Hôm nay,  

Nguyễn Lương Vỵ, Thơ Năm Chữ Năm Câu Và Cú Nhảy Sau Cùng Vàng Câm Trên Bến Lạ

31/12/201300:00:00(Xem: 3619)
Khi nói một bài thơ hay và đẹp, không thể chỉ dựa trên cảm tính suông của người đọc, bài thơ đó phải được biểu lộ qua văn tự, chữ nghĩa, và cấu trúc của chính nó. Đến lượt văn tự chữ nghĩa và cấu trúc của bài thơ lại đuợc phơi bày qua tâm ý, và kinh nghiệm sống của người sáng tạo. Và tâm ý, kinh nghiệm sống đó lại được làm cho hiển lộ qua phẩm cách, lối sống hàng ngày của chính tác giả. Đó chính là nền tảng của một bài thơ hay và đẹp, tức là chính đời sống hàng ngày của người sáng tạo. Nói cách khác, trên đỉnh cao nghệ thuật, nơi mà tính sáng tạo thăng hoa, tác giả và tác phẩm hài hòa đồng nhất. Chính Bùi Giáng cũng có nói đến mối liên hệ này trong hai câu thơ bâng quơ sau:

“Không tự mình bước tới bờ hương chín
Thì cõi mật không tụ về trong trái”


Nếu tác giả không trải qua tiến trình nhiều năm tu Tâm tu Chữ, không “tự mình bước tới bờ hương chín,” thì sẽ không thể có được cái nội lực cần thiết để điều khiển văn tự chữ nghĩa, hay những con Âm, cơn dâng trào ý tứ, mà phơi bày chúng trong các tác phẩm của mình. Nói cách khác, tác giả nếu không thể chạm tới được cái “cõi mật” thì làm sao có thể đưa cái tinh thần sáng tạo vô ngôn ấy vào tác phẩm một cách tự nhiên được.

Nhưng mà “bờ hương chín” là gì? Vì sao phải “tự mình bước tới”? Nghe người khác mô tả về nó, nhưng không “tự mình bước tới” thì có ích gì chăng? “Cõi mật” là cõi nào? Đã đến rồi có gì còn mật nữa chăng? “Cõi mật” ấy tụ về trong trái, tiến trình ấy là tự nhiên hay cưỡng cầu? Đâu là thái độ đúng đắn đối với văn học nghệ thuật? Xin thả lửng những câu trả lời vào cõi chiêm niệm riêng tây, chỉ biết rằng trong tập thơ mới nhất của Nguyễn Lương Vỵ (NLV) - Thơ Năm Chữ Năm Câu, ông đã có mùa thu hoạch lớn: Vì trái ở đây rất mật và rất lạ.

Đối với tôi, là độc giả lâu năm của thi sĩ NLV, ông là người sống rất khép kín, gần như độc cư. Ông sống rất nặng tình với Thơ, với từng con Âm, con Chữ. Hầu như trong tất cả các tập thơ trước của NLV, chúng ta đều thấy có chữ “Âm” trong đó. Sau một thời gian dài độc cư tu Tâm, tu Âm và tu Chữ, trong tập thơ mới này, với cấu trúc 100 bài năm câu năm chữ, NLV đã thâu hết nội lực, thực hiện “bước nhảy sau cùng” ở câu số năm để tự mình bước tới “bờ hương chín.” Nơi đó, những bài thơ của ông hóa thân thành búp hoàng lan “vàng câm trên bến lạ” khiêm cung bên ghềnh đá ven đường. Thân mang kiếp mỏng manh vô thường, nhưng hát bài ca thiên thu vô ngôn. Những con âm kiên khổ chấp nhận sự ngộ nhận nhất thời vẫn “gói ghém gửi sơ đầu” để mà “hy vọng còn gặp nhau” nơi bờ hương chín!
nguyen-luong-vy-12-2013-resized
Nguyễn Lương Vỵ ký tên vào sách ở tòa soạn Việt Báo.

Kết quả tức khắc của việc “tự mình bước tới bờ hương chín” là nhãn quan sẽ thay đổi, cái thấy và cái nghe sẽ không còn như trước đây nữa. Lưới nghi ngờ rách tung trong cái nhận thức trọn vẹn về “có-không thiệt rốt ráo”:

nhìn trong thơ thấy đạo
nhìn trong đạo thấy thơ
nhìn trong thơ thấy gạo
nhìn trong gạo thấy mình
có-không thiệt rốt ráo…
(Bài số 1.)

Trong cái nhãn lực “có-không thiệt rốt ráo” tức là “tri bất hoặc” đó, tác giả đồng thời “tri thiên mệnh” và nhận ra căn bệnh trầm kha của con người, đó chính là lời nói, ngôn ngữ, và văn tự:

nhìn trong em thấy mệnh
nhìn trong mệnh thấy đời
nhìn trong đời thấy bệnh
nhìn trong bệnh thấy lời
lời lôi âm rù quếnh…
(Bài số 2.)

Ôi lời lôi âm rù quếnh! Bản chất đích thực của ngươi là gì?
Là rù rù, ru con người ngủ trong giấc ngủ si mê?
Là keo quyếnh, siết chặt con người trong tham ái?
Là lôi âm, dìm con người trong thịnh nộ của cơn sân hận?


Nếu chưa tới “bờ hương chín,” thì con Âm con Chữ chính là hiện thân của tham sân si, là hàng rào cản ta tiếp xúc với cái thực tại nhiệm mầu với trí tuệ “có-không thiệt rốt ráo.” Nếu đã tự mình bước tới bờ hương chín, thì ngôn ngữ văn tự cũng chính là dòng chảy tuôn tràn của tuệ giác và tính sáng tạo.

Ngôn ngữ bản tính là nhị nguyên vì nó mang ý nghĩa quy ước và chế định. Con người cần nhị nguyên, quy ước và sự chế định để thông tin với nhau một vài điều cần thiết một cách rõ ràng minh bạch. Tuy nhiên, ngôn ngữ có giới hạn của chính nó. Vì có rất nhiều điều không thể diễn tả được bằng lời. Đây là giới hạn tất yếu của nhị nguyên. Vượt qua giới hạn này là cõi tịnh lự vô ngôn, đòi hỏi tác giả và độc giả phải thực hiện “một cú nhẩy sau cùng,” bỏ lại sau lưng tất cả khái niệm.

Nhưng làm sao có thể mô tả lại cái gì xảy ra sau “cú nhảy sau cùng vàng câm nơi bến lạ”? Vì bất cứ sự mô tả nào khi đó đều đòi hỏi sự trở lui lại thế giới khái niệm của ngôn ngữ! Đó chính là tính sáng tạo của NLV bàng bạc trong rất nhiều bài thơ trong tập thơ này. Ông dùng tuyệt chiêu và nội lực thâm hậu tu Chữ, tu Tâm rất lâu năm của ông để chứng minh sự bất lực của ngôn ngữ, dầu là ngôn ngữ rất thâm hậu của NLV. Phủ định bất cứ nỗ lực dẫu phi phàm đến đâu để thoát ra khỏi nhị nguyên bằng ngôn ngữ, chính là xác định giới hạn của chính nó, tức là cũng qua đó gián tiếp khai mở cho sự chiêm nghiệm trong tịnh lặng về cái không thể diễn tả được bằng lời. Qua bút pháp lô hỏa thuần thanh của mình, NLV đã làm điều đó thật tài tình qua những bài năm chữ năm câu, vừa trong sáng tự nhiên, vừa đạt tới đỉnh cao nghệ thuật:

mười ba năm xa xứ
cuộc lữ cũng vui thôi
xúc tuyết nghe tuyết hỏi
chưa kịp đáp tuyết rơi
lấp trắng hết tiếng nói…
(Bài số 47.)


Tuyết rơi lấp trắng hết tiếng nói, xóa sạch mọi vết tích của khái niệm, cho nên cuộc lữ không vui cũng không buồn (dầu phải làm nghề xúc tuyết rất cực nhọc để độ thân,) mà cuộc lữ thì “cũng vui thôi.” Một thái độ rất bình thản của “người thỏng tay vào chợ” từ miền hương chín.

nghe âm Ư rên khẽ
hạt bụi bay khóc ré
hạt nắng bay hát vang
thơ mần ta nữa nhé
kẻo mai kia lạnh tràn…
(Bài số 18.)


“Âm Ư rên khẽ,” khóc cho thân phận cát bụi của con người. Trong không gian, hạt bụi thì khóc ré, sợ phải khổ lụy vì mai đây sẽ mang hình dáng con người? Trong khi hạt nắng, tượng trưng cho sự soi sáng của trí tuệ vẫn đang hát vang. Tác giả cảm nhận được tất cả điều đó một cách tự nhiên, nên thầm cảm ơn nàng Thơ đã cho mình cái Thấy đó, bèn thủ thỉ “thơ mần ta nữa nhé / kẻo mai kia lạnh tràn…”

“Thơ mần ta nữa nhé” mang tính chất hoàn toàn tự nhiên thụ động ghi nhận lại những gì đang-là chung quanh tác giả. Đây là tiến trình “cõi mật về tụ lại trong trái,” nên hoàn toàn tự nhiên, không thể cưỡng cầu. Cái thấy cái nghe từ miền hương chín ùa về tâm tư tác giả, chính vì ông đã biết buông bỏ tất cả:

thơ rụng đầy một guồng
biết nắm mới biết buông…
(Bài số 94.)


NLV buông được vì ông đã nắm rất vững, và rất sâu trong chữ nghĩa. Biết nắm mới biết buông… là thế. NLV đã sống cả đời với chữ nghĩa, chúng đã ngấm cả vào trong máu huyết của ông. Nhưng ông đã thả chúng đi rất tự nhiên, chúng lòn đi trong mưa lụi trong nắng tàn. Đôi khi, những con chữ cũ kỷ còn nặng tình với ông, chúng trở về thăm ông trong nắng tàn trong mưa lụi, NLV lượm chúng lên, phủi, và lẳng lặng đưa thẳng vào thơ:

thấy và nghe huyết tan
từ rất lâu trong chữ
chữ lòn trong nắng tàn
ta lòn trong mưa lụi
lượm lên phủi hú vang…
(Bài số 23.)


Ông mừng rỡ, hú vang, nâng niu từng con chữ, gá ý vào nghĩa rồi thả chúng trở lại cho từng câu thơ. Ôi! Những câu thơ kiên khổ:

câu thơ nay kiên khổ
lì đòn chờ âm rung
chờ nát tan tri ngộ
chờ ngất gió loạn bùng
một cú nhảy sau cùng…
(Bài số 38.)


“Một cú nhảy sau cùng” đó, NLV đã cẩn thận “gói ghém gửi sơ đầu” để mà “hy vọng còn gặp nhau” với tất cả độc giả hữu duyên gần xa. Xin cảm ơn thi sĩ NLV và hẹn tái ngộ nơi bờ hương chín.

Wesminster, Nov. 26.2013

Chú thích: Tô Đăng Khoa, sinh năm 1976. Quê quán: Biên Hòa - Việt Nam. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1994. Chemical engineer, UC Berkeley. Hiện cư ngụ tại Wesminster và làm việc tại Irvine - California.

GHI CHÚ:

NĂM CHỮ NĂM CÂU

Thi Tập thứ Tám của Nguyễn Lương Vỵ

Q&P Production ấn hành, tháng 01.2014 - Westminster - California

Sách dày 208 trang. Ấn phí: 18 Mỹ Kim

Liên lạc với tác giả:

email: nguyenluongvy@yahoo.com

cell phone: 714-260-5572

địa chỉ: Vy Nguyen, 12621 Wynant Dr., Garden Grove - CA 92841

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.