Hôm nay,  

Cuộc Hành Trình Theo Đường Thẳng Của Con Cúm

25/01/201400:00:00(Xem: 5491)
Trong ánh đèn chao nghiêng ấm cúng của tiệm cà phê Panera Bread, khoé nhìn người thiếu phụ bỗng lộ vẻ chán chường và thất vọng. Ông chủ tôi hiểu ra, khoác tay vào không gian một cử chỉ vô nghĩa như phương cách để chấm dứt cuộc đàm thoại tẻ ngắt. Tôi tự nhủ, thế là xong một cuộc gặp gỡ. Họ đến đây, hẹn hò, xem mặt nhau lần đầu, tìm hiểu, sau khi mất cả tháng trời thư qua thư lại, điện thoại mỗi đêm, cộng thêm nỗi trăn trở, nghĩ và tưởng tượng về nhau. Tôi ngắm cái mũi thanh tú của người thiếu phụ, rồi tới cặp môi bóng nhẫy son cam như nét cong của đường trăng còn non cốm. Ông chủ thôi đắm nhìn bờ ngực cao ẩn hiện sau làn lụa mỏng như từ chối một thôi thúc nhức buốt mới bén lửa con ngựa đực. Tôi hình dung ra hai quả đồi nhấp nhô hai bên con hẻm sâu kia là những tế bào tươi rói, tanh tanh màu đỏ thắm mà không khỏi rùng mình cho một khát khao bùng cháy. Tôi bò ra khỏi đám lông nhầy nhụa trắng phau bệt cứt mũi của ông chủ và rướn người đứng thẳng vào vị trí tôi đã tính toán sẵn, chực chờ. Phút khai hoả đã đến. Chỉ một cái hắt xì, tôi bắn ngay vào chỗ muốn đến, theo đường thẳng tắp, đáp xuống vành môi gợi cảm mở chào kia.

Tôi theo bà chủ mới đi về nhà. Những bước bà thả trên lòng đường chơi vơi tựa đang bơi trên những quả bóng khổng lồ. Cặp mắt vô hồn đó không bám vào bất cứ vật gì, khiến tôi có một ý tưởng ngu muội rằng bà có tuyệt vọng đến nỗi đi tự vẫn chăng? Tôi nhủ thầm, “Bà chủ mới, gượm đã, tôi chưa có cơ hội khám phá thân thể bà”.

Nghĩ là làm, tôi bước vào trong miệng người đàn bà qua một cái liếm môi. Đu đưa trên đường lưỡi, tôi thả mình bơi ngửa trên dòng sông nước bọt để tìm một nơi lý tưởng, thích hợp cho việc trú ngụ. Đây rồi thật tuyệt vời. Cổ họng, cả một vùng đất phì nhiêu ấm nóng, đầy những chất nhờn dễ dàng cho tôi bám vào sinh sống. Hơi thở đàn bà dịu nhẹ qua một cái ngáp, đưa gió vào mơn man làn da tôi như những cái vuốt lưng ve vãn nhục cảm khiến tôi thấy dễ chịu. Cả bù cái mùi hôi nồng nặc lại hăng hăng thịt chua đang lên men còn dính trong kẽ răng ông chủ cũ mỗi lần nhớ lại, tôi chỉ muốn nôn mửa. Tôi tà tà dạo quanh quan sát mấy thằng con cái tế bào bà chủ đang nhởn nhơ đi lại. Theo kinh nghiệm sống có sẵn từ cuộc tấn công trên đất nhà ông chủ, tôi kiên nhẫn ngồi chờ. Tôi có hàng tá những kế hoạch xâm nhập trữ sẵn trong đầu. Cách tôi thường áp dụng nhất, là cho lũ đệ tử đi kết nạp mấy thằng tế bào có cửa mở để đón thực phẩm về nuôi cơ thể. Tụi này dễ dụ thôi. Còn mấy thằng tế bào có cửa đóng, tôi thả một thằng đệ tử trong người vào gõ cửa, bảo chúng nó rằng tôi sẽ mang mấy thứ thực phẩm cực tốt đến cho tụi nó xài, hay tôi có những hàng hoá trao đổi vô hại. Khi mấy thằng khờ mắc bẫy, tôi ào vào làm vỡ mạch máu chúng để cướp đường đi vào Tế Bào Chất. Có cách khác nữa, lừa lúc thằng nào vô ý, a đến, bám dính cánh cửa, bỏ xác ở lại, chích cái nhân của tôi vào trung tâm. Một khi phá thành mã đáo thành công, tôi tha hồ nắm chủ quyền kiểm soát, sinh con đẻ cháu hàng hàng, lớp lớp. Lũ đệ tử ra đời giống tôi y chang. Chúng tôi sẽ di chuyển khắp cơ thể bà chủ và làm chủ tạm thời miếng đất hình con người này nếu tụi nó không biết đoàn kết chống trả và đánh bại chúng tôi.

Hai ngày, sau phút gặp gỡ người đàn ông không duyên không nợ, quen biết qua liên mạng, nàng bắt đầu nằm liệt giường. Không tiên đoán được mình sẽ bị cúm, nàng lái xe xuyên bang suốt 10 tiếng đồng hồ, đến dự một khoá tu học trên núi cao vào dịp cuối năm. Chiếc giường tầng rung lên từng chập, khi B ho. Mũi, cổ họng và phổi nàng đầy đặc những chất nhày màu xanh quánh. Vì mỗi phòng được kê 3 chiếc giường tầng, 6 người phụ nữ phải ngủ chung với nhau. Cái cảm giác im ắng của đêm lạnh không còn vỗ về êm ái quen thuộc. Giấc ngủ họ bắt đầu bị phá bĩnh bởi tiếng ngáy của người đàn bà giường bên, tiếng ho sa sả của nàng B và tiếng trở mình của những người còn lại không ngủ được mà quên mang theo thiết bị bịt tai.

Nàng chập chờn đi và về trong cơn ác mộng. Bóng trắng anh N đứng ở đầu giường, tay xua xua, phân trần. Hai người đàn bà nằm trên giường của anh N xoã mái tóc đen nhánh. Không có đâu, B ơi, đừng ghen, không phải vậy đâu. B tỉnh dậy, hoảng hốt, cổ khô, miệng đắng. Chồng nàng, anh N đã chết hai năm rồi, sao anh còn về trong giấc mơ hoài vậy. Anh qua đời trong một tai nạn thảm khốc. Hai người đàn bà tóc đen, một đụng hất tung anh xuống đường, một chạy cán lên anh còn ám ảnh và đánh thức nàng dậy trong những giấc mơ. Nàng chớp mắt ngủ lại sau khi nốc một liều sirup thuốc ho màu đỏ cherry. Anh mỏng mảnh, trắng lạnh, nụ cười nở gượng trên khuôn mặt bệch bạc, nhẹ nhàng mở cánh cửa bước vào trời đêm. Nàng đuổi theo, làn môi tê cứng, gọi những lời câm, xao xác. Anh ngước nhìn những quầng sáng ở chân trời, chân bước đều không ngoảnh lại. Mùi sage dại của núi rừng phả hương thơm lừng khiến nàng ngạt thở và chợt ngã. Tỉnh giấc.

Ban mai đã bừng sáng mở câu chào. Những người phụ nữ chung phòng cũng trở dậy đi làm vệ sinh và sửa soạn cho thời khoá biểu một ngày dài tu tập.

Tiếng hò hét đinh tai nhức óc của bọn đệ tử tế bào bà chủ làm nao núng tinh thần chúng tôi. Tụi nó phản công dữ dội, chúng tôi hao binh không kém gì chúng, coi như cuộc giao tranh bất phân thắng bại. Bà chủ lại nằm liệt giường khi các phụ nữ cùng phòng trở về vào buổi chiều.

Họ đến hỏi han và an ủi nàng. Nàng xin lỗi vì tiếng ho đã làm phiền mọi người. Họ trao đổi những câu chuyện đời nhau như một sợi giây hoà ái kết thân. Những giọt nước mắt lại nhỏ xuống. Tâm tư được trải ra tựa mặt hồ đợi gió về làm chao sóng. Một nửa còn độc thân. Mỗi người là một trang sách cháy lam nham, vết than đen còn hằn sâu mưng mủ. Người đàn bà da trắng mắt xanh lật phăng tấm áo khoe đôi ngực khi tâm sự về chứng ung thư ngực hành hạ mình. “Cặp vú này không còn là của tôi, một cái bị cắt vì ung thư, cái còn lại bị sửa cho đồng với cái kia.” Bà chua chát thêm: “Cả hai đầy những silicone.” Người đàn bà Phi ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi có khác gì bà, bà bị cắt một, tôi bị những hai.” Bà da trắng đòi coi, bà Phi cũng mở áo. Bà Mỹ rú lên: “Họ sửa cho bà khéo quá, bà còn có cả 2 cái núm vú, cái bị cắt của tôi không có núm.”

Bóng chiều rơi nhanh xuống lũng thấp, rải khí lạnh làm lam tím cả khu đồi. Mặt trời au đỏ đang lặn phía bên kia con lộ, tạo hình một bức tranh vân vũ cam rực đến kỳ dị. Trăng non mảnh như liềm sắc từ từ leo lên, nhẹ nhàng như có người đứng trên mây thòng dây kéo. Nàng ngồi trên ghế dựa, phóng tầm mắt ra ngoài khung cửa. Trời bắt đầu vào đêm. Tiếng đại hồng chung cuối cùng một ngày, phá tan tĩnh lặng núi rừng, cũng làm giật mình lũ virus bệnh cúm.

Tôi và bọn đệ tử đại bại, thua không còn manh giáp. Chúng tôi kéo tàn quân về thủ ở màng nhày ở mũi đợi thời. Không sao, ngày mai, khi nàng tỉnh dậy đi sinh hoạt với bè bạn, chúng tôi sẽ có cơ hội. Chỉ một cái hắt hơi thôi, chúng tôi làm lại từ đầu, lao vào cuộc chiến khác cho tới hết mùa cảm cúm.

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.