Hôm nay,  

Paris: Thời Trang Và Ẩm Thực

17/11/201300:00:00(Xem: 5280)
Trong tình hình hiện tại, kinh tế Pháp chưa tụt xuống thảm hại như Hi-lạp hay Bồ-đào-nha vì nhờ khu vực "du hí" (loisir), nói theo nhân dân là " vui vhơi" hay ăn nhậu ". Văn chương Việt cộng, đó là " thứ kinh tế phi sản xuất " vì chỉ thấy có mua sắm nên thị trường này rất lớn và đem lại thu nhập quan trọng.

Trước đây, Pháp vẫn tự hào Thời trang của mình khó bị vượt qua. Nhưng nay, những người trẻ ở Nữu-ước (NY) đang có xu hướng đánh ngã Pháp nhờ ở kiểu mới, màu sắc và chất liệu, tất cả không ngừng đổi mới một cách táo bạo, đủ sức đáp ứng thị hiếu của giới tiệu thụ trẻ vốn là thành phần vừa đông đảo, vừa đua đòi. Phải chăng để ngăn chặn là sóng mới tràn tới từ bên kia bờ Đại Tây dương mà Pháp đã tổ chức một cuộc triển lãm vĩ đại tại Paris "150 năm Thời trang Pháp "?

Về cái ăn, từ lâu nay, giới kỷ nghệ thực phẩm sản xuất dây chuyền, đông lạnh sản phẩm, cung cấp cho nhà hàng ăn. Họ chiếm thị trường. Người bếp chỉ có việc hâm nóng, trang trí, dọn ra cho thực khách. Nhà hàng có bếp làm thức ắn theo ý của khách hàng, bán giá quá mắt. Một bửa ăn trưa, thông thường, giá phải từ 45$, buổi tối, phải từ 65$. Ăn vội buổi trưa, giá lối 15$ là ăn sản phẩm kỷ nghệ.

Nay, dân Pháp đã ngán cách ăn uống phụ thuộc kỷ nghệ, muốn tìm lại cái "gu" của thời thượng khi mà ăn uống của Pháp đã được UNESCO nhìn nhận là di sản phi vật thể của nhơn loại. Trước thái độ ẩm thực dân Pháp thay đổi, giới nhà hàng ăn cũng phải xoay chìu. Những tiệm ăn " Bistro " bắt đầu tái xuất hiện. Và cửa hàng ăn lưu động hay " cam-nhông nhà hàng " đồng thời ra đời đáp ứng đòi hỏi ăn uống của dân chúng trong tình hình kinh tế khó khăn cho nhu cầu "ngon, rẻ, nhanh".

150 năm Thời trang Pháp

Năm nay, lần đầu tiên, Tòa Đô chánh Paris tổ chức triển lãm 150 năm Thời trang Pháp kéo dài 4 tháng vừa qua. Vào cửa miển phí, chỉ không được phép chụp hình với đèn flash để bảo vệ màu sắc của sản phầm chưng bày.

Những ai thích thời trang, đây quả thật là một cơ hội hi hữu, có một không hai để ngắm nhìn cả trăm kiểu y phục từ 150 năm qua cho đả mắt. Những y phục này được cất giử rất kỷ nên phẩm chất còn như mới. Phần lớn là y phục cho những buổi dạ hội của các ông hoàng, bà chúa và giới thượng lưu của xã hội Pháp.

Hiện nay, Pháp còn giử trong Bảo tàng viện thời trang cả 10 000 đơn vị y phục, tức quần áo và những phụ tùng ăn mặc.

Bà Anne Zarro và Ông Olivier Saillard trong Ban Giám đốc Viện Bảo tàng Thời trang Galliera Paris đã chọn đưa ra 100 kiểu y phục tiêu biểu Thời trang Pháp cho dịp này.

Thời trang Cao cấp (La Haute Couture) ra đời năm 1858 khi Ông Charles Frédérick Worth, nhà thiết kế thời trang, mở tiệm may " đo cắt " ở gần Nhà hát lớn Opéra Paris. Thật ra trước đó, Bà Rose Bertin đã là bà thợ may cao cấp vì năm 1770, bà có tiệm may trên đường Fg Saint Honoré, Paris 8, không xa Điện Elysée, lảnh may y phục cho giới thượng lưu Pháp và sau đó, vì tài nghệ xuất sắc, bà được tuyển vào cung may y phục cho Hoàng hậu Marie Antoinette và Vua Louis XVI. Những kiểu áo do bà thực hiện cho Hoàng hậu phải thật độc đáo, tức nó phải toát lên nét vương quyền.

" Thời trang Cao cấp " (La Haute Couture), trước tiên, là danh xưng này được luật pháp bảo vệ để phân biệt với cùng nghành may mặc nhưng không phải được thực thi với những điều kiện bắt buộc như sản phẩm phải được làm bằng tay, tại xưởng may của mình, phải có ít nhứt 2 xưởng, số nhơn công, số hàng vải cơ hữu chọn lọc, có ít nhứt 30 kiểu thời trang, hằng năm, phải tham dự trình diển thời trang,...

Khi nói "La Haute Couture", người ta thường chỉ nghĩ tới thời trang phụ nữ. Vì phụ nữ mới cần làm đẹp hay chỉ có phụ nữ mới xứng đáng làm đẹp?

Có thể nói ngay đó là một thành kiến thoái trào rất lớn. Thật vậy bỡi Đàn ông ngày nay có đủ những thứ mà trước giờ các bà vẫn lầm tưởng thuộc đôc quyền của các bà. Trước giờ, các bà độc quyền dùng thuốc ngừa thai chớ gì? Nay, các ông đã có thuôc ngừa thai do các nhà khoa học huê kỳ tìm ra,đó là JQ1, và các ông sẽ ngừa thai, không cần tới các bà nữa. Chỉ còn đau bụng đẻ? Nếu các bà đều tử tế, dễ thương thì các ông sẽ lảnh luôn món khổ sở này cho các bà.

Ngày nay, ngoài việc các ông đi thẩm mỹ viện, dùng đủ loại mỹ phẩm bán đầy rẩy trên thị trường, các ông cũng có cửa hàng thời trang cao cấp dành riêng cho các ông chiếm 6 từng lầu tại Công trường Vendôme của Paris. Đó là Nhà may Sơ-mi Charvet do Ông Joseph-Christophe Charvet thành lập năm 1838. Cha của ông trước kia trông coi quần áo của Vua Louis XVI, Bà Louise Charvet trông coi giường chiếu cho nhà vua.

Nhà may Charvet nổi tiếng quốc tế và là nhà may xưa nhứt của Paris, ra đời vào lúc mà người Anh ở Luân-đôn hảy còn gọi chiếc áo sơ-mi bằng tiếng Pháp " La chemise".

Cà-vạt Charvet hoàn toàn do thợ làm bằng tay trong hơn 200 thứ vải tơ, lụa, len, với đủ màu sắc và hoa văn, đường nét tân kỳ.

Sơ-mi Charvet do khách hàng chọn lựa trong 6000 thứ vải, do chuyên viên của Nhà Charvet đo, cắt trên mẫu, rồi gởi đi cùng với vải tới xưởng ở một nơi khác cho thợ thực hiện. Ba tuần sau, khách hành tới thử áo. Chuyên viên rà soát lại theo từng li. Xong, mới gởi trở lại xưởng để hoàn tất. Sau tuần lễ thứ 4, khách hàng có chiếc áo mới. Khi mặc vào, dân sành điệu nhìn qua, biết ngay là sản phẩm của Nhà Charvet. Có nhiều vải chọn lựa vì khách hành Pháp không giống khách hàng Mỹ, mà Mỷ Ny không giống Mỹ Dallas, California,...

Năm 1965, Tướng De Gaulle nghe tin Nhà Charvet phải sang nhượng cửa hàng cho người Mỹ, ông đã chỉ thị Tổng trưởng Kỷ nghệ can thiệp để Nhà may vẫn còn trong tay người Pháp. De Gaulle vì chức vụ, ông luôn luôn ăn mặc đúng cách, lịch sự. Ông chọn sơ-mi trắng với cổ thay đổi. Và trong ngày, ông phải thay tới 6 lần cổ áo. Có những khách hàng, trong 10 năm, nhiều lần đem lại Nhà may thay cổ áo vì chiếc áo vẫn chưa sờn rách.

Danh sách khách hàng của Nhà Charvet gồm chánh khách, văn nghệ sĩ nổi tiếng, công thương kỷ nghệ gia. Chánh khách Pháp của ĐỆ V Cộng Hòa như Pompidou, Mitterrand, Chirac, Sarkozy,.... Hollande vì "ghét nhà giàu" nên không muốn mặc chiếc sơ-mi giá từ 450€ tới 750€. Sợ mang tiếng phản bội giai cắp. Hơn nữa, T.T Hollande là người có vai lệch, tay ngắn nên Nhà Charvet sẽ phải sửa chiếc áo cho vừa với người, điều này không phù hợp với lý thuyết xã hội chủ nghĩa của ông là phải sửa người cho vừa với áo.

Nhà Charvet tuy chủ trương không phổ biến danh sách khách hàng, nhưng người ta được biết trong danh sách đó có những tên như từ Edouard VII của Anh, Alphonse XIII của Tây-ban-nha, Churchill, JFK (đặt hàng dưới tên giả John Tierney), Prince Charles, Barack Obama ngày nay. Trong giới doanh nhơn, có Rockefeller Jr, Guy de Rothchild, Bernard Madoff,... Văn nghệ sĩ như Dussy, Manet, Monet, Matisse, Beaudelaire, Oscar Wide, Sacha Guitry,...

Khi nói tới sơ-mi của Nhà Charvet thì hàng của Chanel, Pierre Cardin, Yves St Laurent, Hermès,....hảy còn cách xa lắm tuy giá đã quá cao so với khả năng tiêu thụ của đại chúng. Chiếc sơ-mi của các Nhà Thời trang nổi tiếng này, giá bán từ 150€ cái.

Bên cạnh Opéra Paris, có một nhà may mở cửa từ giữa thế kỷ XIX, giá một bộ y phục đàn ông từ 4500€. Cụ Trần văn Ân, nhà báo ở Sài gòn, nhiều lần làm Tổng trưởng từ năm 1948 và sau cùng làm Cố vấn Phái đoàn Hòa đàm Paris, đầu năm 1980, còn giử bộ y phục của nhà may này, do Quốc trưởng Bảo Đại, năm 1952, cho ông, vẫn còn như mới vì phẩm chất của vải tốt.

Thời trang không chỉ làm tăng vẻ đẹp con người, mà còn nói lên trình độ nghệ thuật và khả năng kinh tế của một quốc gia.

Hằng năm có hằng triêu du khách tới Paris cũng vì bị sức hấp dẩn của Thời trang Pháp thu hút. Những du khách sộp, loại nhà giàu mới của các nước cộng sản củ, tới Pháp, trước tiên là mua sắm thời trang và trả bằng tiền mặt làm chóa mắt nhiều người bán hàng.

Ăn cách nào

Trước đây, vào đầu thập niên 80, ở khu nhà ga, góc đường phố Paris, nhan nhản những nhà hàng ăn dưới tên "Bistrot ", sau đó lần lược biến mất được thay vào đó những cửa hàng ăn nhanh. Dân chúng Pháp ngày nay bắt đầu nhớ lại nếp sống thời xưa trong những "Bistrot" nơi quen thuộc họ vừa ăn trưa hay tối, vừa gặp bạn bè qua ly rượu đỏ, hàn huyên tâm sự. Bistrot chỉ bán năm bảy món ăn nhưng do bếp tự tay nấu nướng với vật liệu tươi mua ở những nhà trồng tỉa nhỏ hay chăn nuôi nhỏ quen thuộc. Bistrot trước kia nữa là nơi gặp gở, trao đổi, làm việc của nhà văn, nhà làm chánh trị cư ngụ trong địa phương. Vì vậy Bistrot là nơi tập họp những thành phần ưu tú xã hội, những cái đầu biết suy nghĩ, là nơi phát huy quyền lực của dân.

Bistrot bắt đầu tái xuất hiện ở Paris nhưng hảy còn e ấp. Phải chăng vì còn bị áp lực của nếp sống mới xã hội?

Trong lúc đó, xuất hiện khá phổ biến, cũng ở Paris, những nhà hàng ăn lưu động trên những chiếc xe cam-nhông. Bửa ăn trưa không quá 15$, nóng sốt, với vật liệu tươi, hoàn toàn do người bếp tốt nghiệp trường nấu bếp của Pháp tự tay làm ra. Món Hamburger du nhập từ Mỹ, ở đây, trên xe cam-nhông, do người bếp làm ngay tại chổ bằng thịt sống và nướng. Giá bửa ăn, với cả nước uống không quá 8$. Các bửa ăn lưu động vẫn ngon vì chủ trương của những nhà hàng ăn này là phải giử giá trị văn hóa ẩm thực. Sự xuất hiện của họ là để phản đối cách sống theo kiểu " trâu bò ", tức ăn uông ào ào cho nhanh,chỉ biết lấy no và ca-lô-ri. Trên xe cam-nhông có năm bảy chổ ngồi dành cho thực khách sau khi xếp hàng mất nửa giờ.

Hôm Hè rồi, TV tây, trong chương trình địa phương, có chiếu một phóng sự về hiện tượng ăn uống mới này. Khung cảnh là bờ sông Seine cạnh Thư viện Quốc gia Paris. Đề tài của phóng sự là một xe lưu động bán bánh mì thịt (sandwich) kiểu Việt nam, do một người đàn ông Pháp khoảng ngoài ba mươi tuổi, đứng bán và chủ phương tiện làm ăn này.

Trả lời phóng viên TV, ông cho biết ông đi chơi nhiều lần ở Việt nam và ông nhận thấy cách làm bánh mì thịt của người Việt nam, không giống sandwich tây, rất ngon. Được báo chí mỹ bình chọn là một trong 10 món ăn đơn giản, ngon, đầy đủ dinh dưởng. Bánh mì thịt Việt nam gồm có thịt heo với chút mở, ướp hương vị rất tốt cho sức khỏe như tiêu, tỏi, ngũ vị hương, thêm đồ chua, ớt đỏ... Về đây, ông đặt làm chiếc xe với trang thiết bị nghề nghiệp cũng hao hao giống chiếc xe bánh mì ở Sài gòn.

Mùa Hè, Thư viện đóng cửa, không có người tới đọc sách. Vậy mà, khách hàng đứng xếp hàng khá dài chờ mua bánh mì thịt của ông cho bửa ăn trưa.

Chả giò Việt nam cũng là một trong " Thập Bửu ", mười món ngon có tầm vóc quốc tế ngày nay trong lúc Tàu chỉ có " Bát Bửu ".

Nhưng chả giò Việt nam đã bị " dân chủ hóa " hay đúng hơn, bị " nhơn dân hóa " mất rồi vì thậm chí ba tàu cũng làm và bán chả giò ở khắp nơi. Chả giò đã bị ba tàu đưa vào kỷ nghệ và tục hóa một cách vô cùng thãm hại. Nhìn cuốn chả giò bày bán trong chợ mà thấy đau lòng vì bản sắc Việt nam ngày nào nay không còn nữa.

Những món ngon truyền thống, toát lên nét văn hóa dân tộc, vì không biết bảo tồn và phát huy để trở thành một thứ di sản phi vật thể thi khó tránh bị tục hóa trên thị trường một cách thảm hại. Nhưng đối với người Việt nam, nước đã mất, thì chả giò hay chả phụng còn có nghĩa nữa gì đâu?

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.