vướng lụy nơi trần thế. Những sự tìm tòi, khảo sát và hiểu biết đã đưa cô Anna tới một vài khái niệm sau đây:

Thứ nhất: Những linh hồn đã hé mở cho chúng ta một khái niệm về thế giới bên kia, một thế giới đầy yêu thương để những bệnh nhân sắp ra đi không còn sợ hải gì nữa.

Thứ hai: Mọi tôn giáo dù có bị phân chia bởi con người nhưng đều quy về một đấng chí tôn và mọi người chúng ta đều có một linh hồn. Chúng ta tới thế giới nầy đều có mang một sứ mệnh. Khi sứ mệnh chúng ta đã hoàn tất, chúng ta sẽ trở về với đấng chí tôn đó.

Thứ ba: Khi nhiệm vụ hoàn tất, chúng ta nên vui vẻ ra đi về một nơi coi như là nhà. Chúng ta không phải buồn hoặc lo lắng làm gì và người ở lại cũng không có gì phải buồn phiền hoặc thương hại cho người ra đi.

Quý vị nào muốn tìm hiểu thêm về cuốn “A journey of Body and Soul” xin research vào Google: Amazon/a journey of body and soul để biết giá cả và mua sách.

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Ý kiến bạn đọc
29/08/201416:24:37
Khách
Đọc qua bài giới thiệu cua Tam Giang Hoàng Đinh Báu, Tôi rất muốn tìm hiểu về phần linh hồn ,phần linh thiên của con người . Tuy nhiên vì sách bằng tiếng Anh mà vốn tiếng Anh của tôi rất hạng chế nên không thể nào mua độc được, ước gì có vị nào đó dịch sang Việt ngữ thì hay biết mấy !!!!........
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.