Hôm nay,  

Kỷ Niệm 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974/19-1-2014

18/01/201400:00:00(Xem: 8103)
Bốn chục năm trước, trong lúc đồng bào chuẩn bị đón Tết Giáp Dần 1974 thì Trung Cộng đã đưa quân và chiến hạm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Trận hải chiến đã xảy ra giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân địch vào ngày 19-1-1974.

Chiến hạm Nhật Tảo HQ10 bị chìm và hạm trưởng thiếu tá Ngụy Văn Thà hi sinh cùng 74 chiến sĩ hải quân khác trong nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương. Thời đó vì còn chiến tranh ác liệt giữa hai miền Nam Bắc cho nên quần đảo Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Cộng không phải là tin quan trọng hàng đầu.

Cho đến hôm nay, lịch sử dần dần lắng đọng và rõ nét, sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm từ ngày đó trở nên quan trọng cùng với chiến lược xâm lấn hoàn toàn vùng Biển Đông của đất nước Việt Nam. Vì từ Hoàng Sa, đế quốc Bắc Kinh làm điểm tựa để nhảy từng bước chiếm các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa. Và cứ theo nhịp điệu này thì dần dần Việt Nam sẽ không còn biển. Nhìn trên bản đồ thấy đường lưỡi bò do Tàu đưa ra thật vô lý và cả vùng biển mà họ đòi hỏi cách rất xa lãnh thổ của họ.

Mặc dù lịch sử rõ ràng như thế, nhưng đa số người dân Việt Nam đều không biết là Hoàng Sa đã mất vào tay Trung Cộng vì chế độ Hà Nội khiếp nhược không dám đưa chuyện này ra. Báo chí bị cấm nhắc chuyện cũ. những nhà đấu tranh trước đây giương cao biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam đều bị bắt bỏ tù và cho đến nay vẫn chưa thấy thả ra, trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một thí dụ.

Nhưng đặc biệt năm nay, kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 và 19-1-2014, một số trang mạng trong nước đã đăng nhiều bài về sự kiện lịch sử này. Tờ báo Thanh Niên trong nước đã trân trọng nhắc tới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cùng 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận đánh với Trung Cộng. Có ý kiến đưa ra là nhà nước Việt Cộng nên vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến bảo vệ biển đảo của tổ quốc Việt Nam.

Nhiều cuộc phỏng vấn cho thấy là người dân trong nước từ trước đến nay không biết gì về quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm trong trận hải chiến với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19-1-1974, và hôm nay 40 năm sau, báo chí mới được phép tiết lộ sự kiện lịch sử quan trọng này.

Báo chí cũng nhắc tới âm mưu chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng từ nhiều năm trước và chính Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh thi hành chiến dịch này. Ngay cả Tưởng Giới Thạnh cũng đã từng có kế hoạch chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ là Nixon và Mao Trạch Đông vào năm 1972 và có những mật ước với bộ trưởng ngoại giao Mỹ là Kissinger, để Mỹ không can thiệp, cho nên Trung Cộng đã tung quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc đó do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Vì lực lượng của Trung Cộng mạnh và Việt Nam Cộng Hòa còn phải lo đối phó với cuộc chiến với Việt Cộng và chính phủ Hoa Kỳ cũng làm ngơ không hỗ trợ cho nên cuối cùng quần đảo Hoàng Sa đã lọt vào tay Trung Cộng vào ngày 19-1-1974 cho đến nay. Chính phủ của miền Bắc Việt Nam tức là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoàn toàn im lặng trước tình hình lúc đó.

Đế quốc Trung Cộng hôm nay đã lộ rõ bộ mặt xâm lăng bành trướng muốn chiếm trọn vùng Biển Đông. Cuối năm 2013 họ đưa ra luật cấm các tàu nước ngoài đánh cá trên vùng Biển Đông và luật này có hiệu lực từ năm 2014. Trong hai ngày 2 và ngày 3 tháng 1 năm 2014, Trung Cộng đã cướp phá hai thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.

Một số nước đã lên tiếng chỉ trích Trung Cộng về luật cấm đánh cá này trong đó có Nhật Bản, Phi Luật Tân. Riêng Việt Nam thì vẫn lờ mờ không rõ ràng, không dám lên tiếng mạnh mẽ vì bị áp lực của Trung Cộng quá nặng nề. Một số dân biểu Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Obama cần bày tỏ thái độ về luật đánh cá vô lý này, biểu hiện của tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Cộng.

Với dân số 1 tỷ rưỡi người, chiếm gần 1/4 dân số địa cầu, với nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới và năng lực quốc phòng đang phát triển hùng mạnh, với một chủ nghĩa Đại Hán trải qua cả ngàn năm luôn muốn chinh phục và đồng hóa các nước nhỏ, Trung Cộng đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho cả thế giới.

Hiện tại chỉ còn có Hoa Kỳ còn hủng mạnh là đủ sức ngăn chận sức bành trướng của Trung Cộng tại Biển Đông mà thôi.

Đối với Việt Nam thì bài học xương máu của tổ tiên truyền lại là đế quốc Tàu luôn luôn có dã tâm chiếm lấy tổ quốc mình. Những sự trợ giúp của Trung Cộng trong cuộc chiến mấy chục năm trước dành cho Cộng Sản Việt Nam để chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ chỉ là cái thế liên hiệp cần phải có và thực ra Trung Cộng giúp Việt Cộng cũng chỉ là bảo vệ cho chính họ mà thôi. Hôm nay bài học lịch sử đã rõ ràng đối với dân tộc Việt Nam. Chỉ có một điều là những người Cộng Sản Việt Nam đã bị lệ thuộc quá nhiều vào đàn anh Trung Cộng nên rất khó mà vùng vẫy.


Và muốn có sự độc lập về đất nước biển đảo thì điều quan trọng nhất là Việt Nam phải dựa vào sức mình là chính, phải dân giàu nước mạnh, trình độ dân trí phải cao. Và phải phát huy tự do dân chủ cho người dân để mọi người cùng chung sức đóng góp tài trí cho quốc gia Việt Nam. Mấy điều đơn giản ai cũng biết, thế mà thực hành thật là khó khăn.

Lịch sự nhân loại mấy ngàn năm cho thấy sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia dĩ nhiên là do dân tộc đó quyết định, nhưng cũng có một phần do số phận mà người ta cho là siêu nhiên an bài. Cũng chỉ mong là nước Tàu sẽ có nội loạn như đã từng trải qua những chu kỳ tan hợp của nước họ để làm giảm nguy cơ xâm chiếm Biển Đông mà rõ ràng là Việt Nam không thể tự mình ngăn cản sức mạnh của Tàu.

Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, xin thành kính tri ân những chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh để bảo vệ biển đảo của tố quốc Việt Nam.

Xin trích lại Bản Tuyên Cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa về sự xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Trung Cộng. Đọc để thấy chính nghĩa sáng ngời của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.

Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.

Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”.

Xin ghi ra đây lời ca của bài hát do Trần Chí Phúc sáng tác: Ngụy Văn Thà Lời Thề Chiếm Lại Hoàng Sa:

Tôi viết tên anh Ngụy Văn Thà. Cùng bao chiến sĩ đã hi sinh. Oai dũng năm xưa liều thân giữ đảo, những người con tổ quốc, trận tử chiến Hoàng Sa.

Tôi viết tên anh tôi viết tên các anh.

Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa Hoàng Sa quần đảo quê ta, từ ngày giặc chiếm, Biển Đông phong ba, tàu lạ cướp giết ngư dân đau thương.

Hoàng Sa Hoàng Sa là bản hùng ca, Hoàng Sa Hoàng Sa lời thề còn vang, người người còn nhớ, niềm đau quê hương, Tầu Cộng xâm lăng quần đảo thân yêu.

Năm tháng trôi qua vẫn ghi lòng. Lời thề cương quyết giữ non sông.

Sóng nước mênh mông còn ghi dấu vết, người chiến sĩ Hải Quân, trận tử chiến năm xưa.

Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, vang vang lời thề, vang vang lời thề, vang vang lời thề, chiếm lại Hoàng Sa.

Mời vào Youtube gõ chữ Ngụy Văn Thà Lời Thề Chiếm Lại Hoàng Sa, để nghe bài hát này.

Chương trình phát thanh Văn Nghệ Hoa Vàng trên làn sóng 1120 AM từ 2 giờ chiều đến 3 giờ chiều Thứ Bảy 18/1/2014 có chủ đề kỷ niệm 40 Năm Hải Chiến Hoàng Sa, mời quí vị đón nghe.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.