Hôm nay,  

Cám Ơn! Cám Ơn!

01/02/201400:00:00(Xem: 5845)
ninh-thuan-vz-3
Nguyễn Ninh Thuận

- Hôm nay chị em chúng mình bàn luận với nhau đề tài gì đây? Tâm ôn tồn đưa mắt nhìn Kim, Hạnh & Hoa.

- Chúng mình bàn đề tài CÁM ƠN ! nhá! Kim mau mắn đề nghị…

- Cám ơn, có gì để nói. Đề tài này xem ra khô khan lắm đó! Hạnh hóm hỉnh lên tiếng.

- Nói giỡn chơi bạn, hai tiếng ấy nói ra rất dễ mà khó, khó mà dễ đó các chị ơi, Kim lại lên tiếng.

- Thôi cho Tâm xin, chúng ta cứ từ từ đi từng bước nhé các bạn! Đôi khi qua đây câu chuyện bàn luận sẽ sôi nổi cho mà xem!

- Đúng đó các chị! Câu cám ơn nghe qua rất đơn giản, mà thực hiện được hay không là một vấn đề hết sức tế nhị. Ngày xưa khi còn ở trong nước, hai tiếng đó chúng ta chưa quen dùng hàng ngày. Đó chỉ là bài học để người lớn dạy con nít, những bài công dân giáo dục để cô giáo dạy cho học trò…" Khi ai cho con vật gì hay con nhận một ân huệ ai ban cho thì con phải cám ơn " … Hoa mạnh dạn góp ý.

- Nghĩ lại, hồi đó người lớn cũng quá ép tụi nhỏ làm theo ý mình, có thể đó là mệnh lệnh, rồi như máy móc chúng làm theo, đôi khi chúng không có một ý niệm gì rõ ràng…Trong khi một vài người lớn đâu có là gương tốt cho chúng noi theo. Như trên một chuyến xe bus đông người, hai cha con bước lên xe, ông già tóc bạc run tay vịn vào cần xe, xe lắc qua lắc lại làm ông ngã nghiêng chao đảo…một thanh niên trông thấy thế, bèn đứng dậy nhường chỗ ngồi cho ông ta. Ông ta điềm nhiên ngồi vào chỗ không một tiếng cám ơn, với ý nghĩ trong đầu "lẽ đương nhiên là phải kính lão đắc thọ chứ !" Đứa bé ngạc nhiên & phân vân với hành động ba mình đã đối xử với người nhường chỗ ngồi tốt trong suy nghĩ non kém: Ba mình hay dạy mình câu Cám ơn kia mà!!!? Vậy câu nói đó xử dụng khi nào?

- Hồi còn ở trong nước, người đàn ông là cột trụ trong gia đình, đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Với ý nghĩ mình là quan trọng nhất trong nhà và vợ con phải phục tùng theo mệnh lệnh hầu hạ mình như tôi mọi, không được than trách, đòi hỏi… Họ đâu biết đằng sau người đàn ông thành công phải có bóng dáng người phụ nữ góp sức. Nếu không có người đàn bà tề gia nội trợ, lo dạy dỗ chăm sóc con cái thì gia đình sẽ ra sao? Những việc người đàn bà làm xem ra linh tinh, nhưng không thể tính được bắng tiền bạc, thời gian và công sức đong đếm được. Khi ở công sở về người chồng có khăn mát lau mặt, nước tắm, cơm lành canh ngọt, cửa nhà tươm tất, con cái sạch sẽ ngoan hiền mà người chồng không nở một nụ cười thân ái, thốt lên một tiếng " cám ơn " vợ hiền thì cửa nhà buồn tẻ lắm! Người đàn bà hy sinh cho chồng con không tính toán so đo, chỉ một câu ngắn gọn " Cám ơn em " thì dù có bảo họ nhảy vào dầu sôi lửa bỏng họ cũng cam lòng và bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết!


- Qua đây Tâm nhớ lại câu chuyện…Xưa người đàn ông so bì than phiền với Thượng Đế là sao người đàn bà không phải đi làm cực khổ để kiếm tiền, mả ở nhà nhởn nhơ trong mát thật là bất công cho đầng mày râu! Thế rồi ông Trời hoán đổi cho đàn ông làm vợ và ngược lại đàn bà làm chồng với thời hạn 1 năm. Người đàn bà đóng vai chồng khỏe ru, ngày hai buổi vác ô đi làm, tối về có người chăm sóc lo lắng cơm nước… Người đàn ông trở thành đàn bà với bụng mang dạ chửa, khốn khổ trăm bề nào lo việc tề gia nội trợ, cơm nước quán xuyến việc trong nhà ngoài ngõ, nuôi dạy con thơ đầu tắt mặt tối đến bở hơi tai mà không hết việc…Năm tháng ì ạch trôi qua một cách nặng nhọc. Đến kỳ hạn, người đàn ông vái lạy Thượng đế cho trở về kiếp mày râu với lời "cám ơn" lia lịa…

- Hai chữ "Cám ơn" khi ở trong nước dùng rất khó, nhưng từ khi ra ở nước ngoài nó ở đầu môi chóp lưỡi mọi người từ bé đến lớn theo đà tiến hóa văn minh của Mỹ & các nước phương Tây " Thanks- Thank you…" Đi đâu cũng nghe Cám Ơn- cha mẹ cám ơn con cái khi chúng đưa cho cha mẹ một đồ vật như đôi dép, cái khăn…một cử chỉ thân thiện như cái vuốt tóc, nụ hôn…

- Ông bà, cha mẹ cám ơn con cháu đã nghe lời người lớn dạy dỗ mà nên người hữu dụng có lợi ích cho nhà cho nước. Cám ơn con là tấm gương sáng cho em út noi theo. Cám ơn con cái đã nghe theo lời cha mẹ góp ý trong việc hôn nhân, công ăn việc làm…

- Phải đó các chị, Cám ơn là lời nói rất lịch sự, biểu lộ một sự việc người được nhận và cho ra một điều tốt trong đời sống hàng ngày như nhường nhau ngồi, biếu xén, giúp nhau về vật chất và ý tưởng tốt đẹp của người thi & nhận ơn nghĩa trong gia đình, ngoài xã hội, trong công sở…

- Ra đời muốn thành công thì phải biết Người biết Ta. Biết khắc phục bản thân, không nóng tính, cãi cối cãi chày. Làm lỗi mà có người chỉ giáo khuyên bảo thì cứ cám ơn là xong chuyện. Đó là cách thu thập được nhân tâm một cách hiện hữu.

- Lời nói đâu có mất tiền mua, dù mình có làm quấy, nhưng có ai khuyên ngăn, phân tích phải trái, mình có ngộ hay không, nhưng cứ cám ơn hai tiếng cũng gây được cảm tình cho đối phương. Nên biết một điều Nhu khi nào cũng thắng Cương.

- Nhân bất thập toàn, ai cũng có lầm lỗi không sao tránh khỏi được! Vậy chị em chúng mình chỉ bảo nhau, khi một ai có điều gì làm phiền lòng nhau thì bảo ban nhau, đừng để trong lòng nhé! Có lỗi mà có thương nhau mới góp ý, sửa sai và chúng mình một lòng hướng thiện để rồi cám ơn! Cám Ơn! Tình bạn bất diệt của chúng ta.

Nguyễn Ninh Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.