Hôm nay,  

TQ Và Nội Hàm Của Không Phận Giám Sát Quốc Phòng

07/12/201300:00:00(Xem: 3667)
Hôm thứ Ba, 23-11-2013 bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo về việc nước này vừa thiết lập “KHÔNG PHẬN GIÁM SÁT QUỐC PHÒNG-KPGSQP-Air Defense Identification Zone-ADIZ-và có hiệu lực ngay lập tức. Không Phận Giám Sát Quốc Phòng-KPGSQP- của TQ phủ bóng trên vùng biển rộng lớn của Biển Hoa Đông, vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa TQ và các nước Á Châu: Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan…

Vùng KPGSQP có chiều dài theo hướng Bắc-Nam, bao gồm cả vùng biển đảo Senkaku. Chính phủ Bắc kinh nhấn mạnh cảnh cáo các máy bay khi bay qua vùng KPGSQP-ADIZ-phải thông báo lý lịch và tuân theo mệnh lệnh của người điều khiển không lưu. Nếu không, các máy bay này sẽ đối đầu với những trừng phạt của lực lượng phòng không của Bắc kinh.

Song song với đề xuất KPGSQP, bộ Ngoại giao của TQ không ngừng đưa ra những lời giải thích nhầm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và vùng trời của họ. Chính phủ TQ không hề có ý định thách đố hay khiêu khích bầt cứ quốc gia nào.

Trong thực tế, KPGSQP-ADIZ của TQ là một đề xuất có tính cách thách đố. Đề xuất này đã làm rộ lên những phản đối của: Nhật, Nam Triều Tiên, Đài Loan là những quốc gia có vùng biển đảo chồng lấn nằm trong vùng phủ bóng của KPGSQP-ADIZ. Nhật bản phản ứng mạnh mẽ nhất. Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, tuyên bố sẽ hành động và làm tất cả những gì để bảo vệ chủ quyền của Nhật trên vùng biển Hoa Đông và các biển đảo Senkaku. Mỹ xem ADIZ là một thách đố lớn đối với quyết tâm của Mỹ bảo vê tinh thần Hiệp Ước An Ninh Hỗ Tương giữa Mỹ và Nhật cam kết trong suốt 58 năm vừa qua và Mỹ đã từng xác định ngay cả bằng hành động cho TQ thấy rằng quần đảo Senkaku là một bô phận của Hiệp Ước này.

Lúc đầu 2 công ty hàng không thương mại của Nhật đã tuân theo lệnh của TQ, các phi công thông báo cho chính quyền Bắc Kinh biết đường bay của trước khi họ bay vào vùng KPGSQP này. Nhưng sau đó, các hãng Hàng không Nhật tuân thủ theo quyết định của Thủ Tướng Nhật, Shinzo Abe, họ chấm dứt không phải thông báo cho Bắc Kinh khi họ bay vào vùng ADIZ mới của nước này. Hai hãng Hàng không Japan Airlines và ANA Holdings đều cho hay họ đã bay qua vùng ADIZ của TQ một cách an toàn mà họ không hề thông báo cho chính quyền Bắc Kinh trước khi họ bay vào vùng trời ADIZ của nước này.

Hôm 25/11, sau 2 ngày KPGSQP-ADIZ-có hiệu lực, Hoa kỳ liền thách thức bằng cách đưa hai pháo đài bay B52 không vũ trang, bay vào khu vực KPGSQP của TQ mà không cần thông báo trước. TQ không hề đưa ra phản ứng cụ thể. TQ chỉ đưa lời giải thích rằng họ đã theo sát chuyến bay này của Mỹ trong KPĐVQP của họ từ đầu chí cuối. Sau đó Mỹ cho biết là các chuyến bay quân sự sau này trong chương trình tập trận giữa Mỹ và Nhật trong khu vực biển Hoa Đông như đã dự trù, cũng sẽ bay qua vùng KPGSQP-ADIZ-của TQ và cũng sẽ không thông báo cho Bắc kinh biết trước.

Nhưng liền sau đó hai ngày, hôm thứ Tư 27-12 Bộ Ngoại giao Mỹ lại khuyến cáo các công ty Hàng không Mỹ, vì để bảo vệ an toàn cho khi bay qua vùng KPGSQP mới của TQ tốt nhất là phải thông báo cho cơ quan hữu trách của chính phủ Bắc kinh để tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc…

Có thể nói, thế giới nhất là các nước châu Á Thái Binh Dương: Nam Triều Tiên, Nhật, Đài Loan và nhất là các nước khối ASEAN ngac nhiên không ít trước những tuyên bố đầy mâu thuẫn trái chiều của chính phủ Washington về vùng chiến thuật KPGSQP-ADIZ-của TQ.

Nắm chắc thái độ chần chừ của Mỹ, hôm 29-11 Trung Quốc liền đưa nhiều phi cơ chiến đấu kể cả Su-30, J-11 và các máy bay vận tải KJ-2000 vào vùng biển tranh chấp bám sát theo dõi tất cả phi vụ quân sự của Nhật và HoaKỳ.

Một lần nữa Mỹ lại phản ứng chậm chạp tuyên bố Mỹ sẽ triển khai 6 phi cơ chiến đấu chống tàu ngầm loại P-8 Poseidon, vào căn cứ Kadena thuộc Okinawa. Chiếc đầu tiên đã hạ cánh hôm 1-12, một ngày trước khi PTT Mỹ, Joe Biden, có mặt tại Tokyo. Có lẽ cũng để trấn an Bắc kinh, Washington cho hay là việc triển khai 6 chiến đấu cơ chống tàu ngầm đến căn cứ Kadena, thuộc Okinawa là một kế hoạch được dự trù từ trước!

Viết đến đây, qua những diễn xuất “Trung tung Mỹ hứng” của chiến thuật KPGSQP-ADIZ-như vừa miêu tả ở trên, thật sự không ai hiểu được Mỹ và TQ muốn gì? Có người cho rằng đây là hành động thiếu khôn ngoan của TQ. Tệ hơn nữa có kẻ cho rằng đề xuất KPGSQP-ADIZ-của TQ là thời cơ vàng để cho Mỹ nâng tầm quan trọng và hiệu năng của chiến lược Xoay trục Quân sự về Châu Á Thái Bình Dương. Michael Mazza, một nhân vật không mấy tên tuổi thuộc viện American Interprise Institute lớn tiếng cảnh cáo: Sự kiện ADIZ sẽ tạo ra nhiều diễn biến khiến TQ sau này có thể phải hối hận. Không chỉ vùng biển Hoa Đông mà TQ sẽ hối hận về nhưng việc liên quan đến Biển Đông! Tuy nhiên Mazza không hề đưa ra một diễn biến cụ thể như thế nào mà có thể làm TQ hối hận. Có một nhận định được xem như là hợp lý: Chiến thuật ADIZ ở Biển Hoa Đông được coi như là một phép thử của TQ muốn biết khả năng và mực độ thực hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh của Mỹ tại Chậu Á Thái Bình Dương đến đâu? Đến mực độ nào?

Nếu quả thật như vậy, Mỹ và các đồng minh Chậu Á Thái Bình Dương phải có phản ứng mạnh mẽ quyết liệt chống lại chiến thuật này mới có hy vọng diệt được giấc mộng bá quyền của TQ từ trong trứng nước. Nếu không, Tập Cận Bình sẽ bước những ‘bước chiến thuật KPGSQP’ từ vùng biển này sang vùng biển khác, từ vùng trời này sang vùng trời khác…

Không Phận Giám Sát Quốc Phòng- Air Defense-Identification-zone-ADIZ- không phải là sư kiện lịch sử mới lạ. Nhiều quốc gia nhất là Âu châu và Mỹ, đã thiết lập nhiều vùng KPGSQP-ADIZ- để theo dõi các máy bay ngoại quốc dân sự bay vào không phận của mình trên đất liền hay ngoài biển. Thông thường KPGSQP-ADIZ-được nới rộng hơn vùng Không Phận Quốc Gia. Hoa Kỳ cũng đã từng thiết lập nhiều ADIZ ở các vùng trời Alaska, Hawaii, Guam… Nhật, 1969 cũng thiết lập vung ADIZ trùng hợp với đặc vùng đặc quyền kinh tế EEZ. Nhưng tháng Sáu vừa qua Nhật nới rồng vùng ADIZ này 22 cây số về hướng Tây, và gặp phải phản ứng của Đài Loan cho rằng đó là quyết định sai lầm của Nhật. Thật mỉa mai thay! Trong hiện tại cũng như trong thời chiến trước 75, là một quốc gia bán đảo, Việt Nam cũng thiết lập vùng KPGSQP với lực lượng phòng không hùng hậu, khai sinh cụm- từ lịch sử ‘Điện Biên Phủ Trên Không’…


Việc thiết lập vùng KPGSQP-ADIZ-của Trung Quốc hôm nay là lẽ tự nhiên. Vậy, tại sao TQ lại bị nhiều quốc gia đã kích nặng nề đến thế? Có phải chăng một số quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương, nhìn TQ như một kẻ luôn luôn nuôi mộng bá quyền và đang theo đuổi chính sách bành trướng nước lớn.

PTT Mỹ Joe Biden đến thăm TQ hôm 4-12 sau chuyến dừng chân ở Tokyo. Trước khi đật chân đến Bắc kinh, ông cũng được báo chí của xứ này ‘nhắc nhở’ là không nên lập lại các “nhận xét sai trái” về vùng trời ADIZ của nước này. Hôm 3-12 phát biểu tại Tokyo, PTT Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc trước đề xuất đơn phương về ADIZ cũa chính phủ Bắc Kinh đã làm thay đổi hiện trạng của biển Hoa Đông…Joe Biden hứa sẽ nêu thẳng các quan ngại này một cách chi tiết khi gặp các lãnh đạo TQ. Báo NYTimes dẫn lời của Joe Biden: “Tôi sẽ kêu gọi TQ không thiết lập thêm vùng ADIZ đồng thời TQ phải biết kiềm chế trong việc quản lý vùng ADIZ trên biển HoaĐông…”. Báo China Daily tố cáo: rõ ràng Mỹ đứng về phía Nhật. Báo Cộng Sản CSTQ nói: “Nếu thật sự Mỹ muốn giảm căng thẳng trong vùng thì trước tiên họ phải thôi ủng hộ chính sách trên bờ vực chiến tranh của Nhật”. Tờ China Daily đưa đến kết luận: “PTT Mỹ không nên lập lại các nhận xét sai trái và một chiều…”. Trước những áp lực của báo chí TQ dường ấy, liệu PTT Hoa kỳ, Joe Biden, có thể thuyết phục các nhà lãnh dạo Trung Quốc đến mực độ nào?

Sau khi theo dõi những diễn tiến trình bày ở trên, một thực tế phũ phàng: TQ tỏ ra chủ động khi đưa ra chiến thuật ADIZ, trong khi đó Mỹ tỏ ra bị động. Mỹ đã hành động chao đảo, thiếu tin tưởng, không vững chắc…Đó là mối đe dọa thật sự tương lai quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Á Thái Bình Dương.

Theo nguồn tin WWW.VOANEWS.COM hôm 5-12-2013, tại buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư Mỹ (US Business Leaders) tại Bắc kinh, PTT Joe Biden nói rằng: Việc TQ thiết lập KPGSQP trên vùng biển Hoa Đông đã gây nên quan ngại cho các quốc gia trong vùng…Và tôi đã nói thẳng điều này với ông Tập Cận Bình…Hẳn nhiên có sự khác biệt giữa Mỹ và TQ. Dù vậy, việc va chạm giữ TQ và Mỹ vẫn là điều có thể tránh được…Sau đó PTT Joe Biden xác định: Chúng ta đang cố gắng xây dựng một dạng quan hệ mới giữa 2 nước lớn nhầm xây dựng niềm tin, cạnh tranh lành mạnh, tương kính dựa trên luật chơi mới hướng đến một dạng quan hệ toàn cầu phù hợp với thời đại Thế kỷ XXI.

Nguyên văn tiếng Mỹ “ We are trying to build a new kind of relationship between major powers, one that is different, one that defined by constructive cooperation, healthy competition and a shared respect for an agreed upon new set of rules of the road in international norms for the 21st century…”.

Về phương diện văn chương phải nói đây là một áng văn ngoại giao tuyệt vời! Nhưng nội dung của nó đã khiến những đồng minh của MỸ tại châu Á Thái Bình Dương, một khi đọc qua ai cũng thấy giật mình trước thái độ chao đảo của Mỹ trong việc xử lý vấn đề chiến thuật ADIZ của TQ trên biển Hoa Đông.

Nguồn tin VoaNews.com hôm 4-12 cũng cho hay rằng Tập Cận Bình và Joe Biden đã gặp nhau hôm thứ Tư tại Bắc Kinh và đã trao đổi suốt hơn 5 tiếng đồng hồ và vấn đề KPGSQP của TQ chỉ là một trong nhiều chủ đề được đưa ra trao đổi trong buổi họp. Ngoại trưởng TQ cho hay tại buổi họp với PTT Mỹ Joe Biden, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã nói thẳng ra rằng việc TQ thiết lập ADIZ là phù hợp với luật quốc tế, lẽ ra Mỹ có thái độ khách quan và công bằng khi đánh giá. (Xi told to Biden the zone was in accordance with international law and that the US should take an “objective and fair attitude’ about it).

Hiện tại có mối quan tâm của đồng bào Việt Nam trong nước và hải ngoại: Nếu TQ thành công trong chiến thuật KPGSQP tại biển Hoa Đông, TQ sẽ có nhiều khả năng áp đặt một vùng KPGSQP mới tại Biển Đông. Tập Cận Bình cân nhắc thận trọng khi đề xuất vùng chiến thuật KPGSQP tại biển Hoa Đông. Để hỗ trợ chiến lược bành trướng này, Quân Ủy Trung Ương TQ cùng lúc đã cho điều động Hạm đội Tàu Sân Bay Liêu Ninh xuống biển Nam Trung Hoa tức Biển Đông của ta. Sự hiện diện hạm đội Tàu Sân Bay Liêu Ninh tại Biển Đông là chỉ dấu rõ nét nhất cho thấy tham vọng của Tập Cận Bình sẽ thiết lập một vùng chiến thuật KPGSQP trên Biển Đông. Được hỏi về sự kiện này, tại buổi họp tại Manila hôm 2-12-2013, đại sứ TQ tại Philippines, bà Mã Kế Thanh nói rằng nước bà có đủ chủ quyền để thiết lập vùng KPGSQP tại một vùng biển khác ngoài biển Hoa Đông khi cảm thấy việc làm đó là cần thiết. Như vậy, nếu với chiến thuật KPGSQP tại biển Hoa Đông mà TQ gặt hái được thắng lợi tại một vùng biển trong đó có các biển đảo Senkaku là vùng đang tranh chấp đối đầu cam go nhất giữa TQ và Nhật Bản. Thắng lợi này sẽ thúc đẩy Tập Cận Bình triển khai một vùng KPGSQP mới tại Biển Đông, một vùng biển mà TQ đang có nhiều lợi thế hơn nhiều so với vùng biển Hoa Đông, để uy hiếp áp đảo các quốc gia khối ASEAN, trong đó có Việt Nam môt đối tượng hàng đầu của chính sách xâm lăn, bành trướng củaTrung Quốc.

Mỹ đã chao đảo, co ro! Còn sợ ai nữa mà Tập Cận Bình không dám làm?

Liệu ViệtNam có đủ sức mạnh Kinh tế và Vũ khí hiện đại để đánh trả lại TQ một cách hữu hiệu như Nhật Bản đang làm? Liệu ViệtNam còn đủ kiên cường tiếp nối thể hiện niềm tự hào lịch sử về một” Điện Biên Phủ Trên Không” ?./.

Đào Như

Oak park,Illinois,USA

Dec-6-20

GHI CHÚ NGUỒN

Bài viết trên dựa trên những dữ kiện cung cấp từ những websites sau đây:

Air Defense Identification Zone
http://www.globalsecurity.org/military/world/china/adiz.htm

U.S. Backs Japan Against ADIZ
http://www.japantimes.co.jp/news/2013/12/03/national/u-s-backs-japan-against-adiz-biden/#.UqJMoe0o7zA

Biden: Conflict with China is not inevitable
http://www.voanews.com/content/biden-says-conflict-with-china-not-inevitable/1804044.html

Biden: China’s Air Defense Zone causing apprehension
http://www.voanews.com/content/biden-chinas-air-defense-zone-causing-apprehension/1803920.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đỗ Văn Phúc sinh năm 1946 tại Quảng Trị, tốt nghiệp khoá 1 Đại học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
Năm 1975, từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đã bắt đầu đặt kế hoạch phát triển trên toàn thể quốc gia.
Buổi lễ vinh danh do Bộ Nội An tổ chức nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để tuyên thệ cho hai mươi lăm người từ mươi tám quốc gia
Cử tri tại tiểu bang California đang sửa soạn tham dự vào cơn sốt tuyển chọn ứng cử viên tổng thống được tổ chức vào ngày 5 tháng 2
Ông Vũ Dũng trong trả lời phỏng vấn trên báo Nhân dân ngày 6-1-2008 khẳng dịnh: không có chuyện chúng ta mất dất mất biển.
Cộng sản là một chủ nghĩa và là một chế dộ chuyên tạo ra kẻ thù cho mình. Ngay từ lý thuyết, thay vì cổ xúy tương sinh, cộng tồn
Nhằm mục đích phản đối Trung Cộng xâm chiếm quần đão Hoàng Sa và Việt Cộng đã dâng đất
Hôm nay tranh thủ về gặp mẹ xem có chuyện gì mà nghiêm trọng thế. Sau khi nghe mẹ kể sự việc con mới biết thì ra là không có chuyện gì nghiêm trọng cả
Nơi có thể xuất hiện loại giải pháp lý tưởng như vậy sẽ là ở miền Nam, môi trường cởi mở, thiết thực, đã tiếp cận với thế giới bên ngoài từ hơn trăm năm nay
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.