Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh Lại Về

04/12/201300:00:00(Xem: 5119)
Mưa, mưa ở Cali là chuyện lạ, đặc biệt là ở Little Saigon. Cơn mưa dầm dề sau ngày Lễ Tạ Ơn, khởi đầu một mùa mưa trễ. Tôi đã đứng trước nhà sau cơn mưa tầm tã... ôi thật sung sướng khi đi ra sân mở miệng há thật to để những giọt mưa rớt vào miệng, lòng tôi vui phơi phới, ráng nuốt những hạt mưa rơi. Cái lạnh bắt đầu thấm tôi trở vô nhà và thầm tạ ơn Chúa cho mưa xuống … California. Mặc dầu năm nay Cali sẽ thiếu mưa nhưng được mấy trận mưa như thế nầy là cũng đủ vui rồi.

Bước vào mùa Giáng Sinh lòng tôi râm ran một niềm vui khó tả. Không khí dường như bay bổng, cả vùng Little Sài Gòn thay đổi đột ngột. Đó đây vang lên những giai điệu vui tươi Mừng Chúa sinh ra đời. Ai nấy cũng rộn rịp mua quà tặng hay tặng cho chính mình trong ngày “Thứ Sáu Đen” (Black Friday)

Cũng mùa Giáng Sinh nầy, Hong Kong năm 1986 tiết trời lạnh buốt, những cơn mưa phùn phớt qua, luồng gió rít lên lạnh tới tận xương tủy, hàng trăm người tị nạn trong màn sương gió ngồi ngoài sân, tuyệt thực! Trại Cấm Chi Ma Wan. Trên tám mươi phần trăm là người từ Hà Nội và Hải Phòng cùng nhau “bất bạo động” chống lại chính sách “Cưởng bách hồi hương” của chính phủ Hong Kong. Từ đàng xa tôi đã thấy khói bốc lên. Chiếc tàu nhỏ chở tôi không được quyền cập bến. Cảnh sát mặc đồ đen dàn một hàng ngang sẳn sàng để tấn công vào hàng rào người cản... Cái lạnh không còn nữa, sóng gió hòa cùng tiếng gào thét tuyệt vọng của dân tộc tôi. Những trẻ em bị kéo quăng đi, những thanh niên thiếu nữ bị dùi cui đập... khói mù từ những quả lựu đạn cay làm những người già chỉ còn biết ôm đầu ngồi chịu trận... Tôi đã khóc! Mùa Giáng Sinh đầu tiên tại Hong Kong.

Dân Tỵ Nạn có cùng một hoàn cảnh giống như Chúa, Ngài đã đến thế gian trên hai ngàn năm trước. Ngài được sinh ra nơi máng cỏ chuồng chiên. Chịu những khó khăn bắt bớ tột cùng, Bố Mẹ là Giô sép và Mari phải bồng Bé Giê-xu chạy tỵ nạn, tránh lịnh truy nã của vua Hê-rốt. Ứng nghiệm lời đấng Tiên Tri Ê-sai đã nói về Chúa Giê xu khoảng 681 BC:

“Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non,
Như một cái rễ đội đất mọc lên giữa vùng đất khô.”

“Nầy đầy tớ ta là kẻ ta đã chọn.
Ta yêu người và rất vừa lòng về người.
Ta sẽ đặt thần ta trên người,
Người sẽ rao công lý ta cho muôn dân.
Người không biện luận, cũng không kêu la;
Không ai nghe tiếng người ngoài phố.
Người sẽ không bẻ cọng sậy bị dập
Hoặc thổi tắt ngọn đèn leo lét,
Cho đến khi người khiến công lý được đắc thắng.
Các dân ngoại quốc sẽ tìm được hi vọng trong người.”


Là “Dân 75”, có thể nói tôi lớn lên ở California, mười bẩy tuổi được vào học lớp 11 trường Trung học Polytechnic, Long Beach. Thanh, đứa em gái và tôi là những người Việt đầu tiên vào trường nầy. Tôi cười suốt ngày vì không hiểu gì vì chẳng biết tiếng Anh. Mặc dầu có học Anh ngữ xong lớp 10 Trường Trần Nguyên Hản, Vũng Tàu. Nhưng vốn liếng tiếng Anh thì khỏi nói “Thầy dạy bao nhiêu, tôi trả lại Thầy bấy nhiêu”, không còn nhớ nữa. Nghĩ lại phải chi mình chịu học lúc đó thì bây giờ đỡ mắc cỡ. Nhưng nhờ ơn Chúa tôi cũng học xong trung học và tôi tiếp tục vào học đại … ý quên... Đại học Cal State Long Beach.

Làn sóng thuyền nhân bắt đầu rộ lên. Lòng tôi nôn nao nhớ lại những gì mà Chúa đã gọi và kêu tôi hầu việc Ngài. Tôi muốn làm một cái gì đó cho đồng bào tôi. Cuối Năm 1980 tôi tình nguyện làm trên Tàu Anastasis để vớt người tị nạn tại Đông Nam Á. Sau đó chuyển đi làm trên các trại Tỵ Nạn Hong Kong.

Trở lại Mỹ tôi ráng học cho xong và lập gia đình năm 1982. Nhưng tiếng gọi của Chúa càng ngày càng rỏ, “Kính Chúa Yêu Người” chúng tôi quyết định bỏ lại tất cả những gì ở Mỹ. Vợ chồng cùng hai đứa con nhỏ từ giã gia đình, bạn bè ra đi. Thật chúng tôi không biết mình sẽ đi đâu? Nhưng tương lai của chúng tôi đều nằm trong tay Chúa.
mua-giang-sinh-lai-ve
Trại Cấm Chi Ma Wan, Hong Kong. Mùa Hè 1986 Mục sư Cao Hữu Trí. (Hình Mỹ Phượng)

Los Angeles tới Hong Kong, Trại Jubilee qua Sham Shui Po tới Kai Tak, bằng tàu đi Chi Ma Wan...

Tôi và gia đình rất phấn khởi và hào hứng để đi vào các trại tị nạn và sẳn sàng để giúp bất cứ cái gì chúng tôi có thể làm mặc dù biết mình chỉ là “một giọt nước giữa biển khơi” nhưng “có còn hơn không”. Với một bầu nhiệt quyết và hăng say tôi không ngại làm bất cứ chuyện gì trong trại... từ dọn dẹp, tu sửa và làm thêm rất nhiều cầu tiêu, thông dịch, dạy học... vào tù Hong Kong để bảo lãnh người tị nạn ra và giúp những anh chị em “Xã Hội Đen” trở lại cuộc sống bình thường. Không những bình thường mà thôi, mỗi ngày chúng tôi cùng những anh chị em nầy làm hàng trăm phần ăn đi phân phát cho những người nghèo khổ, vô gia cư “homeless” tại Cửu Long. Chúng tôi muốn chia sẽ tin mừng, hy vọng và bình an cho người Hong Kong. Còn người Việt Tỵ Nạn, chúng tôi đã thấy đã cười với những người sắp rời trại để đi định cư, cùng khóc và cầu thay cho những ai không đủ tiêu chuẩn để đi … Mỹ!

Chúng tôi đã tặng hàng trăm hàng ngàn giấy chứng nhận của Hội Thánh cho đồng hương để cho việc bảo trợ định cư dễ dàng hơn. Cùng một lúc cũng giới thiệu cho nhiều Giáo hội khác nhau, đặc biệt là Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần Việt Nam được sáng lập qua Mục sư Cao Tấn Phát Năm 1975 tại Lakewood, CA. Tôi rất hãnh diện và Cám ơn Mục sư Cao, vì Ông cũng Cha tôi, đã bảo trợ hàng trăm thuyền nhân khác từ các trại Tỵ Nạn đến định cư tại Hoa Kỳ.

Rất mong muốn gặp lại các bạn đồng lao hay đã quen biết hay không quen biết từ các trại Tỵ Nạn Đông Nam Á. Cùng ăn mừng Ngày Lễ Chúa Giáng Sinh. Tôi thường ở tại Nhà Thờ Phúc Âm trên đường Bushard số 14642 giữa đường Hazard and Bolsa, thuộc Thành phố Westminster. Hay lần tới qua những bài viết trên Việt Báo, chúng ta sẽ gặp nhau và nhớ lại một thời ở Hong Kong hay “Nhà tù Bangkok; Trại “C” Phanat Nikhom; Trại Chuyển Tiếp... Thailand.”

Mùa Noel Lại đến, Kính mời Quí Đồng Hương cùng Thân hữu đến xem “Ca Vũ Nhạc Kịch Mừng Chúa Giáng Sinh” tại Westminster Christian Assembly sẽ được tổ chức vào Ngày 21 Tháng 12 Năm 2013 lúc 6:30 pm cũng cùng Ngày 21 lúc 11am tại “Phước Lộc Thọ” với tiếng hát Mỹ Phượng cùng Ban “Sao Biển” sẽ trình diển những làn điệu Dân ca Việt Nam “Múa Nón”, cũng như một màn kịch ngắn do Đạo diễn Hồng Châu biên soạn.

Mục sư Cao Hữu Trí và toàn thể Tín Hữu Hội Thánh Phúc Âm Little Sài Gòn Trân Trọng Kính Mời. Sinh hoạt mỗi tuần Thứ Năm 7-8 pm, Chúa Nhật 3-4:30pm. ĐT: (714) 657-9726.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.