Hôm nay,  

Đọc Thơ tuyển Phạm Quang Ngọc

21/11/201300:00:00(Xem: 5108)
Nhân một dịp tình cờ, tôi may mắn được gặp anh tại “Xóm Dưới”. Ở anh, qua phong cách, ngôn ngữ đã biểu lộ những gì mà chúng ta có thể nhận định về anh trong chừng mức nào đó.Sự sôi động, hăm hở trong nghiệp dĩ có dòng chữ “ nghệ” lúc nào cũng chực tuôn trào trong anh.(Và trong mọi sinh hoạt văn nghệ, cộng đồng nơi anh đang cư trú lúc nào cũng bắt gặp bóng dáng anh.)

Như trong phần mở đầu của tập “Thơ Tuyển Phạm Quang Ngọc”, tác giả đã chân thành bộc lộ mà chúng ta cứ ngỡ như một định đề, một lời khẳng quyết:

“Thơ với tôi là hơi thở của đời sống.
Thơ hết. Tôi chết”.


Đó có phải là sự xác tín cho chữ “duyên nghiệp” không? Nghe bi thiết qúa. Đã thế, qua Đoạn trường tân thanh, cụ Nguyễn Du đã lập đi lập lại biết bao lần:

“Bắt phong trần phải phong trần” cho đến:

“Văn tự hà tằng vi ngã dụng
Cơ hàn bất giấc thụ nhân liên”.


Thơ hết, tôi chết và tôi vẫn “khiêm nhường trong đời sống “vì thơ. Mặc.

Những bài tình trong thơ anh vẫn vương vít hình bóng người mẹ rất đằm thắm, nhẹ nhàng:

“Quê anh đó,mẹ gìa khăn mỏ qụa
Mái tranh nghèo như manh yếm che thân
Giặc đốt phá, giặc tràn qua xóm nhỏ
Nhưng lòng người vẫn đượm những mùa xuân”
( Kỷ niệm trang 12)


hay

“Mẹ đầu hai thứ tóc
Ngồi khóc gọi hồn con
Đầu thai nụ cười ròn
Bện lòng gương ý lược”
(Mẹ trang 41)


Từ “Trong tôi nhịp thở theo tim mẹ” đến “ Mẹ về reo ánh nắng đùa vui”, đó là ảnh hình của đấng sinh thành đã khắc ghi trong tâm trí rã rời của tác gỉa:

“ Tiếng chim xào xạc trong lùm tre
Ngỡ mẹ hồn thiêng thác trở về
Chán cảnh trần gian không có mẹ
Gai nào đâm thấu nỗi buồn tê”
(Mẹ trang 53)


Tâm hồn đơn gỉan, thanh khiết của tác giả cùng ước mơ vào đời bằng sự:” Chờ buông dây thế tục- Ta nép bóng cảnh chùa”, dáng vấp mẹ vẫn là hình tượng trên đỉnh đời cao chất ngất:

“Vào đời thân núi độc
Mẹ gìa nắng hai sương
Chốn phồn hoa xa lánh
Ngủ hiên mây vô thường”
(Nhập thế trang 80)


Có thể vào thời đại tang thương,tác gỉa không còn sự chọn lựa nào khác khi phải mang người con thân yêu về nội. Bóng dáng mẹ lại được khơi nhắc qua hình bóng:

“Mẹ anh áo vạt thân bâu
Thương ngôi tổ mộ vườn sau qua ngày”.


Người mẹ lam lũ, khắc khổ cũng chính là chân ảnh của bao mái đầu bạc vào buổi nhiễu nhương thế sự.

Mẹ là khói ấm bếp nhà, là bát canh rau hiền nuôi đàn con nên hình nên vóc, chúng ta đi từ sự ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác khi tuần tự mở từng trang thơ:

“Giấc trưa tay bắt mặt mừng
Giấc chiều, bóng mẹ rưng rưng hiện về”
(Dành riêng tôi trang 104)


hoặc:

“ Chiều tê ngóng mẹ về
Gầy nồi cơm chín tới
Nhóm lửa tình chân quê”
( Chân quê trang 112)


Một điểm đặc biệt khác trong thơ anh, người cha được nhắc nhở với tâm sự trùng trùng của hồn gìa đồng gánh chịu đớn đau như chính anh trong bóng tối lao tù:

“Ơn cha bóng núi gìa lam
Vực tầng đá tảng qua hàng lệ mưa
Phù sinh thác gởi sống nhờ
Dẫu rằng kiếp bụi chẳng chờ giải oan
(Ơn cha trang 98)


Nơi con người tác giả rõ ra là một chàng “ hiếu tử” chăng?. Vì qua thi tập, chúng ta thoáng lại được tác gỉa nhắc nhở về cha mẹ, mà trong đó cội nguồn là niềm nhớ quê hương:

“Ta ngồi nhớ một dòng sông
Nguồn nương bóng mẹ thân lồng bóng cha
Hỏi sao chân nước bạc nhoà
Anh em thất tán trôi xa tụ về”
(Sang canh 101)


Tôi yêu nhất câu: ”Nguồn nương bóng mẹ thân lồng bóng cha”.

Tác gỉa mộc mạc diễn tả rất thực đời sống thôn làng qua những quê nghèo lắm mưa nguồn gió bấc, nghề nung đất, tiếng cu buồn, ngôi nhà tranh, hàng tre buồn. Những ảnh hình đó là bức tranh sinh động cuả thôn làng miền quê:

“Nhưng cuộc sống bỗng trào dâng uất hận
Cha căm hờn cuốc đất ném đi xa
Lò bốc cháy, nhà tan thành tro bụi
Dòng sông Hồng dâng máu ngập phù sa”
( Giọt nắng hồng trang 115)

.
Tình yêu đôi lứa vẫn là chủ đề chánh trong thi tập, những chữ “ chiêu hồn con bướm dại” hay “ Khi em đến, cây cao vừa xanh lá” để rồi:

“Chỉ còn lại dấu giày in trên cát
Và cuộc tình như tiếng vọng xa xôi”
(Kỷ niệm trang 12)


Một bài tình quê hương nhẹ nhàng, dễ thưong qua những lời trao đổi của đôi trai gái. Đất người vẫn không che lấp nỗi những con đường, giọt nắng, cánh đồng và tiếng chim hót của quê xưa.
“Trời Sydney sao nhớ nắng quê nhà” sang “ Gọi em về trông vườn cải trổ hoa” hay “ Con đường làng mùi ẩm mục rêu sương”.

Đặc sản của những làng quê, thôn xóm vẫn sống miên man trong tâm trí mỗi con người, nhất là tâm trạng của những người ly hương. Nét đẹp bài này như những bài thơ tranh thời tiền chiến:

“Em không đến khơi tình quê sống lại
Cốm làng Vòng, mùa luá nếp đang xanh
Tóc em vừa mùi hoa bưởi hoa chanh
Anh ngây ngất từng trưa và chợt nhớ”
(Nắng quê hương trang 18)


Ở một lúc tản mạn nào đó, tác giả trải lòng mình rất thật thà, thấm đẩm vương chút cuồng mê:

“ Ngồi đây nhớ tóc em bay
Sợi vương trán nhỏ, sợi giây muộn phiền
Sợi dòn như giọt nắng lên
Sợi thân kẽm nhọn riêng miền ngục sâu
Sợi vờn hồn vút lao chao…”
( Tóc mơ trang 31)


Một gỉa dụ đáng yêu nhưng cũng đầy tha thiết, oằn oại, đó chỉ là minh chứng cho tình yêu:

"Nếu như em là mây
Anh sẽ là núi biếc
Nếu em còn ngủ say
Anh ru lời tha thiết
…………………….
Một điều nếu em biết
Anh đẫm một hồn thơ
Thơ làm đeo em miết
Sao em mãi hững hờ”
(Nếu như trang 43)


Đôi mắt người con gái được tác gỉa thi vị hóa qua những từ” lòng độ lượng, em từ bi, tâm Bát Nhã và Em hiện hữu giữa trần gian vô thức”:

“Phải vì em câu kinh nhoà nhận thức
Vẫn tin trời ban mật lệnh trần gian
Vẫn tin yêu là chân bước rộn ràng
Bóng diện địa còn có em hiện thực”
(Đôi mắt ấy trang 86)


Tác gỉa một thời vai áo trận, nên trong thi tập bàng bạc những bài viết về người chiến sĩ. Ngông nghênh hay đang ngất ngưỡng cùng men rượu sau những ngày gian khổ.


“Ê, thằng lính cận đấu văn chương
Xếp bút, treo nghiên, bỏ mái trường
Bàn luận anh hùng, gan cóc tía
Phạm Thái hề, ta cũng chẳng gờm
(Ly chiến sĩ trang 16)


Trong lúc “ Ngậm một mối căm hờn trong củi sắt”, tù ước vọng có ngày tung cánh bay cao. Nhớ dĩ vãng qua hiện thực đời sống, tác giả không khỏi ngậm ngùi.

“Xưa tù nằm chiếu đất
Nghe nhạc dế ru tai
Một chút người chân thật
Không thù hận xẻ hai”
Và chung thủy trong tâm tưởng:
“Nhưng tù tôi vẫn biết
Còn một khối mang mang
Trong ngục tù khủng khiếp
Không buông súng quy hàng”
(Chuyện tù trang 26)


Vật vã giữa xứ người, quanh co trong cuộc sống, sự đổi thay cách nhìn hẳn là điều tất yếu, nhưng hồn chiến sĩ của tác gỉa lúc nào cũng dâng lên chất ngất. Ở anh, một người lính thuần thành sẳn sàng chờ nghiêm lệnh để tiếp nối cuộc di hành còn dang dở. Khí phách thay một tay súng, tay đàn hoà thêm tay bút:

“Có tên lính sau ngày buông súng
Sợ nỗi gì? chết cũng bằng không!
Chỉ sợ phồn hoa ôm gía áo
Mơ một ngày quân chuyển qua sông
Tưởng đã an nhiên nơi xứ lạ
Bỗng một ngày vang khúc hồ trường
Bạn hữu vây quanh cười ha hả
Tóc điểm sương vẫn phải lên đường”
(Tự nhủ trang 60)


Tự kiểm:“ Bẩy lăm ta mất số quân, buông súng trận,nghiến răng uất hận, máu sôi căm hờn”, những dòng chữ như giọng nói ở nốt nhạc cao vút của tác gỉa ngoài đời thường:

“Vì ai tay súng phải buông?
Chiến y, nón sắt, đầy đường ngổn ngang
Vì ai rã ngũ tan hàng?
Màu cờ, sắc áo, cư tang một đời”
(Số quân trang 65)


“Từ lúc thu quân ở tuyến đầu- Từ lúc tan hàng thân rã ngũ“, chúng ta cảm nhận thêm tình chiến hửu, hồn quân nhân dạt dào chảy không ngừng nghỉ trong huyết quản anh:

“Tự hỏi ta ơi sống thế sao?
Sao không thét hận, sóng dâng trào?
Sao không nhập cốt xương đồng đội
Chiến sĩ, hề trông, chiến sĩ nào?
(Đã chán từ lâu trang 77)


Một lời trăn trối chăng?.Một tấm lòng dâng trọn cho đất nước quê hương được thể hiện trong màu áo trận. Chàng lính ấy vẫn đậm đà trĩu nặng ưu tư cho đến ngày xuôi tay:

“Khi tôi chết
Gắn hộ ngực tôi
Huy chương một thời
Làm người lính chiến
Thác vinh sống hiển
Chẳng hổ làm người”
(Khi tôi chết trang 92)


Trong thi tập, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp tác gỉa gợi lại những vết hằn năm tháng qua đời tù ngục. Khí hàn Xuyên Mộc phủ lấp những hình tù đói khát, lao động gian truân; kẻ còn người mất.

“Sa Ác, mồ chôn đời tù ngục
Đất vùi lấp vội giữa rừng hoang
Tiếng cọp xua tan niềm uất hận
Hồn oan vất vưởng giữa non ngàn”
(Chiều ngang Sa Ác trang 93)


Tình yêu quê hương da diết lẫn trong thân phận nhục nhằn của kiếp người trong một đất nước đầy tai ương, khổ lụy, tác gỉa luôn vẫn là người đẫm màu hy vọng. Đẹp quê là bức họa tác gỉa luôn vẽ trong tim óc điểm xuyết trong tình lân bang thôn xóm:

“Em còn nhớ quê ta từng gịot nắng
Cũng vỡ oà quấn quit lấy bàn chân
Hoa cúc về ong bướm ngủ đầy sân
Anh nghe cả tiếng con chim tung cánh
………
Quê ta dẫu cánh đồng khô, nước mặn
Nhưng lòng người tràn ngập sóng tình thương”
(Nắng quê hương trang 18)


Trong bài “ Chúc riêng ta”, tác gỉa rất chân thành trong câu chúc, nhân hậu trong tâm hồn qua những câu dung dị, không hoa mỹ ngôn từ, biểu lộ tính rất người nơi anh:

“Chúc ngoan con nắng gần nhà
Chúc thương cây bưởi trổ hoa cuối mùa
Chúc gầy em vẫn như xưa
Chúc sao con hỏi sững sờ bố đâu?
………
Chúc quê hương hết đọa đầy
Bình nguyên còn thuở luống cày trổ bông


Hay trần trụi, cảm khái, ai hoài:

“Vui gì một kiếp vong thân
Còn trong tiếng nấc một phần mộ ta”
(Treo thân trang 88)


Nỗi niềm ray rức ấy cho đến ngày chung cuộc, tác gỉa vẫn băn khoăn tự hỏi:

“Tôi ngồi tôi với bao la
Không ai tôi vẫn thiết tha với người
Mai sau bên nấm mộ đời
Có bông hoa dại vì tôi nở vàng”
(Tôi ơi trang 98)


Tác giả dường như có sợi dây vô hình ràng buộc khôn nguôi trong tâm trí dù chỉ là một động tác, một hình sông dáng núi thoáng ẩn hiện đâu đó cũng dấy lên trong lòng anh những ưu tư xao xuyến.” Thấy quê hương trong ảo giác mờ…Thương quê nhà đất nước tả tơi”:

“Tưởng lần hồi quên cơn quốc nạn
Treo lầm than, say chén men nồng
Nghe tiếng hát trẻ thơ trong nắng
Ngẫm ra mình thiếu cảnh non sông”
(Nghĩ cho cùng trang 114)


Trong thi tập, dụng ngữ của anh có lúc như mũi dao nhọn xoáy thẳng vào lòng người đọc, một vô tình hay cố ý, nhưng dù sao đó cũng là điểm đặc biệt trong thi tập này. Với tôi,theo ý nghĩ thô thiển, đó là chủ ý của anh.

Những “Nỗi buồn thắt cổ, tịch cốc lòng chàng, sợi rướn chân luân hồi,cầu duyên mà vẫn tư dương bản, rủ nhau khai vị một mùa yêu,buồn tá hoả bờ vai..”, đã gây những phấn kích bất ngờ.

Chưa dứt, tác giả còn phù du trong đôi bờ sinh tử rất phù phiếm âm dương:

“Cái tâm đẫm trận mưa tình
Cổ thi ươm háng, xuất tinh luân hồi”
(Lục bát trang 51)


Trần tục qua những:” Cái quần tốc gío bắp chân thô, thành gã say đứng đái bên đường, thơ tôi bì bọp nẻo vào âm dương, ngồi trên đống chữ xịt mùi hôi…”.

Trong “Thơ tuyển Phạm Quang Ngọc”, những chủ đề nêu trên đã hài hoà đi suốt đến bài kết. Thơ anh nói “những điều tự đáy lòng, hãy tha thứ và độ lượng”.

Tác gỉa có thể ngại ngùng bày tỏ những gì thầm kín chăng?. Trong vô số loài hoa: vương gỉa, đài các, áo tiểu thư, vẫn còn có những cánh hoa hèn, hoa không tên mọc đâu đó giữa cánh rừng hoang vu hay cỏ nội hương đồng. Tác gỉa đã có chủ ý riêng cho mình,thiết nghĩ đó là sự dè chừng khi biểu cảm.

.

Tập thơ do Pacific Graphics & Printing in năm 2012 tại Úc Châu
Hình bìa: Hoạ sĩ Đinh Cường
Trình bày: Lã Anh Dũng
Bạt: Lê Nguyên Tịnh
Giới thiệu: Lâm Hảo Khôi
Lâm Hảo Dũng
Van, BC, Can -11/2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.