Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Bình Thuận

09/01/201400:00:00(Xem: 5325)
TỈNH BÌNH THUẬN

Tỉnh Bình Thuận, diện tích: 7.850 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.180.300 người, mật độ 151 người/km vuông. Sắc dân: Kinh, Chàm, Ra Glai, Hoa, Cơ Ho... Gồm có: Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, huyện đảo Phú Quí. Tỉnh lỵ ở thành phố Phan Thiết. Thành phố Phan Thiết cách thành phố Sài Gòn 185 km. Tỉnh Bình Thuận ở cực nam của miền Trung, bắc giáp Lâm Đồng, Ninh Thuận, tây giáp Đồng Nai, tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, nam và đông giáp biển Đông (192 km). Nhiệt độ trung bình 26,5 độ C.

Các sông lớn chảy qua tỉnh Bình Thuận: La Ngà, Sông Quao, Sông Công, Sông Dinh.

Lịch sử tỉnh Bình Thuận: Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau này gọi Phan Rang), để lại đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu, lấy luôn đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ, rồi đổi thành Thuận Thành trấn. Đến thời vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1927, đổi Bình Thuận phủ thành tỉnh Bình Thuận. Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Tháng 4-1992, Thuận Hải lại tách ra hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận.

Giao thông: Bình Thuận, đường biển có cảng Phú Quý và cảng Phan Thiết. Đường hàng không có sân bay Phan Thiết. Đường sắt Bắc-Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km. Đường bộ, quốc lộ 1A (chiều dài qua tỉnh là 178 km). Quốc lộ 55, đi Bà Rịa-Vũng Tàu. Quốc lộ 28, từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh và một số huyện thuộc Lâm Đồng.

Về di tích, lễ hội, Bình Thuận có nhiều chùa tháp trang nghiêm. Lễ hội Katê của dân tộc Chăm, xiển dương thần linh, anh hùng dân tộc, tổ tiên, và cũng là dịp gặp gỡ người quen.

Nhà lưu giữ bảo vật Vương quốc Chăm của bà Nguyễn Thị Thềm ở huyện Bắc Bình, bà là hậu duệ của vua Chăm, bà sưu tập được khoảng 100 di vật giá trị: Vương miện, áo bào, mũ, hia... của các vua Chăm.

Nước khoáng Vĩnh Hảo: Tương truyền, vào thế kỷ 13, người Chăm đã dùng nước khoáng của một suối nước để rửa tượng thánh và chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân. Công chúa Huyền Trân, cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân thấy sự màu nhiệm của suối nước, nên đặt tên suối này là Vĩnh Hảo, nghĩa là “đời đời tốt đẹp”. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã cung cấp nước cho nhiều nơi và rất nổi tiếng.

Tỉnh Bình Thuận phát triển công nghiệp về chế biến gỗ, có hải sản rất dồi dào, nước mắm Phan Thiết rất nổi tiếng. Bình Thuận đang phát triển trồng cây thanh long và cây cao su. Nhưng diện tích trồng cây điều lại sụt giảm. Về cát thủy tinh: các mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng dồi dào, đã sản xuất thuỷ tinh có phẩm chất cao, chế ra kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá granit cũng có trữ lượng phong phú ở nhiều nơi. Về dầu khí, tỉnh Bình Thuận có nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện ở ngoài biển khơi, cách đất liền khoảng 50-70 km: Các mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác.


Phong cảnh Bình Thuận: Chùa Hang (Chùa Cổ Thạch) ở huyện Tuy Phong, do thiền sư Bảo Tạng lập ở trong hang lớn, mé chùa là bãi đá nhiều màu sắc rực rỡ. Bình Thuận có nhiều bãi biển đẹp: Huyện Tuy Phong, gần Cà Ná (Ninh Thuận) có bãi biển dài tới 50 km, trông rất thơ mộng. Mũi Né, cách Phan Thiết 22 km về phía đông bắc, bãi biển dài khoảng 10 km, cát trắng, nước trong. Bãi biển Đồi Dương mát mẻ, nên thơ.Lầu Ông Hoàng là một di tích, nằm trên một ngọn đồi rất đẹp ở Bà Nài phường Phú Hải thuộc Phan Thiết, do ông hoàng Pháp là Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis Philippe I của Pháp. Vào năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhìn thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, đã bỏ ra một số tiền lớn để xây một tòa biệt thự nghỉ mát. Địa danh này cũng gắn liền với cuộc đời đầy gian nan và lãng mạn của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Huyện đảo Phú Quí cách Phan Thiết 100 km (56 hải lý), diện tích 32 km vuông, là cụm đảo có 9 hòn: Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng... trên đảo có chùa: Linh Quang, Cao Cát, không khí luôn mát mẻ, cát mịn, nước trong, cảnh mỹ miều. Ngoài khơi có hòn Lao Câu thuộc huyện Tuy Phong, cách bờ 7 km, diện tích khoảng 10.000 mét vuông, trên đảo có những khối đá trông ly kỳ, với thảm cỏ xanh mượt mà. Bình Thuận còn những thắng cảnh khác: Hồ Biển Lạc, khu nghỉ mát Novotel Ocean Dunes.

Bình Thuận là một tỉnh gần thành phố Sài Gòn, lại ở ven biển, khí hậu quanh năm ấm áp, có nhiều bãi biển còn hoang sơ và thơ mộng, giao thông tiện lợi, nên Bình Thuận sẽ phát triển thành một trong những trung tâm du lịch nhộn nhịp.

Biển khơi Bình Thuận mênh mông
Núi sông xinh xắn, ruộng đồng thênh thang

Cảm tác: Non nước Bình Thuận
.
Đất đai Bình Thuận rộng thênh thang
Di tích xa xưa những tháp Chàm
Ninh Thuận láng giềng nơi hướng bắc
Biển Đông giáp giới phía đông nam
.
Gỗ cây Bình Thuận khá dồi dào
Mắm muối, cá tôm, có biết bao!
Kinh tế vững vàng, người tấp nập
Giao thông rộng rãi, chợ xôn xao
.
Người Chăm lễ hội rộn ràng thay!
Kèn trống sửa sang suốt mấy ngày
Van vái lâm râm, xin xỏ lộc
Cầu nguyền khấn khứa, ước ao may
.
Chùa Hang tịch mịch, chẳng xa xôi
Lặng lẽ cửa thiền, ở một nơi
Bãi đá muôn màu, san sát nước
Lao Câu một đảo, mịt mù khơi
.
Bến bờ Vĩnh Hảo, đẹp như tranh
Nước khoáng trong veo, hoa điểm cành
Cát trắng, trắng tinh, nà nuột trắng
Nước xanh, xanh lẻo, lạ lùng xanh
.
Xa xăm Phú Quí ngó lờ mờ
Cụm đảo chín hòn, sóng nhấp nhô
Riêng rẽ Linh Quang chùa tịch mịch
Vấn vương Bình Thuận cảnh nên thơ!


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.