Hôm nay,  

Ngẫm Nghĩ Cứu Trợ

30/11/201300:00:00(Xem: 5800)
Ngày 8-11-2013, cơn bão Haiyan là cơn bão nhiệt đới với sức gió kinh hoàng 320km/h, đã tàn phá miền trung Philippines tan tành, gây thiệt hại về nhân mạng và tiền của rất khủng khiếp, khiến quốc gia này cần hàng tỉ đô la để khắc phục sau cơn bão hãi hùng!

Tổng thống Benigno Aquino, liền sau đó đến thăm một số khu vực bị ảnh hưởng bão nặng nhất. Ông phát biểu trong sự đau đớn: “ưu tiên của chính phủ là phân phối vật phẩm cứu trợ và thuốc men đến các nạn nhân, và khôi phục lại hệ thống điện và thông tin liên lạc tại các khu vực bị tàn phá nặng nề”. Sau đấy, Đài Voa đã cho biết cơn bão Haiyan ở Philippines, số người tử vong có thể lên tới 10.000 người. Đến ngày 19-11-2013, Hội đồng quốc gia xử lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai của Philippines chính thức công bố: bão Haiyan đã gây thiệt mạng 3.892 người, 1.602 người bị mất tích và gây cho 18.267 người bị thương.

Cả thế giới bàng hoàng lẫn xót xa cho dân Philippines bị thiên tai trầm trọng bởi bão Haiyan. Ngày 11-11-2013, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã điều động tàu sân bay USS George Washington với đông đảo quân nhân tới Philippines lo việc cứu trợ. Chính phủ Hòa Kỳ còn cho biết sẽ cấp 20 triệu USD để cứu trợ nhân đạo, khắc phục khó khăn sau siêu bão Haiyan. Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron thông báo sẽ điều tàu khu trục HMS Daring và máy bay vận tải C-17 của Không quân Hoàng gia tới Philippines để cứu trợ. Đồng thời, nước Anh cũng sẽ cứu trợ cho Philippines 10 triệu bảng Anh (khoảng 15,86 triệu USD) để khắc phục hậu quả thiên tai. Thủ tướng Đức Angela Merkel, tuyên bố chính phủ Đức viện trợ khẩn cấp 500.000 Euro cho Philippines. Ngày 11-11-2013, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon phát biểu trước báo giới đã quyết định chi khẩn cấp 25 triệu USD, để trợ giúp các nạn nhân của siêu bão Haiyan ở Philippines.

Ngoài ra, Nhật Bản cứu trợ 10 triệu USD và cử 25 nhân viên y tế đến giúp các nạn nhân, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố sẽ cứu trợ trị giá 10 triệu USD. Úc cứu trợ 10 triệu USD, Ủy hội Châu Âu cho biết sẽ dành 4 triệu USD để cứu trợ.... Trong khi ấy, Tàu Cộng là cường quốc chỉ cứu trợ trị giá 100 ngàn USD, bị chỉ trích dữ đội, Tàu Cộng gửi thêm tổng cộng 10 triệu nhân dân tệ (1,64 triệu USD) bằng hàng cứu trợ?

Nhìn chung, cơn bão Haiyan tại Philippines rất đáng được cứu trợ, nên các báo đài suốt mấy tuần qua liên tục đăng tải và nhắc nhở lòng hảo tâm của mọi người hãy cứu giúp người dân Philippines vừa bị cơn bão Haiyan gây cảnh màn trời chiếu đất, tôi hoan hô và cảm kích tất cả những tấm lòng nhân đạo này.

Ngẫm nghĩ về việc thiên tai, bão lụt miền Trung Việt Nam cũng đớn đau không kém.

- Báo Mới. com viết: “Tính đến 6 giờ sáng nay 16/11, miền Trung đã di dời hơn 7.200 hộ dân, gần 26.000 nhân khẩu ở 18 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp, bị ngập sâu của 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong đó, Quảng Ngãi di dời 1.679 hộ/5.874 người thuộc 13 huyện, thị; Quảng Nam di dời hơn 3.213 hộ/10.959 người ở Đại Lộc, Duy Xuyên; Phú Yên di dời 717 hộ/2.235 người ở thị xã Sông Cầu; Khánh Hòa di dời 1.645 hộ/5.610 người ở 3 huyện thị, và 1.273 người...”.

- Báo VN Epress viết: “Thứ ba, 19-11-2013, đã có 41 người chết, 10 chiếc cầu bị cuốn phăng, hai quả núi lớn đổ ập xuống đường khiến giao thông tê liệt, hàng trăm ngàn ngôi nhà chìm trong nước...”.

- Báo Lao Động viết ngày 16-11-2013, với tít lớn: “Miền Trung: Kinh hoàng chạy lũ trong đêm”. Nội dung ghi: “Mưa lớn kéo dài từ đêm 14 đến sáng 16 tháng 11 đã nhấn chìm miền Trung trong biển lũ. Nước các sông lớn từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên dâng cao, vượt báo động 3. Nhiều nơi đã vượt đỉnh lũ năm 2009. Hàng chục ngàn dân ở các địa phương đã phải trắng đêm chạy lũ. Đến sáng nay 16/11, hàng ngàn người khác vẫn còn chới với trên nóc nhà, bị cô lập, phải kêu cứu....”


Khi tôi đọc đến đây, cảm thấy vô cùng ngậm ngùi lẫn xót xa, vì sao ít thấy (có thể chưa thấy) các báo đài Việt ngữ kêu gọi cứu trợ đồng bào mình tại quê nhà đang ngặt nghèo khốn đốn vì thiên tai gây nên, mà các các báo đài chỉ thông báo tại quê nhà bị bão lụt mà thôi. Và cũng chưa thấy cá nhân hay hội đoàn nào đứng ra quyên góp tiền để cứu trợ bão lụt miền Trung VN?!

Tôi không biết tỏ bày nỗi xót xa này với ai, nên gọi điện thoại người chị họ ở California, thổ lộ nỗi niềm u uất của mình. Sau khi nghe tiếng thở dài não nuột, chị ấy lại kể: {Cuối tháng 3 năm 1975, đoàn người di tản từ Pleiku về Tuy Hòa trong đó có gia đình chị, trên đoạn đường di tản bị Bộ đội pháo kích và chận đánh liên miên vì đồng bào cùng di tản với quân đội Quốc gia, đồng bào bị thương bị chết vố số! Khi đến gần quận Sơn Hòa một trận đụng độ khốc liệt nữa, gia đình chị chạy trốn bị lạc loài lẻ loi giữa rừng núi âm u, khi lặn lội đến được thôn Chỉ Tháng gần quận Sơn Hòa, thì ba đứa con của chị, hai cháu lớn là đứa con gái 5 tuổi, đứa con trai 3 tuổi bị ngất xỉu vì bị đói khát, riêng đứa cháu mới sinh 3 tháng nhờ còn bú nên còn tươi tỉnh. Dân làng đã đem nước cho uống và đem cơm cháo, khoai mì đã luộc chín cho ăn, có một bà cụ lo lắng và nhắc nhở chị: “Mấy đứa nhỏ này bị đói khát trông tội nghiệp quá, nhưng cô cho ăn ít ít thôi chứ bị bội thực đấy!” Khi gia đình chị từ giã bà con để tiếp tục lên đường, thì nhiều người còn ân cần gói đồ ăn đưa cho chị đem theo để cho các cháu có ăn mà sống. Nhớ đến Lời Gia Huấn của nhà văn hóa Nguyễn Trãi: “Miếng khi đói gói khi no. Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng”, anh chị ghi tận đáy lòng những tấm lòng chứa chan ân tình đậm đà này.

Năm 2009, sau bao năm đến Mỹ làm lụng dành dụm, anh chị đem về Việt Nam 3.000 đô la đổi ra tiền VN khoảng 50 triệu, mướn xe đến huyện Sơn Hòa, mong gặp lại những người khi xưa đã sinh sống tại một làng nghèo nơi heo hút núi mà giàu lòng nhân nghĩa, để tặng chút quà mọn này. Nhưng than ôi! Khi anh chị đến tại Ủy ban hành chánh xã xin phép được gặp tất cả bà con trong làng để phân phối số tiền 50 triệu VN cho bà con, thì các vị trong Ủy ban hành chánh xã bảo đưa tất cả số tiền ấy để họ sẽ đại diện phát cho nhân dân, anh chị không đồng ý, chỉ xin được đưa tận tay bà con và được có đôi lời cảm ơn lòng nghĩa hiệp của bà con đã tận tình giúp đỡ gia đình mình. Lời qua tiếng lại, có vị trong Ủy ban xã lại hỏi anh chị đang ở cơ quan nào, khi xưa làm gì, để họ họp kín rồi sẽ quyết định. Sợ quá! Anh Sáu (chồng người chị họ tôi) nói với họ xin phép đi tìm quán cơm ăn trưa chừng 30 phút sẽ trở lại, khi ra khỏi Ủy ban hành chánh xã, anh Sáu bảo tài xế chạy nhanh trở về thành phố Tuy Hòa, để tránh gặp rắc rối bởi Ủy ban hành chánh xã. Cuối cùng số tiền 50 triệu VN, đem cho riêng từng người tại “Nhà Cứu Bần” ở tại số 3, thành phố Tuy Hòa và giúp một ít tiền cho một trường học gần đó bị hư hại.

Tôi vẫn chưa hết bứt rứt trong lòng, lại gọi điện thoại một người bạn là Lý Tự Trọng, để bày tỏ cái tâm tư đang băn khoăn của mình, sau một phút ngập ngừng vì suy nghĩ, bạn tôi lại bảo: “mình góp tiền cứu trợ bão lụt miền Trung, nhưng nếu góp được 10 đồng, mà chỉ đến tay người bị nạn thiên tai 1 đồng, thì ai cũng chán nản, vì vậy mà các báo đài không kêu gọi đồng bào mình cứu trợ miền Trung Việt Nam bị bão lụt chăng?!”

Trời ơi, tục ngữ nước mình có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, câu tục ngữ này không còn đúng nữa sao? Chúng ta đành ngậm ngùi (tôi không dám dùng chữ trơ tráo) nhìn đồng bào mình đói rét, chết chóc, không có một chút an ủi nào sao?! Nếu ai có cao kiến, tôi xin cúi đầu nghe lời mách nước?!.

Mong thay!!!

Ngày 28-11-2013

Nguyễn Lộc Yên

Ý kiến bạn đọc
02/12/201308:00:00
Khách
Tôi cũng có cùng suy nghĩ với bạn về việc kêu gọi cứu trợ nạn nhân ở Philippines trong khi hoàn toàn lơ là đến các nạn nhân bão lụt miền Trung trên quê hương mình. Mới đây, các cơ quan truyền thông hải ngoại đã loan tin số tiền đóng góp được đã lên đến gần 1 triệu dollars cho nạn nhân Phillipines! Nhìn vào thành quả đóng góp đó, tôi không biết nên vui hay nên buồn đây? Đành rằng Phillipines đã bị thiệt hại nặng nề và người dân ở vùng ảnh hưởng rất xứng đáng để được giúp đỡ, nhưng một mình chính phủ Mỹ vẫn có thể làm được chuyện ấy một cách hiệu quả và đầy đủ, đó là chưa tính đến những đóng góp của chính phủ các nước khác, cũng như đóng góp của các cơ quan thiện nguyện và tư nhận từ nhiều nơi trên quả địa cầu. Nhưng còn nạn nhân bão lụt ở VN, cũng là nạn nhân của cơn bão lịch sử Haiyan thì sao? Họ âm thầm bị bỏ quên và sự giúp đỡ dành cho họ hầu hết chỉ đến từ người dân và chính phủ trong nước. Thế giới đã không nhắc đến họ, và xót xa hơn nữa, người Việt hải ngoại đã quay lưng lại với họ!! Tình "đồng bào" là thế sao?!
Cứ đổ thừa rằng tại có thể sự giúp đỡ của mình không đến tay nạn nhận một cách trọn vẹn để không giúp đỡ chỉ là một ngụy biện. Nếu bạn bỏ ra 1 dollar để giúp và biết rằng chỉ 10 cents đến tay nạn nhân, ít ra thì nạn nhân cũng nhận được 10 cents. Còn ngoảnh đầu quay lưng, như rất nhiều người Việt hải ngoại, với sự tiếp tay của các cơ quan truyền thông hải ngoại, đang làm, thì điều chắc chắn sẽ xảy ra là nạn nhân ở miền Trung sẽ chỉ có đôi bàn tay trắng!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.