Hôm nay,  

Bước Qua Năm Mới

07/01/201400:00:00(Xem: 7674)
...bi quan nhất thì đối lập Cộng Hoà vẫn đủ sức giữ thế đa số tại Hạ Viện...

Năm mới 2014 sẽ là một năm quan trọng trong chính trường Mỹ. Cuối năm sẽ có cuộc bầu “giữa mùa”, bầu lại một phần ba thượng viện, hết cả hạ viện, hàng loạt thống đốc cũng như dân biểu, nghị sĩ, và vô số chức vụ cấp tiểu bang, từ cảnh sát trưởng đến quan tòa. Kết quả những cuộc bầu này sẽ cho biết cử tri Mỹ vẫn còn ủng hộ TT Obama và đảng Dân Chủ hay không, đến mức nào. Đi xa hơn nữa, kết quả bầu bán cũng sẽ tác động mạnh lên cuộc bầu tổng thống năm 2016. Năm 2014 cũng sẽ là năm các ứng viên tổng thống của cả hai chính đảng sẽ bắt đầu lộ diện, thăm dò dư luận và mở màn vận động tranh cử nếu thấy có triển vọng.

Tuần trước, ta đã có dịp nhìn lại năm 2013 để thấy đó là một năm thật đáng quên đối với TT Obama vì quá nhiều khó khăn. Nhìn về phiá trước, năm 2014 không có vẻ gì là sáng sủa hơn, chỉ vì nhiều khó khăn của năm qua vẫn còn đó, chưa giải quyết được, cộng thêm nhiều vấn đề khác. Năm cái gai lớn của năm qua vẫn còn nguyên đó, chờ quyết định cuối cùng:

- Vụ anh Snowden xì tin NSA theo dõi cả thế giới: cuộc tranh luận bước qua ưu tư của chính quyền Obama là không biết anh này có những tin gì đã bán cho Nga, không biết NSA có kẽ hở nào, có bí mật nào Nga đã biết. Cũng không biết anh Snowden sẽ tung ra báo chí chuyện bí mật gì nữa trong năm mới. Bây giờ, đang có tranh luận mới về vụ này: nên ân xá anh Snowden để anh trở về Mỹ, đổi lấy việc chấm dứt cung cấp tin mật cho Nga, hay không ân xá vì chẳng ai biết anh này đã cung cấp những tin mật nguy hại đến mức nào cho Nga. Đúng là chuyện vớ vẩn vì chẳng thấy anh Snowden có ý định muốn xin được ăn xá và trở về Mỹ sống, hay ngưng xì tin bí mật.

- Vụ sở thuế IRS: Nhà Nước hứa sẽ điều tra kỹ và cải tổ nếu thấy có sai lầm hay lạm dụng, nhưng cho đến nay, câu chuyện hình như đã bị “lãng quên”, chẳng ai biết chuyện gì đang xẩy ra, và truyền thông phe ta thông cảm, cũng không đăng tin gì nữa.

- Vụ Syria: TT Obama được Putin cứu thoát nạn và truyền thông giúp dấu nhẹm luôn khúc gân gà Syria nên chẳng ai biết chuyện gì đang xẩy ra. Chỉ thấy vài tờ báo loan tin Syria đã không tuân theo lịch trình phá hủy vũ khí hoá học trước hạn 31/12/2013, trong khi TT Assad tiếp tục giết quân chống đối trước sự im lặng của cả thế giới. Chưa ai biết qua năm 2014, cuộc nội chiến sẽ ngã ngũ như thế nào và vấn đề vũ khí hóa học có được giải quyết hay không, và nếu không thì TT Obama sẽ làm gì? Không ai muốn bị kẹt vào thế tiến thoái lưỡng nan trước đây nữa nên tốt hơn hết là cả thế giới tiếp tục... quay mặt ngó lơ.

- Vụ Nhà Nước đóng cửa tiệm: Hai bên Dân Chủ và Cộng Hoà đã thoả thuận được một dự luật ngân sách cho hai năm tới, và TT Obama đã vừa ký thành luật. Nhưng đó chỉ là cái khung ngân sách. Hàng ngàn chi tiết sẽ còn được tranh cãi và có thể lại đưa đến bế tắc và... Nhà Nước đóng cửa tiệm nữa.

- Vụ Obamacare: Trên căn bản, những trục trặc kỹ thuật đã được giải quyết phần lớn, nhưng Obamacare sẽ trực diện những vấn đề lớn hơn nhiều trong năm mới. Ta sẽ bàn nhiều hơn dưới đây.

Năm 2014 là năm đầu tiên Obamacare được áp dụng trọn vẹn. Tuy TT Obama cho phép gia hạn việc áp dụng luật mới cho các bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm tập thể, nhưng phần lớn thiên hạ sẽ có bảo hiểm mới, cũng như hầu hết các dịch vụ y tế cũng sẽ tuân thủ theo Obamacare, với hệ quả bắt buộc là giá cả y tế sẽ gia tăng trong năm mới này, tuy không tăng đều nhau, nhưng cũng đủ để gây bất mãn lớn trong khối cử tri trung lưu.

Nhiều người có tính vị tha, bênh vực Obamacare bằng câu nói “tôi suy nghĩ giản dị, chỉ thấy chúng ta hy sinh vài đồng để giúp cả chục triệu người có an toàn y tế là điều tốt, thế thôi”. Một lý luận không sai lắm trên lý thuyết chung chung, nhưng cũng không đúng hẳn trên thực tế. Những người nói được câu nói này là những người tương đối khá giả, có ít nhiều tiền dư của thừa, có khả năng làm... mạnh thường quân. Không phải ai cũng vậy. Đối với đại đa số dân gọi là “trung lưu”, đủ tiền sống đến cuối tháng không phải vay đầu này, mượn đầu kia, là chuyện đáng mừng rồi. Bây giờ khi chi phí bảo hiểm tăng gấp đôi, và chi phí nhà thương, bác sĩ tăng không biết tới đâu, thì chuyện “hy sinh vài đồng” không còn là chuyện nói chơi nữa. Như đã trình bày nhiều lần, không ai chống lại chuyện cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho những chục triệu người đang cần, nhưng với phương cách của Obamacare, cái giá phải trả quá lớn trong khi kết quả chẳng có gì bảo đảm. Trái lại.

Cả triệu người đã mất bảo hiểm y tế cá nhân đang có và sẽ phải mua bảo hiểm mới đắt gấp đôi, gấp ba. Giá bảo phí (premium) tăng trong khi tiền trả trước (deductible) và tiền phải trả mỗi lần (co-pay) cũng tăng nhất loạt. Đắt gấp đôi, gấp ba không phải là “hy sinh vài đồng”.

Cả triệu người sẽ không mua bảo hiểm mà chịu đóng thuế (phạt) cho Nhà Nước vì rẻ hơn. Trong khi Nhà Nước tăng thu nhập thuế phạt thì các hãng bảo hiểm sẽ mất thu nhập bảo phí, và bắt buộc phải bù đắp bằng cách lại gia tăng tất cả, từ bảo phí đến tiền đóng trước hay trả mỗi lần. Gia tăng kiểu này không phải là chuyện “hy sinh vài đồng”.

Cả triệu người nữa sẽ mất bảo hiểm tập thể của công ty để phải mua bảo hiểm cá nhân đắt hơn nhiều. Không biết bao nhiêu người cũng sẽ bị sa thải, hay giảm cấp xuống nhân viên bán thời. Mất việc là mất nồi cơm gia đình, không phải là chuyện “hy sinh vài đồng”.

Đầu năm nay, ngoài Obamacare ra, TT Obama sẽ trực diện hai vấn đề cần phải giải quyết sớm nhất: hết trợ cấp thất nghiệp và thiết lập ngân sách liên bang.

Trợ cấp thất nghiệp từ ngày TT Obama nhậm chức đã được gia hạn liên tục chẳng ai nhớ rõ bao nhiêu lần khi TT Obama không giải quyết được nạn thất nghiệp. Cuối năm 2013, trợ cấp này lại hết hạn một lần nữa cho hơn một triệu người vẫn thất nghiệp. Dĩ nhiên là không có cách nào khác hơn là lại gia hạn nếu không muốn thấy cả triệu người thất nghiệp này bị chết đói. Nhưng vấn đề là cứ tiếp tục biện pháp vá víu này bao lâu? Làm sao chấm dứt nạn thất nghiệp để thiên hạ không còn phải chià tay xin Nhà Nước tiền để sống qua ngày?

Nhìn xa hơn một chút là các vấn đề di dân, kiểm soát súng đạn, và Trung Đông.

Câu chuyện di dân và súng đạn, một thời nổi đình nổi đám, lại một lần nữa, chìm vào lãng quên, không khác gì thời TT Clinton, rồi TT Bush. Đây là những vấn đề gai góc mà chưa ai có giải pháp.

Cả chục triệu di dân ở lậu chẳng những là một vấn đề luật pháp, xã hội, y tế to lớn, mà cũng là một khối cử tri khổng lồ mà chính khách nào cũng thèm thuồng. Đồng thời cũng là một đề tài tạo tranh cãi lớn, một cục than hồng mà ai thò tay vào bốc chắc chắn bị phỏng ngay. Bế tắc đưa đến tình trạng quái gở là ở Cali, một anh gốc Mễ ở lậu, không có giấy phép cư trú chính thức, nhưng đậu bằng luật và được cấp giấy hành nghề luật sư. Nói cách khác, theo luật tiểu bang thì anh này không phạm tội gì, được làm luật sư, nhưng theo luật liên bang thì anh ta là một tội phạm, có thể bị FBI của liên bang bắt và trục xuất ngay. Ta sẽ có dịp xem TT Obama giải quyết tình trạng tréo cẳng ngỗng này như thế nào. Có nhiều hy vọng là TT Obama sẽ... quay mặt ngó lơ thôi.

Chuyện kiểm soát súng đạn, từ mấy chục năm qua, vẫn dậm chân tại chỗ. Mỗi lần có một vụ tàn sát tập thể bằng súng, báo chí làm rùm beng, dân biểu và nghị sĩ cũng không chịu thua, la ó om sòm, tổng thống cũng nhẩy vào cuộc khua chiêng trống. Nhưng trăm lần đều như một, vài tuần hay vài tháng sau là chuyện đâu lại vào đấy. Chẳng có gì xẩy ra. Hầu hết các dân biểu, nghị sĩ, kể cả các tổng thống, ông bà nào cũng được hội những người sở hữu súng (NRA) đấm mõm rất kỹ, nên chỉ dám hò hết suông thôi.

Rồi lò lửa Trung Đông, với những lò thuốc súng Iran, Syria, Palestine, Do Thái, Libya, Ai Cập, Iraq, Afghanistan, Pakistan có thể nổ tung bất cứ lúc nào, trong khi chính sách đối ngoại của chính quyền Obama chẳng có gì sáng tỏ, chân trong chân ngoài. Vì trách nhiệm đại cường, trách nhiệm với Do Thái, và trách nhiệm của nước tạo ra bất ổn tại Iraq và Afghanistan, Mỹ không thể phủi tay đứng ngoài, nhưng nhập cuộc thì tình trạng quá phức tạp, vượt xa khả năng và ý định của TT Obama. Đúng là tiến thoái lưỡng nan.

Một thành tích được TT Obama rầm rộ quảng bá là thỏa thuận với chính quyền Iran về việc kiểm soát chương trình phát triển hạt nhân của Iran. Chưa biết hai bên sẽ tuân thủ đến mức nào, chỉ biết hai đồng minh lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông là Do Thái và Ả Rập Saudi đã lên tiếng cực lực chống đối thỏa hiệp này, mà Do Thái gọi là đã “bán đứng” Do Thái. Ông tổng thống đắc cử nhờ suốt ngày hứa hẹn đã tin vào những lời hứa hẹn của mấy thầy pháp Iran.

Ta cũng chưa quên vụ khủng bố tấn công toà lãnh sự Mỹ tại Benghazi, cho đến nay vẫn còn... trong vòng điều tra. Chưa ai biết chính quyền Obama tính câu giờ đến chừng nào, nhưng càng muộn tức là càng gần ngày bầu cử cuối năm thì càng phiền, giúp cho Cộng Hoà có chuyện tấn công.

Một vấn đề TT Obama hứa hẹn sẽ là trọng tâm của 2014 là nguy cơ hâm nóng địa cầu. Đây là chuyện kiểu khoa học giả tưởng chẳng mấy ai hiểu rõ, chỉ thấy hết bão tuyết lạnh cóng người này đến bão tuyết lạnh cóng người khác trong khi các nhà khoa học tiếp tục cãi nhau.

Nhìn lại xã hội Mỹ, điều miả mai lớn là dưới một tổng thống mà bình đẳng xã hội và đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu lớn, nước Mỹ lại trở thành một nước mà khoảng cách giàu nghèo đã leo lên mức lớn chưa từng thấy. Trong khi gia tài của các tỷ phú tăng vọt 30%-40% thì số người sống dưới lằn ranh nghèo, lãnh phiếu thực phẩm cũng tăng lên mức cao nhất lịch sử Mỹ.

Với chính sách kinh tế của TT Obama, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao chót vót, mức tăng trưởng kinh tế lẹt đẹt ở những tỷ lệ thấp nhất, trong khi thị trường chứng khoán, là nơi phản ánh tài sản của khối nhà giàu, lại tăng lên hơn 30% trong năm 2013. Nhà giàu ngày một giàu hơn. Gia tài của tỷ phú Bill Gates tăng gần 16 tỷ trong năm, lên đến gần 80 tỷ. Nói cách khác, gia tài ông Gates tăng sơ sơ có... 45 triệu đô mỗi ngày, kể cả trong những ngày cuối tuần ông nằm vắt cẳng ngủ nguyên ngày.

Trong một bài diễn văn mới nhất, TT Obama đã ca tụng tân Giáo Hoàng Francis đã có ưu tư về cách biệt giàu nghèo và bất công bằng xã hội. Ta chờ xem trong năm tới hay ba năm tới, TT Obama sẽ làm được gì để giảm khoảng cách này, ngoài việc tuyên bố mình chia sẻ ưu tư của Đức Giáo Hoàng.

Tất cả những vấn đề trên, nếu chưa có giái pháp thoả đáng, bảo đảm phe đối lập Cộng Hoà sẽ không bỏ qua trong các cuộc vận động bầu cử kéo dài cả năm nay.

Những khó khăn của TT Obama thật ra là những khó khăn mà bất cứ tổng thống Mỹ nào cũng gặp phải trong khi “quản trị” một nước lớn và phức tạp như Mỹ. Vấn đề là những khó khăn này đã không được TT Obama giải quyết thỏa đáng.

Diễn đàn Politico tham khảo ý kiến của cả chục tổng giám đốc các đại công ty, cũng như các chuyên gia về quản trị, và kết luận chung của họ là TT Obama đã không giải quyết được những khó khăn lớn của ông vì thiếu kinh nghiệm và khả năng quản trị một guồng máy hành chánh vĩ đại. Ông là một chính khách “dẻo miệng”, có thể dùng lời lẽ, ngôn ngữ thu phục lòng người, nhưng khi đụng phải vấn đề thì không biết giải quyết như thế nào. Trong lịch sử cận đại Mỹ, ông là người ít kinh nghiệm nhất, nếu không muốn nói là không có chút kinh nghiệm nào. Vấn đề trở thành trầm trọng hơn khi chung quanh ông, phần lớn lại là những phụ tá và cố vấn với những kinh nghiệm và khả năng tương tự như ông, tức là chính trị mồm mép giỏi nhưng khả năng quản lý không có. Những trục trặc kỹ thuật của Obamacare là một bằng chứng không thể rõ ràng hơn.

Vấn đề đi xa hơn chuyện kỹ thuật quản lý bộ máy hành chánh. TT Obama cũng đã thất bại trong các chính sách: đối nội quá cấp tiến, xa hơn những quan điểm nền tảng của dân Mỹ, đối ngoại quá luộm thuộm và sai lầm, không có một “thành quả” nào đáng khoe khi thù chưa giảm mà bạn lại bớt.

Những khó khăn trong năm tới có thể không phải là những cái nhức đầu lớn cho TT Obama vì dù sao thì ông cũng đã được bảo đảm một phòng ngủ trong Tòa Bạch Ốc cho tới đầu năm 2017. Nhưng sẽ là những đau đầu lớn cho hàng ngàn chính khách của đảng Dân Chủ sẽ phải đối đầu với cử tri trong năm mới này.

Obamacare dĩ nhiên là một đại hoạ sẽ giết cả đảng nếu cuộc bầu cử được tổ chức trong tháng này. Một thăm dò mới nhất của CNN cho thấy 55% cử tri có ý định bỏ phiếu cho bất cứ chính khách nào chống lại TT Obama, trong khi chỉ có 40% cử tri sẵn sàng bỏ phiếu cho các chính khách ủng hộ TT Obama. Trong đảng Dân Chủ, chỉ có 22% cử tri cảm thấy hăng hái muốn đi bầu, so với gần 40% cử tri Cộng Hòa sốt sắng.

Tỷ lệ hậu thuẫn chung của TT Obama, theo thăm dò của khoảng một tá tổ chức, lảng vảng trong vòng từ 38% đến 43%, thua xa tỷ lệ đắc cử 52% cách đây một năm. So với hậu thuẫn cùng thời điểm này của các tổng thống tiền nhiệm thì TT Obama thấp thứ nhì, chỉ cao hơn TT Nixon, và thấp hơn TT Bush con.

May thay cho đảng Dân Chủ, còn cả năm nữa mới tới ngày bầu. Chính quyền Obama hy vọng sẽ có đủ thời giờ chỉnh sửa những “trục trặc kỹ thuật” của Obamacare, cũng như vận động lấy hậu thuẫn lại cho Obamacare. Nhưng trục trặc kỹ thuật chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là việc thiên hạ mất bảo hiểm, bảo hiểm cá nhân và nhất là bảo hiểm tập thể do công ty cung cấp. TT Obama đã mánh mung, miễn áp dụng Obamacare trong một năm, cho tới đầu năm 2015, tức là sau cuộc bầu tháng Mười Một 2014. Nhưng xảo thuật này chỉ khỏa lấp được một phần nhỏ những hậu quả tai hại của Obamacare.

Các chuyên gia chính trường Mỹ ước đoán trong tình trạng bi quan nhất thì đối lập Cộng Hoà vẫn đủ sức giữ thế đa số tại Hạ Viện, và nếu lạc quan hơn thì có nhiều hy vọng chiếm luôn được đa số tại Thượng Viện. Cho dù không chiếm được đa số tại Thượng Viện thì Cộng Hoà cũng có thể sẽ chiếm được thêm 5 hay 6 ghế tại Thượng Viện, sẽ trói tay TT Obama thêm một chút.

Đảng Cộng Hoà đang cố gắng tập trung mọi nỗ lực để đoạt thế thượng phong tại quốc hội, chẳng những có thể ngăn cản được các chính sách cấp tiến của TT Obama trong hai năm cuối của ông, mà còn có thể giữ thế cân bằng chính trị lâu dài nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống kế nhiệm TT Obama như nhiều người dự đoán. (05-01-14)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
10/01/201408:00:00
Khách
hoan hô chú vũ linh ,đã dám nói ra sự thật mà đại đa số dân ăn bám hàm hồ a dua hùa theo , chỉ có những kẻ không có óc chỉ có ( cứt ở trong đầu ) mới tán thành ba cái nhố nhăng cướp của nhà giàu chia cho người nghèo như bon lương sơn bặc trong truyện của tàu...thật sự thì kẻ này cũng nghè rớt mồng tơi làm bữa nào thì sào bữa đó nhưng cực lực lên án lũ ăn bán xã hội...và miệt thị bọn chính quyền giả nhân nghĩa của bọn dân chủ bọn chúng dung túng cho lũ ăn bán , nay thêm bọn lười biếng không chịu đi làm nằm nhà hưởng sài tiền thuế mồi hôi nước mắt cụa những kẻ đi làm
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.