Hôm nay,  

Cách Biệt Giàu Nghèo

14/01/201400:00:00(Xem: 11098)
...Bolsa từ một bãi tha ma trước 75 đã thành một trong những khu phố phồn vinh nhất Mỹ...

Cách đây hơn một tuần, TT Obama từ Hawaii đả kích các vị dân cử Cộng Hoà đã tỉnh bơ đi nghỉ lễ không cần biết cả triệu người sẽ mất tiền trợ cấp thất nghiệp qua đầu năm mới, rồi mới đây, ông tiếp tục tấn công đối lập Cộng Hoà là mấy ông bà nhà giàu bất cần biết số phận của dân nghèo, vui vẻ chấp nhận cách biệt giàu nghèo ngày một lớn trên xứ Mỹ này.

Những đả kích này khó có thể… giả dối hơn được. TT Obama chỉ trích đối lập đi nghỉ hè không lo việc nước đúng lúc chính ông và gia đình đang tắm biển tại Hawaii. Ông cũng quên là chẳng phải chỉ có mấy ông bà dân cử Cộng Hoà đi nghỉ mà các ông bà dân cử Dân Chủ cũng đi nghỉ lễ và cả quốc hội đóng cửa. Cả nước nghỉ lễ, năm nào cũng vậy. Ông đả kích mấy ông Cộng Hoà “nhà giàu” không lo cho dân nghèo trong khi ông và gia đình đi nghỉ lễ hai tuần tốn sơ sơ có tám triệu đô tiền thuế do rất nhiều người nghèo hơn ông đã đóng góp (không kể ông trả tiền túi 50.000 đô thuê một biệt thự trong hai tuần).

Quý độc giả theo dõi tin thời sự để ý sẽ thấy Nhà Nước Obama mới tung ra một chủ đề chính trị: san bằng cách biệt giàu nghèo, tạo công bằng xã hội. Đây là một chủ đề mới được tung ra sau khi Đức Giáo Hoàng nêu lên vấn đề bất công xã hội trên thế giới. Chủ đề này mau mắn được chính quyền Obama ôm chầm lấy.

Đức Giáo Hoàng Francis, từ hành động, lời nói, đến chính sách đã khác xa các vị giáo hoàng tiền nhiệm. Ông có tư tưởng cấp tiến khá mạnh so với các vị tiền nhiệm, cũng như là so với giáo lý Thiên Chúa Giáo. Đến độ đã bị nhiều người cho là có tư tưởng thiên tả, theo xã hội chủ nghiã –socialism- và thậm chí gần với mác-xít.

Những chỉ trích này dĩ nhiên đã đi quá xa, khiến Đức Giáo Hoàng đã phải phủ nhận và giải thích. Và ông đã giải thích bằng cách xác nhận chủ nghiã mác-xít là sai lầm lớn, và chủ nghiã tư bản cũng chẳng khá hơn nhiều, và thế giới ngày nay có nhu cầu phải làm giảm cách biệt giàu nghèo ngày một lớn hiện nay.

TT Obama đã nhận ra ngay một chủ đề có thể rất ăn khách và đã ca tụng Đức Giáo Hoàng ngay, cũng như đã không bỏ lỡ cơ hội nêu lại vấn đề cách biệt giàu nghèo hiện nay của Mỹ. Bất công trong lợi tức chắc chắn sẽ trở thành chủ đề của đảng Dân Chủ trong cuộc vận động tranh cử năm nay. Có thể là qua hình thức cuộc chiến chống nghèo, -war on poverty-. Trong thông điệp Tình Trạng Liên Bang -State of the Union- mà TT Obama sẽ đọc trước lưỡng viện tháng tới, chắc chắn cuộc chiến chống nghèo sẽ là chủ đề chính.

Thật ra, cuộc chiến giảm cách biệt giàu nghèo đã được TT Johnson khai sinh ra chứ không phải mới lạ gì. Cuộc chiến có tính “đấu tranh giai cấp” mỵ dân cũng luôn luôn được các ứng viên tổng thống Dân Chủ lôi ra làm chủ đề mỗi khi có bầu tổng thống, từ ông chủ đồn điền đậu phộng Jimmy Carter, đến các chính khách chuyên nghiệp Al Gore, John Edwards, John Kerry, và Hillary Clinton. Người nào cũng là triệu phú nhưng người nào cũng vỗ ngực tự cho là đấu tranh cho dân nghèo.

Từ nửa thế kỷ qua, Nhà Nước Mỹ đã chi ra hơn 16.000 tỷ cho cuộc chiến này. Riêng trong một năm 2012, dưới TT Obama, Nhà Nước liên bang đã chi 680 tỷ qua 126 chương trình chống nghèo, trong khi các chính quyền tiểu bang và điạ phương chi 285 tỷ, vị chi gần 1.000 tỷ.

Kết quả? Năm 1964 khi TT Johnson phát động cuộc chiến chống nghèo, 19% dân Mỹ được xếp hạng “nghèo”; ngày nay, con số chỉ hạ xuống được tới 15%. Gần 2 triệu gia đình sống với $2 một ngày trong khi ông Bill Gates nằm ngủ cũng đẻ ra mỗi ngày 45 triệu đô. Hơn thế nữa, ngày nay, con số những người lãnh trợ cấp dưới hình thức này hay hình thức khác, nhất là lãnh phiếu thực phẩm (thẻ EBT), đã lên đến những mức cao nhất lịch sử hiện đại Mỹ. Năm 2012, 47 triệu gia đình sống một phần hay toàn phần bằng phiếu thực phẩm trong khi cả nước Mỹ có khoảng 115 triệu gia đình, tức là 40% dân Mỹ lệ thuộc vào foodstamps. Hơn 600.000 người vô gia cư. Ai nói nước Mỹ giàu nhất thế giới?

Điều đáng nói là sau nửa thế kỷ mà đảng Dân Chủ vẫn phải hô hào chống nghèo thì chỉ chứng tỏ các chính sách của Nhà Nước Mỹ từ nửa thế kỷ qua chỉ là một chuỗi thất bại. Đúng ra họ phải thấy là càng hô lớn thì lại càng chứng minh họ đã thất bại. Nếu họ thành công thì xứ Mỹ này đã hết nghèo, hết bất đồng đều lợi tức, đâu cần “cuộc chiến chống nghèo” gì nữa.

Tại sao thất bại? Câu trả lời thật giản dị. Không kể việc các công chức xài vung vít và sự thiếu hiệu nghiệm của guồng máy thư lại Nhà Nước, lý do thất bại chính là phe cấp tiến và đảng Dân Chủ đã lấy giải pháp sai. Thay vì giảm nghèo bằng cách giải quyết căn gốc của vấn đề thì họ đã giải quyết bằng cách vung tiền trợ cấp đủ loại. Một người bị nóng lạnh, thay vì tìm đúng bệnh để uống thuốc cho lành thì các chính quyền Dân Chủ chỉ biết đắp thêm mền cho người bệnh đỡ lạnh.

Căn gốc của nghèo là ba vấn đề ai cũng biết: giáo dục, gia đình, và việc làm.

Giáo dục là chià khoá mở cửa cho thiên hạ có dịp tiến thân, leo những nấc thang xã hội. Nguyên lý này khỏi bàn thêm. Điều đáng nói là chính sách giáo dục của Mỹ đã là một thất bại vĩ đại. Mỹ có một số đại học hết sức uy tín đã đào tạo được không biết bao nhiêu vĩ nhân. Nhưng đa số các đại học khác cũng như đại đa số các trường trung học đều là thảm họa. Một thăm dò gần đây cho biết một phần tư học sinh tốt nghiệp trung học nhìn vào bản đồ thế giới mà không biết nước Mỹ ở đâu. Đại đa số các sinh viên đại học có học bổng để chơi thể thao cho trường –basketball, baseball, football- đều có khả năng đọc –reading skill- của một học sinh tiểu học.

TT Bush mà bà vợ là cô giáo, đã từng bắt tay với TNS cấp tiến Ted Kennedy để đưa ra một kế hoạch cải tổ giáo dục, dựa trên việc cải tiến thành quả của các trường. Học sinh có điểm cao, tỷ lệ tốt nghiệp cao thì trường sẽ được Nhà Nước giúp tài trợ, thấp thì sẽ mất tài trợ và nếu có phải đóng cửa thì... ráng chịu. Thầy giáo cũng vậy, nếu học trò bết bát thì phải bị sa thải, có học trò giỏi thì có thể được tăng lương.

Nhưng cuối cùng thì cuộc cải tổ đó đã không có kết quả như mong đợi, vì hai lý do: Nhà nước thiếu tiền vì chi quá nhiều cho cuộc chiến chống khủng bố trong nước cũng như ngoài nước; và sự chống đối của các nghiệp đoàn giáo chức, không chấp nhận chuyện thưởng phạt thầy cô qua thành tích mà chỉ muốn duy trì tính thâm niên, ngồi lâu lên lão làng bất cần thành quả dạy học.

Ngày nay, dưới áp lực của các nghiệp đoàn là khối cử tri rường cột của TT Obama, cuộc cải tổ giáo dục của TT Bush và TNS Kennedy chỉ còn trên giấy tờ. Phong trào hợp pháp hoá ma túy –marijuana- hiện đang bành trướng dưới sự cổ võ của các chính khách cấp tiến không giúp gì cho việc giáo dục con em chúng ta. Việc bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder kêu gọi nới lỏng kỷ luật học đường nhất là đối với học sinh da đen lại sẽ càng mang nền giáo dục Mỹ xuống dốc thêm.

Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình ổn định thì xã hội ổn định, giá trị gia đình còn thì giá trị xã hội vững mạnh. Các chính quyền bảo thủ coi trọng những giá trị luân lý nền tảng này bao nhiêu thì các chính quyền cấp tiến coi nhẹ và muốn thay đổi bấy nhiêu. Từ thời TT Clinton qua những lem nhem với cô Monica đến thời TT Obama, nền tảng luân lý gia đình đã lung lay tận gốc rễ. Gia đình Mỹ ngày nay không còn là một “gia đình” với bố mẹ con cái theo định nghiã cổ điển "hủ lậu”, mà có thể là gia đình với hai bố mà không có mẹ, hay hai mẹ mà không có bố, con cái nếu không là con nuôi thì cũng là con cấy ghép hay mang bầu mướn. Liên hệ máu mủ ruột thịt có hay không chẳng quan trọng nữa. Kẻ viết này vẫn bù đầu thắc mắc không biết những đứa trẻ này lớn lên sẽ nghĩ thế nào về chuyện hai bố hay hai mẹ này, và chuyện này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý chúng như thế nào. Thắc mắc này sẽ cần ít ra hai chục năm nữa mới có câu trả lời.

Thống kê chính thức cho thấy năm 1964 khi chương trình chống nghèo được phát động, chỉ có hơn 6% trẻ em sinh ra mà không có bố. Ngày nay, tỷ lệ này đã lên tới 40% nói chung, và 70% cho các trẻ em da đen. Việc Nhà Nước sẵn sàng tung tiền trợ cấp nuôi các đứa con không bố này chỉ có tác dụng khuyến khích các bà ham vui cứ tiếp tục sản xuất, đã có Nhà Nước nuôi. Một điều mà mọi người đều quên: Nhà Nước có thể nuôi nhưng chẳng thể nào dạy mấy trẻ em này, trong khi bố chúng không có và mẹ chúng thì vẫn bận … ham vui.

Việc làm là nguồn lợi tức, không có việc làm là không có tiền vào, mà không có tiền vào thì dĩ nhiên không thể … hết nghèo. Nguyên lý ABC. Đáp số của các chính quyền Dân Chủ cấp tiến là cứ việc dúi tiền trợ cấp vào tay thiên hạ. Từ trợ cấp thất nghiệp đến đủ loại trợ cấp an sinh. Trong 5 năm cầm quyền, TT Obama đã chủ trì một tỷ lệ thất nghiệp cao và lâu nhất lịch sử cận đại Mỹ. TT Obama có quyền đổ thừa lên TT Bush, lên đối lập, lên tsunami Nhật, lên bất ổn chính trị Trung Đông, lên đủ mọi thứ, nhưng sự thật là ông đã hoàn toàn thất bại trong chính sách kinh tế, không vực kinh tế lên lại được, và không tạo việc làm được cho thiên hạ.

Nền tảng gia đình mất, kỷ luật gia đình lỏng lẻo, giáo dục gia đình không có, giáo dục nhà trường thiếu sót, trẻ con như vậy, làm sao ra đời kiếm việc làm để tiến thân? Xã hội nói chung làm sao giảm nghèo trong những điều kiện đó được? Có tung bao nhiêu tiền trợ cấp thì cũng chỉ làm giảm bớt những khó khăn của người nghèo chứ không thể làm họ giàu có lên được. Đắp thêm mền thì họ được ấm một chút nhưng không thể hết bệnh. Chưa kể việc tung tiền như vậy chỉ khuyến khích tính ỷ lại hay làm biếng của người nhận tiền thôi.

Chiến lược của đảng Dân Chủ trong cuộc vận động tranh cử năm nay sẽ dựa trên cuộc chiến này, và thật sự đã bắt đầu với hai “chiến dịch”: triển hạn trợ cấp thất nghiệp, và gia tăng mức lương tối thiểu. Cũng vẫn là những giải pháp tiêu biểu cho cấp tiến: dúi tiền cho thiên hạ.

Phiá Dân Chủ đòi gia hạn trợ cấp thất nghiệp thêm ba tháng, tốn sáu tỷ rưỡi. Trợ cấp này, trên nguyên tắc luôn luôn có giới hạn theo thời gian chứ không phải là loại trợ cấp vô hạn định. Nhưng trong suốt năm năm qua, chính quyền Obama đã không giải quyết được nạn thất nghiệp khi tỷ lệ thất nghiệp luôn luôn trên mức 7% theo cách thống kê chính thức và trên 15% trên thực tế. Cao hơn nữa khi ta nhìn vào từng khối dân, ví dụ như hơn 50% trong giới thanh niên da đen. Do đó, chính quyền, với sự đồng ý của quốc hội, đã liên tục gia hạn trợ cấp thất nghiệp không ai biết là bao nhiêu lần rồi. Lần cuối gia hạn cho đến 31/12/2013, tức là bây giờ lại phải gia hạn nữa. Phe Cộng Hoà chấp nhận đề nghị này với điều kiện phải cắt giảm chi tiêu nơi nào khác để có tiền chi trả mà khỏi gây thêm thâm thủng ngân sách. Phe Dân Chủ không chịu cắt chi tiêu gì, đưa đến tranh cãi và bế tắc.

Mặt khác, khối Dân Chủ cũng đòi tăng mức lương tối thiểu từ $7.25 lên $10.10. Phe Cộng Hoà chống lại vì quan điểm tăng lương tối thiểu sẽ tăng gánh nặng lương lên các tiểu thương đang gặp khó khăn kinh tế, sẽ khiến họ sa thải nhân viên, chỉ trầm trọng hoá nạn thất nghiệp và trì trệ kinh tế.

Nhìn chung, quan điểm của khối cấp tiến là cứ tiếp tục vung tiền trợ cấp dưới hình thức này hay hình thức khác cho “dân nghèo” mà không cần biết hậu quả kinh tế tài chánh gì hết. Đó là cách mua phiếu hiệu nghiệm nhất trong năm tranh cử, nhất là khi Nhà Nước Obama không có thành tích nào khác để khoe trong khi Obamacare lại trở thành một của nợ vĩ đại gây bất mãn tràn lan. Bù lại, phe Cộng Hoà bị kẹt trong cái thế chống lại những biện pháp trên thì chỉ xác định lại hình ảnh một đảng của nhà giàu không lo cho dân nghèo.

Nếu kẻ viết này có tiếng nói, sẽ “giới thiệu” cho chính quyền Obama một phương thức, hay đúng hơn, một cái gương, giảm nghèo hiệu quả nhất. Không cần nhìn đâu xa, chỉ nhìn vào cộng đồng người Việt chúng ta thôi.

Tuyệt đại đa số dân tỵ nạn chúng ta đến đất Mỹ này với hai bàn tay trắng, tức là thuộc hạng cùng đinh, nhưng bây giờ đại đa số thế hệ tỵ nạn đầu đã bước vào giai cấp trung lưu, một số đã thành đại gia. Chỉ một số ít, đặc biệt là trong giới HO, vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào trợ cấp của Nhà Nước, hệ quả tất yếu của cả chục năm tù cải tạo bởi các “đỉnh cao trí tuệ loài người” đã khiến họ không còn sức mạnh tinh thần và thể xác để tự lực cánh sinh. Đến thế hệ tỵ nạn thứ hai, trẻ con tỵ nạn đã thành công một cách khó lường, từ đứng đầu trong lớp –valedictorian- đến thành tài trong xã hội Mỹ đầy chông gai cho dân thiểu số. Khu Bolsa từ một bãi tha ma trước 75 đã thành một trong những khu phố phồn vinh nhất Mỹ.

Sự thành công của cộng đồng tỵ nạn Việt chúng ta không phải là chuyện mèo khen mèo, mà là một thực tế mà các nhà xã hội học nên lấy đó mà phân tích, mà nghiên cứu.

Chúng ta thành công vì đã trực diện đúng cách với ba cái căn gốc lớn của nghèo đói: giáo dục, gia đình và việc làm. Gia đình tỵ nạn chúng ta không bị đảo lộn bởi những tư tưởng “tiến bộ” quá mức, kỷ luật gia đình vẫn còn rất mạnh. Trẻ con tỵ nạn vẫn còn được duy trì trong kỷ luật, nề nếp gia đình, học hành chăm chỉ, do khuyến khích hay áp lực mạnh của gia đình. Con người Việt ta cũng có tính cần cù siêng năng, chăm chỉ làm việc, cũng như mang nặng cá tính độc lập, thà làm việc cật lưng hay làm hai ba jobs, rất khó chịu khi phải sống nhờ trợ cấp.

Trợ cấp liên tục của Nhà Nước không thể là giải pháp giảm nghèo vì giải pháp đó chỉ tiếp tục giam hãm thiên hạ trong vòng tay của Nhà Nước vú em bất tài. Nhà Nước có thể giúp cho mọi người có cơ hội đồng đều, không có cảnh cá bé bị cá lớn nuốt, nhưng tự lực cánh sinh, tự túc tự cường phải là mấu chốt của vấn đề. Và cái khả năng tự lực đó tùy thuộc phần lớn vào các yếu tố chính đã nêu trên: giáo dục, gia đình và việc làm. Vai trò của Nhà Nước là ban hành các chính sách giúp nền giáo dục trở nên hữu hiệu hơn, giúp củng cố những giá trị gia đình và vai trò của gia đình trong việc giáo dục con em, và giúp vực lại kinh tế, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Đó là những giải pháp mà TT Obama cần chú tâm vào.

Đã đến lúc người Mỹ nên học cách thoát cảnh nghèo của dân tỵ nạn ta thay vì trông cậy vào hết trợ cấp này đến trợ cấp khác, tức là đòi tái phân chia lợi tức, lấy tiền “người giàu” chia lại cho “người nghèo” nhân danh công bằng xã hội. Cái chủ nghiã chủ trương tái phân chia lợi tức đã cáo chung từ hơn 20 năm rồi. (12-01-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.