Hôm nay,  

Giới Thiệu Tập Thơ ‘Ơn Nghĩa Trùng Trùng’ của Huỳnh Công Ánh

05/12/201300:00:00(Xem: 4845)
Đào Văn Bình
(LTS: Hai tập thơ “Ơn Nghĩa Trùng Trùng” và “Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười” của Huỳnh Công Ánh sẽ ra mắt trong Chiều Thơ Nhạc Yêu Nước, với các ca khúc của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Việt Oan. Diễn giả Nhà báo Hoàng Dược Thảo và Phan Tấn Hải -- Các tiếng hát Đoàn Chính, Hoàng Tường, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Kim Sơn, Võ Kỳ Phong, Mỹ Lan, Trần Thiện Anh Chí. Hát Bội Quang Trung Bắc Tiến với Hoàng Ngọc Ân. MC: Lữ Anh Thư - Võ Kỳ Phong. Vào Thứ Bảy 14-12-2013 từ 2:00 – 5:00PM tại Hội Trường Văn Lang VNCR, 14861 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.)

huynh-cong-anh-opy-resized
Huỳnh Công Ánh (Photo: courtesy of VOA).

Đây là tập thơ thứ ba sau hai thi tập Hạnh Ngộ Bên Trời (2005), Quẳng Gánh Lao Đao Giữ Nụ Cười (2010). Mới có tám năm mà Huỳnh Công Ánh đã cho ra đời ba tập thơ, chứng tỏ sức sáng tác của anh mạnh mẽ, thi hứng dồi dào. Tập thơ dày 272 trang và đúng như tựa đề, anh đã dùng 147 bài thơ để cảm ơn người vợ, Tổ Quốc, Quê Hương, bằng hữu và xót xa cho phận mình. Trong phần giới thiệu, Nguyễn Hữu Nghĩa - nguyên chủ nhiệm báo Làng Văn đã nhận xét, " Huỳnh Công Ánh dạ sắt son, thi trung hữu dũng, nhạc trung hữu tình…" Nhưng theo tôi phải nói thêm Huỳnh Công Ánh hiếu thảo và đa tình. Tôi tâm đắc với bài Tựa của Nguyễn Hữu Nghĩa khi anh trích dẫn một đoạn thơ rất "tình" của Huỳnh Công Ánh:

Vì em thi sĩ từ hồn
Anh như thư ký trong nguồn thi ca
Công anh chỉ việc chép ra
Những lời hoa gấm lụa là từ em!


Khi ca ngợi người yêu, người vợ người ta thường dùng những mỹ từ cao đẹp như "hoàng hậu", "trăng, sao", "suối mát", " nàng tiên", thậm chí cả 'nữ thần", "nữ chúa", "bồ tát" v.v… nhưng thơ của mình làm ra là lại nói mình chỉ là "thư ký" để chép lại những "hoa gấm từ em" thì…thật độc đáo và lãng mạn. Sau đây tôi sẽ đi vào từng chủ đề để tìm hiểu thế giới thơ Huỳnh Công Ánh:

Đối với Tổ Quốc, Quê Hương Luôn luôn canh cánh bên lòng: Nếu phải nói, hãy nói lời nhân nghĩa

Lời tri ân bao đấng tiền nhân
Tôn kính, đội ơn ông bà cha mẹ
Ân tình, thủy chung với đồng chí bạn thân
.
Và nói mãi nỗi niềm yêu chân thật
Vọng thật sâu thăm thẳm mênh mông
Yêu thứ nhất là yêu Tổ Quốc
Còn yêu em là thượng hạng phải không?
(Ần Dụ Chập Chùng, Thường Trú Trong Tâm trang 102)


Bằng hữu

Anh thủy chung, nhường nhịn bạn bè, "thà chấp nhận nhục nhằn" nhưng không bao giờ "vung gươm chém bạn" như trong bài thơ " Thà Chấp Nhận Nhục Nhằn…" (trang 65) Điều này được khẳng định trong suốt thời gian làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Tổng Hội Cựu TNCT/VN cũng như sau này:

Chém bạn! mài gươm, hừ chém bạn!
Gươm cùn, trí loạn, múa lung tung
35 năm gẫm lại cho cùng
Thù trơ đó, bạn nản lòng ẩn dật.


Bài thơ này đáng cho những ai đang hăng say "vung gươm chém bạn" suy nghĩ. Đời tù

Dù thơ tù không còn "nóng hổi" như ở thập niên 1980 và 1990 nữa nhưng anh đã dùng 28 bài thơ để nhớ lại những ngày tháng thống khổ không sao quên nổi với đoạn thơ như sau:

Ngày Tết mới được miếng thịt lợn
Nhỏ bằng ngón tay
Miếng mỡ, miếng nạc chia sao đây?
Để công bình phải bắt thăm thứ tự
Số hên bắt được cục mỡ quý này
(Tiêu Chuẩn Ngày Tết trang 172)

Rồi: Lom khom đào hố chôn tù chết
Chống nạnh, cán cộng giục khẩn trương
Củ khoai vái tiễn người đi trước
Lấp tù xong, khoai chia hai đứa ăn
(Chôn Bạn Tù trang 173)


Thân phận

Cũng giống như chúng ta, anh mang thân phận của một linh hồn vong quốc và lúc nào cũng ngỡ ngàng tự hỏi " vì đâu anh buông súng" trong khi "viên đạn đã lên nòng". (Trong Vì Đâu Anh Buông Súng trang 85)


Thả vào gió vào mây hồn Phạm Thái
Và chuôi gươm lạnh ngắt tự bao giờ
Bầu rượu cạn mấy mươi mùa khô mãi
Môi anh hùng tê tái đọng giọt thơ
(trong "Rượu nhập huyết trào, thơ thống hận" trang 60)


Rồi cả một nỗi buồn mênh mông như sóng cồn của bờ biển New Orleans:

New Orleans sóng bạc đầu lên
Lòng sao thăm thẳm đáy sâu đen
Thuyền ai rẽ nước khơi giạt giạt
Hồn không say sao hồn mênh mông
(Cõi Tạm trang 216)


Tình yêu

Hình như trong thơ tình, lời thơ Huỳnh Công Ánh có nhiều nét bất ngờ, phong phú và sâu lắng hơn.

Qua thơ, chúng ta thấy thế giới tình yêu của Huỳnh Công Ánh không phải chỉ là ân ái thường tình nam nữ mà còn là những gì thuộc tâm linh nữa, chẳng hạn như trong bài thơ Quà Em Tặng trang 34:

Em thương gửi vào tôi lời thanh khiết
Vai tôi nghiêng trái phải nhọc đôi bờ
Tai tôi nữa, vang nỗi niềm rất thật
Dù tọa thiền muôn kiếp khó làm ngơ
.
Em tin nhận từ tôi mộc mạc
Không xa vời nên dễ cảm không thôi.
Như thường thich nghe hoài một bài hát
Sẽ tự nhiên thuộc cả nhạc lẫn lời
.
Em hoan hỉ vẽ cho xem dấu tich
Lửa của tàn thuốc ngún sắp quăng đi
Tưởng mủn nát mà dật dờ trong ký ức
Cho hết nhau nào đếm được những gì.


Tình yêu chính là liều thuốc màu nhiệm làm sống lại một tâm hồn phiêu bạt, trai cứng, bầm giập mà anh gọi là "đá cũng trổ bông" như trong bài thơ Tình Muôn Năm nơi trang 24:

Em mưa nhỏ lời tình thiêng sũng ướt
Đá hồn ta trơ thế vẫn trổ bông
Em nắng xuống trên lưng đời óng mượt
Băng giá ta tan chảy ngập trong lòng.


Nhưng anh cũng cảnh giác "người đẹp" mà anh gọi là "môi hồng" bằng bài thơ ý tứ rất ngộ nghĩnh:

Môi hồng ghé xuống nhân gian
Sinh linh điêu đứng,
Hoang tàn như chơi.
Đôi khi mỉm mỗi nụ cười
Quách thành,
Khanh tướng,
Tả tơi, khốn cùng.
(Môi Hồng trang 91)


Thế giới tâm linh

Anh là người theo đạo Chúa nhưng trong thơ anh lại phản ảnh rất nhiều tư tưởng Phật Giáo qua những từ ngữ như: luân hồi, niết bàn, cõi ta bà v.v… như trong bài thơ Đi Đến Đó Cúi Chào Nhau (trang 62). Lời thơ lục bát thật nhẹ nhàng, thâm thúy phản ảnh tư tưởng Bát Nhã. Đi đến đó tìm lại nhau

Tiếng chuông bát nhã vọng sâu trong hồn
Mõ khô lốc, khua đều dòn
Sen lâng lâng nhẹ tỏa hương niết bàn
Cỗ kinh mở sẵn trên bàn
Chữ nhòe nhoẹt mực, tụng khan lời buồn
Nam mô Phật niệm không ngừng
Cầu ơn cứu độ để đừng rời nhau
Đi đến đó hỏi mai sau
Luân hồi hóa kiếp, niềm đau vẫn là
Ngụp lặn mãi cõi ta-bà
Đúng-sai u mịch mùng tha hóa mù.


Để kết thúc phần giới thiệu không gì bằng nhắc lại đây lời Bạt của nhà thơ Yên Sơn - Tổng Thư Ký Văn Bút VNHN khi Yên Sơn giới thiệu thi tập Ơn Nghĩa Trùng Trùng như sau: "Hãy khoan nói về nội dung. Đối với tôi, một người viết lên được nỗi lòng của mình; diễn đạt được những biến chuyển, linh động chung quanh cuộc sống bon chen của kiếp người, kiếp người lưu vong; cảm nhận được cái lãng mạn của bốn mùa mưa nắng, vẻ đẹp thanh tao của trăng sao, nỗi xôn xao của gió mây cùng hoa cỏ…bằng văn vần, văn xuôi đã là hay rồi, đáng phục rồi… Xin ngả mũ ngưỡng mộ vào chào đón đứa con tinh thần, thi phẩm thứ ba của anh chào đời, góp mặt vào vườn hoa văn nghệ muôn màu muôn sắc.."

Với tập thơ thứ ba này Huỳnh Công Ánh thực sự đứng vào hàng ngũ nhà văn, nhà thơ hải ngoại chứ không đơn thuần chỉ là nhà tranh đấu như trước đây. Đó cũng là ước nguyền của bao người, xưa là "tráng sĩ" và ngày nay là thi sĩ.

Đào Văn Bình (viết từ San Jose 17/5/2013 -- đăng lại đầu tháng 12/2012)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.