Hôm nay,  

Chia Xẻ Cùng Giới Già

21/02/201400:00:00(Xem: 6958)
Vào những ngày đầu Xuân, tôi có viết bài: Mùa Xuân – Hy Vọng - Tuổi Trẻ, trong đó tôi có nhắc lại câu nói của một danh tướng Pháp (!): “Tương lai đất nước thuộc về giới trẻ. Nhưng giới trẻ mà không có giới già là một thiếu sót. Tôi xin bù đắp vào chỗ thiếu sót đó”. Bài viết hôm nay, tôi xin được đề cập về giới già, để bù đắp vào chỗ thiếu sót trong câu nói trên.

Giới già mà tôi muốn được đề cập ở đây xin được đóng ngoặc giới hạn trong lứa tuổi dưới 80 và trên 60. Chúng ta thật sự đã già chưa???

Thế hệ tuổi này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành đất nước suốt thời gian qua, là nhân chứng cụ thể cho tình trạng đất nước hiện nay, và phải nhận lãnh phần trách nhiệm này đối với lịch sử. Chúng ta đã làm gì trong mỗi vị trí của chúng ta cho đến ngày hôm nay.

Thật đáng buồn khi nhìn lại ở lứa tuổi chúng ta đã có quá nhiều thứ bệnh, bệnh từ trong cơ thể là chuyện đương nhiên của luật: “sinh lão bệnh tử”, nhưng bệnh về não trạng đã làm lão hóa con người chúng ta mới là điều đáng nói.

Những căn bệnh này không loại trừ bất cứ nơi nào, từ Bắc vô Nam, từ trong nước ra đến hải ngoại, đâu đâu cũng thấy xuất hiện các triệu chứng những căn bệnh này, chỉ ít hay nhiều mà thôi, nó làm ảnh hưởng đến đời sống từng cá nhân lây sang xã hội.

Đó là căn bệnh:

1 - Bảo thủ - Cực đoan: Một số trong chúng ta vẫn có lối sống, lối suy nghĩ bảo thủ, cực đoan; người ta thường gọi là “bình vôi”, cứ cho mình là trên hết, mình là chủ gia đình, mình nói là đúng, mọi người phải nghe theo. Chuyện gì thuận với mình là đúng là hay; trái ý mình là sai và ít chiụ lắng nghe. Chính căn bệnh này mà chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội tốt phục vụ cho đất nước dân tộc được tiến bộ và phát triển

2 - Thời cơ – Cơ hội: Căn bệnh này cũng không ít trong lứa tuổi chúng ta, vì lợi ích cá nhân, vì “tham sân si” mà chúng ta đã không từ bỏ bất cứ cơ hội nào, thời cơ nào để thủ lợi về mình, bất chấp thủ đoạn. Từ những căn bệnh đó, chúng ta đã làm tổn hại, thiệt thòi, mất mát rất nhiều cho quê hương, đất nước, dân tộc trong giai đoạn lịch sử vừa qua.

3 – Thầm lặng – Tiêu cực: Trước thế lực một thiểu số cầm quyền, sự khó khăn đời sống gia đình và sự an nguy mỗi cá nhân, đã làm cho nhiều người trong nước yếm thế, nhắm mắt làm ngơ, sinh ra bệnh tiêu cực. Còn ở hải ngoại cũng vì muốn được an thân, yên ổn gia đình, thoát ra được bên ngoài, dứt khoát được quá khứ, trách nhiệm, an phận mà sống cho qua tháng ngày còn lại, từ đó sinh ra căn bệnh thầm lặng.

Với những căn bệnh vừa nêu, đã lão hóa con người ở lứa tuổi trên. Vậy làm sao chúng ta “bù đắp vào chỗ thiếu sót” cho giới trẻ được ? Hay để một lần nữa “tinh thần trách nhiệm” của thế hệ tuổi này lặng lẽ, âm thầm trôi qua một cách vô cảm.

Trong cuộc sống hàng ngày, trong những buổi trà đàm hay những lần tửu yến, chúng ta thường hay nói đùa: “tại tuổi tôi lớn, chớ tôi đâu có già...”. Câu nói đùa ấy, một phần nào xác nhận chúng ta chưa già. Nhiều lúc, khi chúng ta còn trẻ, nhưng đã già từ bao giờ, là tự chúng ta đã làm cho tâm hồn chúng ta cằn cỗi bởi những toan tín quá mức, những nghi ngờ thành kiến, những cố chấp cứng ngắt, những bảo thủ quá đáng... hoặc có khi chúng ta đã đánh mất niềm tin và lý tưởng.

Vậy chúng ta phải làm gì, để chữa chạy những căn bệnh già trên.

Một nhà tâm lý học Pháp đã nói: “la jeunesse n’est pas une pe’riode de la vie; elle est un e’tat d’esprit, un effet de la volonte’, une qualite’ de l’imagination...” “tuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống, đó là một trạng thái của tinh thần, một hệ qủa của ý chí, một phẩm chất của trí tưởng tượng,vv...”

Có nghĩa là chúng ta phải làm mới chính mình, làm trẻ tâm hồn mình. Chúng ta phải tự làm mới mình bằng niềm tin, lý tưởng chính mình. Chúng ta hãy giữ cho mình luôn trẻ bằng cách tự tập luyện cho mình biết học hỏi những cái hay, cái đẹp cao cả, phải biết tiếp nhận từ thiên nhiên, từ con người, từ thời gian và không gian vô tận...

Được vậy, chúng ta mới chữa hết những bệnh trạng trên. Được vậy, chúng ta mới bù đắp vào chỗ thiếu sót cho giới trẻ. Bởi giới trẻ rất cần sự quan tâm và trao truyền kinh nghiệm của các thế hệ đàn anh như chúng ta.

Hồ Văn Khởi (20-02-14)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.