Hôm nay,  

Hai Văn Hóa, Một Thiện Tâm

10/01/201400:00:00(Xem: 6515)
Lời Tòa Soạn: Cảm ứng với sư tàn phá và thiệt hại mà người dân Phi phải gánh chịu qua trận siêu bão Haiyan vào tháng 11 vừa qua, người Việt Tị Nạn khắp nơi, qua chiến dịch Vietnamese Refugees for Phillipines (VR4P) khởi xướng bởi cơ sở truyền hình SBTN, Asia production, phối hợp cùng các tổ chức Cộng Đồng Việt Nam, Hướng Đạo Việt Nam cùng nhiều tổ chức, đoàn thể thiện nguyện, bất vụ lợi đã liên tục vận động gây quỹ cứu trợ cho nạn nhân thiên tai Phi Luật Tân. Số tiền quyên góp, cho đến hôm nay lên đến 400 ngàn mỹ kim. Khoản tiền này đã được trao tận tay đến Tòa Đại Sứ Phi-Luật-Tân tại HTĐ, Hoa-Kỳ bởi Cộng Đồng VN vùng HTĐ, Maryland & Virgnia; tại Phi Luật Tân, được chuyển đến Hội Hồng Thập Tự Phillipines, Hội Habitat for Humanity Phillipines và đến các nạn nhân sống trong vùng bị tàn phá bởi cơn bải Haiyan.

Nghĩa cử “Đền Ơn Đáp Nghĩa” của tập thể người Việt tị nạn đối với đất nước Phi-Luật-Tân, nơi mở rộng vòng tay đón nhận và che chở cho thuyền nhân VN suốt 20 năm đã được ghi nhận bởi nhà báo Bill Applegate. Nhận thấy bài viết mang nhiều chi tiết có giá trị lịch sử tị nạn VN tại Phi Luật Tân, nên chúng tôi xin được trích lại và chuyển ngữ cống hiến đến quí vị độc giả. -- Trân trọng

*

Hiếu khách là bản chất của dân tộc Phi. Trọng nghĩa là giá trị đạo đức của người Việt. Cuộc lạc quyên rất rộng lượng lên đến 400 ngàn Mỹ Kim gần đây bởi cộng đồng người Việt đa số tại Nam Cali gửi đến nạn nhân của trận bão Haiyan tại Phi-Luật-Tân đã biểu dương mạnh mẽ đức tính này. Và các cộng đồng Việt Nam khác tại Hoa-Kỳ cũng còn đang tiếp tục nổ lực nhân đạo. Ngoài sự quyên góp từ Nam California, Hội Mỹ-Phi đã nhận được đóng góp của các tổ chức người Mỹ gốc Việt vùng Hoa-Thịnh-Đốn, New England, và Louisiana tổng cộng gần $300,000.00 chia xẻ đến các gia đình nạn nhân của trận siêu bão.

Hai nền văn hóa đã đập cùng một nhịp tim, từ duyên lành của lòng hiếu khách dang rộng vòng tay đón nhận người tị nạn nhiều năm trước đây, đưa đến sự đáp ứng sốt sắng cấp kỳ của người tị nạn đến quốc gia đầu tiên đã cứu vớt họ trên đường vượt thoát tìm tự do.
ti-nan-vo-thanh-nhan-resized
Trưởng HĐVN Võ Thành Nhân tại trại tạm cư Philippines ngày 4-1-2014.

Nước Phi và Người Tị Nạn Đông Dương

Vào những ngày cuối cùng của Tháng Tư 1975, khoảng 140 ngàn người Việt có liên hệ đến chính phủ miền Nam VN đã được di tản bằng đường hàng không và đường biển đến định cư tại Hoa-Kỳ. Người di tản bằng máy bay đã chuyển tiếp đến phi trường Clark, là phi trường quân sự Hoa-Kỳ tại Phi-Luật-Tân. Khoảng 30 ngàn người di tản bằng tàu Hải Quân VN đã tạm cư tại vịnh Subic.

Sau khi miền Nam VN bị Cộng Sản cưỡng chiếm, nước Phi đã chào đón và là nơi tạm dung cho 300 ngàn người tị nạn Đông Dương trong hơn 20 năm.

Nhiều người tị nạn là thuyền nhân đã vượt biển Đông tìm tự do bất kể cái chết vì đắm tàu, đói khát hay nhiều hiểm nguy khác, kể cả nạn hải tặc. Khoảng 200 ngàn thuyền nhân VN được xem là đã vùi thây trên biển, trong số hơn 760 ngàn người khác đến được bến bờ tự do trong vùng Đông Nam Á và nhiều quốc gia khác. Phải kể là khoảng 51 ngàn thuyền nhân đặt chân đến Phi được đón tiếp với nhiều thân thiện hơn các trại tị nạn khác.

Vào năm 1979, Cao Ủy Tị Nạn LHQ và Bộ Ngoại Giao Hoa-Kỳ đã kêu gọi sự hợp tác của các nước Đông Nam Á, cùng Hong Kong, Nhật và Đại Hàn để đáp ứng sự đón tiếp nhân đạo làn sóng tị nạn Đông Dương đã đưa đến kết quả định cư cho hơn 2 triệu bộ nhân & thuyền nhân Đông Dương tại Hoa-Kỳ và các nước thứ ba. Một phần của thỏa ước là việc thiết lập các trung tâm cứu xét hồ sơ xin tị nạn tại Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan và Phi Luật Tân. Trong chính sách nhân đạo này, Ngoại Trưởng Phi, ông Carlos P. Romulo đã tiên phuông mở khu tạm cư đón nhận người tị Nạn Đông Dương vào đất Phi.

Nước Phi và Người Tị Nạn Thế Chiến Thứ II / Hậu Thế Chiến

Đất nước Phi đã có một lịch sử bảo bọc người bị bức hại từ Đức Quốc và Nga Sô nhiều năm trước khi có làn sóng tị nạn Đông Dương.

Vào thế chiến thứ II, Tổng Thống Phi Manuel Quezon đã cứu khoảng 1200 người Do Thái trốn chạy Đức Quốc Xã và cho họ tị nạn tại Phi. Sau Thế Chiến thứ II, vào năm 1949, dân tộc Phi đã đón nhận khoảng 6000 người Bạch Nga trốn chạy từ cuộc Các Mạng Cộng Sản tại Trung Hoa và cho họ định cư trên đảo Tubabao, gần tỉnh Guiuan, miền Đông Samar. Guiuan sau trận siêu bảo Haiyan đã bị quét sạch vào tháng 11 qua.

Trung Tâm Điều Hành Thủ Tục Tị Nạn, Morong, Bataan, (1980 – 1995)

Với sự tài trợ phần lớn từ LHQ và Chương Trình Tị Nạn Hoa-Kỳ, nước Phi đã thiết lập một trung tâm tạm cư, như là một thành phố nhỏ trên bán đảo Bataan, để dung chứa 18 ngàn người tị nạn. Từ lúc mở cửa vào tháng Giêng 1980 cho đến đầu thập niên 90, có khoảng 292 ngàn người tị nạn được hưởng những phương tiện như lớp sinh ngữ, hướng dẫn văn hóa và thích ứng cuộc sống mới tại các nước định cư như Hoa-Kỳ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Úc & Pháp. Nhiều người Phi cũng đã đến giúp trung tâm này trong các vai trò hành chánh, cán bộ xã hội, kể cả gần một ngàn giáo viên. Nhiều gia đình tị nạn, sau khi rời Bataan đi định cư đã viết thư thăm hỏi đến quí vị giáo viên, cán bộ xã hội, tri ân đến tình bạn, lòng nhân từ của người Phi.

Phi Luật Tân và Tự Do –Kỷ Niệm Gắn Bó Tình Người

Tác giả đã ghi lại nhiều kỷ niệm, hình ảnh khó quên trong việc đón nhận người Tị Nạn Việt Nam tại đất Phi.

Sau nhiều tuần lễ trôi giạt trên biển, chiếc thuyền tị nạn tơi tả chở khoảng 2 chục người tị nạn VN nằm kiệt sức trôi vào vùng biển Batangas, cách thủ đô Manila vài giờ lái xe. Những người tị nạn chỉ còn thở thoi thóp từ những ngày chịu đựng đói khát, thiêu đốt bởi ánh mặt trời nhiệt đới. Họ được ngư phủ Phi cứu vớt và đưa đến trung tâm chuyển tiếp tị nạn tại Manila…. Chỉ trừ một hài nhi vì quá thiếu nước, thiêu dinh dưỡng và không đủ sức để đưa đi Manila, dầu chỉ nửa ngày đường. Trong cuộc hành trình trên biển, mẹ của hài nhi chỉ giữ được mạng sống mong manh của con mình bằng cách pha sữa mẹ đã kiệt cạn với nước biển. Một gia đình người Phi đánh cá đã giữ nuôi đứa bé, và một trong những người đàn bà đã cho cháu bé bú sữa thay mẹ của cháu. Sau vài tháng, đứa bé được trao trả lại cho cha mẹ ruột sau khi cháu hồi phục và mạnh khỏe.

Một hình ảnh khó quên khác thể hiện sự cảm nhận sâu xa tinh thần bác ái của dân tộc Phi xảy ra tại bãi biển miền Nam nước Phi. Những người lính Phi sau khi cứu một tàu tị nạn VN đã cảm động, ứa lệ khi nhìn thấy một ông lão thuyền nhân nhảy vào bờ, hôn trên cát, nghẹn ngào kêu lên (bằng tiếng Việt) “tự do”!

Trại Tị Nạn Bataan tọa lạc không xa trục lộ nổi tiếng vào thời Đệ II Thế Chiến còn gọi là “Bataan Death March”, nơi mà hàng ngàn tù binh chiến tranh Phi và hàng trăm tù binh Hoa-Kỳ đã bỏ mình bởi chính sách ác độc của Quân Đội Nhật Hoàng vào năm 1942. Nghi lễ tưởng niệm “Battan Death March” được tổ chức hàng năm bởi Hướng Đạo Phi, Hoa Kỳ và Úc, cũng có thêm sự tham dự của HĐ Tị Nạn VN vào cuối thập niên 1980. Có một năm, HĐ VN, Lào và Cam Bốt tham dự dưới cơn nóng thiêu đốt, trên đoạn đường dài 70 dậm trong nhiều tuần lễ cho đến ngày 9 tháng Tư (Bataan Day). Điều đáng kể là những HĐS tị nạn không có giầy đi tuần hành, nhưng với tinh thần rất cao, chân mang dép, tay mang bình nước uống, hãnh diện trong áo thun “Tưởng Niệm Bataan Day” đi suốt trọn hành trình. Vào cuối đoạn đường, dưới tháp cao Mount Samat Cross tại đài tưởng niệm Bataan, Ông Đại Sứ Hoa-Kỳ tại Phi-Luật-Tân đã tuyên dương 100 em HĐS với huy chương đặc biệt “Bataan Tự Do”. Huy chương này đã mang một ý nghĩa đặc biệt đến với những người trẻ tị nạn, đã vượt qua đoạn đường gian lao, hiểm nguy tìm Tự Do. Đó cũng là kỷ niệm gắn bó sâu đậm, không thể nào quên cho các HĐS đến từ 6 quốc gia.

Nguồn: Trích dịch từ “Two Culture, One Heart”, trên trang mạng US-Phillipines Society, ngày 07 tháng 1, 2014 viết bởi Bill Applegate. (http://www.usphilippinessociety.org/2014/01/07/two-cultures-one-heart/).

Bản dịch Nguyên Thắng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.