Hôm nay,  

Hiệp Định Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương Đang Ở Đâu?

14/11/201300:00:00(Xem: 6662)
TẦM NHÌN CỦA MỸ VỀ TPP (Trans-Pacific-Economic-Partnership-TPP)

Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, từng xác định: Châu Á là biểu tượng cho sự thách đố an ninh và cũng là cơ hôi phát triển kinh tế- Asia represents both a Security challenge and an Economic Opportunity- Nhận định này của Tổng thống Obama một lần nữa cho thấy rằng: Châu Á Thái Bình Dương có tốc đô tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với hơn 2, 5 tỷ người tìêu dùng, chiếm 60% thu nhập toàn cầu. Do đó Châu Á Thái Bình Dương cung cấp những cơ hội thương mại khổng lồ. Phó Đại sứ Thương mại Hoa kỳ, Demetros Marantis, tại một buổi họp hôm 27/1/2010 cho biết tổng số kim ngạch xuất khẩu của Hoa kỳ sang vùng này vào năm 2008 đã lên đến $747 tỷ Mỹ kim, tăng hơn 8% so với năm trước đó. Marantis khẳng định Hoa Kỳ không thể mất thị phần trong các thị trường này.

Nhìn lại quá khứ xa hơn, cho thấy sự tham gia của Hoa Kỳ vào hiệp định TPP không phải đến từ ngẫu nhiên mà qua một quá trình có chọn lọc:

- Sau hơn 12 vòng đàm phán DOHA (Doha Rounds) vấn đề trợ giá nông phẩm của WTO vẫn bị tù đọng. Hoa kỳ không hài lòng với hiện tình này và quyết tâm tìm ra lối thoát khác, bèn ký kết tự do mâu dịch song phương -FTA- với các nước Colombia, Panama và Nam Triều Tiên. Hoa kỳ hy vọng sau khi bỏ ra nhiều tỷ Mỹ kim đầu tư theo hệ thống FTA này sẽ tạo công việc làm ăn cho vài chục ngàn lao động ở Hoa kỳ. Nhưng không ngờ sau 5 năm tổng kết, chính sách này không thật sự hấp dẫn như Hoa kỳ mong đợi: Rà soát lại trong quan hệ với NamTriềuTiên, nước này vẫn hạn chế nhập cảng xe hơi của Mỹ.

- Trước sự chuyển hướng mạnh mẻ của nền kinh tế toàn cầu về châu Á và sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới, mặc dầu trong hiện tình Mỹ chỉ nhìn nhận Trung Quốc như một cường quốc khu vực, chưa phải toàn cầu.

- Các sự kiện lịch sử của thời đại: Cuộc tấn công của bọn khủng bố 11 tháng 9-2001. Sau đó là cuộc chiến Afghanistan, cuộc tiến công Iraq, đưa đến cuộc suy thoái kinh tế 2008.

- Phong trào Mùa Xuân Á Râp và sự khủng hoảng kinh tế về nợ nần của châu u…

Vì vướng bận với những sự kiện lịch sử trên, thanh thế chính trị, quân đội và kinh tế của Mỹ đã bị suy giảm tương đối nhanh. Do đó nẩy sinh những nghi ngại về độ tin cậy của các liên minh Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương là điều đương nhiên. Trong thực tiển, Washington vẫn liên tục khẳng định vai trò cường quốc của khu vực Chậu Á Thái Bình Dương và Chính phủ Obama đã hiện thực các tuyên bố đó bằng cách ra sức tập trung các hoạt động ngoại giao với châu Á, bố trí lại lực lượng quân đội, sắp xếp lại mối quan hệ trong vùng thành đối tác kinh tế, thương mại và an ninh, tất cả được nâng cấp lên hàng chiến lược. Phó Đại sứ Thương mại Hoa kỳ Marantis xác nhận tại một buổi họp hôm 20/8/2012: “Chúng tôi đi đúng hướng để biến Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thai Bình Dương thành hiện thực, một thỏa thuận đạt được tiêu chuẩn cao, một thỏa thuận mậu dịch của thế kỷ 21, sẽ được dùng làm nền tảng cho nỗ lực hội nhập trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.” Nếu đi đúng vào chiều hướng của Marantis, TPP là thờI cơ vàng để cho Hoa kỳ trở lại châu Á-TBD hội nhập và phát triển kinh tế trong vùng này.
dao-nhu
Đào Như

LỊCH SỬ THÀNH LẬP HIỆP ĐỊNH KINH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BINH DƯƠNG- TPP

Tiền thân của Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-ĐTKTXTBD-TPP-là Hiệp định P4- (Pacific 4)- đề xuất của 4 quốc gia: Singapore, Chile, New Zealand, và Brunei vào ngày 3-6-2005 và có hiệu lực kể từ ngày 28-5-2006. Cùng mục đích với tổ chức Mậu Dịch Tự Do-Free Trade-Organization-Pacific 4 thành lập khu mậu dịch xóa 90% rào cản thuế và theo giao kèo đến năm 2015 sẽ không còn mức rào cản thuế giữa các 4 thành viên hiện hữu.

Tháng 9-2008- Hoa kỳ xin đàm phán để gia nhập.

Tháng 10-2008- Các nước Úc, Peru.

Tháng 10-2010 – Malaysia, Việt Nam.

Vào thời điểm này, các quốc gia Mexico, Nhật, Đài Loan, Nam Triều Tìên, Canada, và Philippines cũng đang xin đàm phán để gia nhập.

Từ năm 2010 đến nay, có nhiều nước trở thành thành viên của tổ chức TPP thông qua quá trình tham dự các vòng đàm phán của tổ chức này. Tính đến vòng đàm phán lần thứ 18, vào ngày 25-July-2013 tại Kota Kinabalu- Malaysia, TPP hiện có 12 thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Newzealand, Nhật, Peru, Singapore, USA và ViệtNam. Nhật là thành viên mới nhất tham dự lần đầu tiên vòng đàm phán TPP-18.

Như vậy, chúng ta thấy Hoa Kỳ xin gia nhập vào Pacific-4 vào tháng 9-2008, nghĩa là 2 năm 4 tháng sau khi tổ chức TPP chánh thức thành lập và có hiệu lực. Nhưng vì Hoa Kỳ là một quốc gia tầm cỡ về kinh tế, thương mại và chính trị, nên rất sớm Hoa Kỳ chiếm lĩnh vị lãnh đạo tổ chức này. Điều này, có lẽ cũng là sư đồng tình của các thành viên Pacific-4, vì họ mong muốn P-4 phát triển mạnh hơn tầm cỡ hơn. Qua cách nhìn của Hoa Kỳ, Pacific-4 mang một màu sắc của một tổ chức đa dạng hơn, gần giống như tổ chức APEC, sẽ có nhiều quốc gia trên biển và bờ biển Thái Bình Dương tham gia. Qua “Lăng Kính Barack Obama”, Pacific-4 biến dạng, hoá thân thành Trans-Pacific- Partnership-TPP-Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương- Một Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Đa Phương. Chính phủ Obama coi đó như sự may mắn bất ngờ -Windfall-một di sản vàng từ Trời rơi xuống dành cho nước Mỹ!

Liền sau khi gia nhập TPP, năm 2009, Hoa kỳ tìm cách thiết lập các tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng gồm có những tiêu chuẩn:

- Bảo đảm quyền lợi người lao động và bảo vệ môi trường

- Nhất trí theo đuổi nền thương mại phi quan thuế

- Minh bạch, trong sáng và tính mạch lạc các qui định và quá trình sản xuất.

- Cải tổ chế độ quản trị các Xí Nghiệp Quốc doanh, Tập đoàn kinh tế nhà nước và cổ phần hóa các tập đoàn và xí nghiệp này.

- Đảm bảo quyền tự do lưu thông trên mạng, Internet.

- Phải cân bằng bảo vệ tác quyền và quyền sử dụng thông tin

- Bảo tồn môi sinh, giải quyết việc buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ và thủy sản

- Để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp Mỹ, Demetrios Marantis áp đặt chủ trương: Các doanh nghiệp cỡ nhỏ cỡ trung là xương sống của nền kinh tế, nguồn chính yếu là tạo thêm jobs ở Hoakỳ, nhờ đó TPP có thể qui tụ các nhà xuất khẩu lớn tại Hoa kỳ.

Đây là những tầm nhìn khá phức tạp của chính phủ Hoa Kỳ vào cơ chế phát triển kinh tế của tổ chức TPP. Chúng ta sẽ trở lại vối những tiêu chuẩn này.

PHẢN ỨNG CỦA CÁC QUỐC GIA CH U Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Trung Quốc có phản ứng sớm nhất tố cáo những đề xuất thương mại đầy tham vọng của Demetrios Marantis, mang tính chuẩn mực kép nhầm loại trừ Trung Quốc ra khỏi tổ chức TPP. TQ không thể nào đáp ứng đầy đủ đối với các thỏa thuận thương mại có tiêu chuẩn cao. TQ xưa nay vẫn theo đuổi chính sách mậu dịch bất bình đẳng nếu không muốn nói là gian lận: TQ kiềm hãm tỷ giá đồng YUAN, quá thắp đến 50% để tạo ra lợi thế cho nền kinh tế xuất khẩu của TQ. Chính phủ TQ thiếu minh bạch trong hầu hết mọi qui trình đầu tư, sản xuất; bốc lột sức lao động của công nhân; thiếu quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường lao động và ô nhiễm môi sinh. Do vậy, TQ đã lên tiếng mạnh dạn tố cáo tổ chức TPP vượt cả tầm vóc kinh tế, mang nặng màu sắc chính trị có mục đích đối trọng với sự vươn lên của TQ trong hiện tại. Điều lệ hàng đầu của TPP là bảo vệ quyền lợi trí tuệ, luật xí nghiệp quốc doanh, luật cạnh tranh, là những rào cản lớn mà Mỹ đã giương ra để gạn lọc TQ ra khỏi tổ chức này. Đó là chưa kể việc Ủy Ban Giám Sát Quốc Tế của Quốc Hội Hoa kỳ vừa công bố bản báo cáo dài 120 trang vào ngày 29/11/2011 nêu lên nhiều tệ trạng, sai trái trong tổ chức các công nghiệp quốc doanh của TQ kềm theo với những lời chỉ trích phê phán nặng nề. Dù biết vậy, chính phủ Trung Quốc cũng cho hay họ đang nghiên cứu có nên tham gia tổ chức TPP hay không, một khi họ được mời? Điều này nhắc nhở chính phủ Obama phải duyệt xét thận trọng khi TQ tìm cách tiếp cận TPP.

Với ý thức rằng một khi NHật đã là thành viên của TPP thì đây là một yếu tố vô cùng to lớn đẩy mạnh thế lực tiềm năng kinh tế và chính trị của TPP ngang ngữa với với bất cứ tổ chức chính trị kinh tế nào khác trên thế giới: G8, G20, EU, BRICS…do đó TQ tổ chức khối Kinh tế Đông Á đối trọng với TPP với sự tham gia của Nhật Bản, Nam Triều Tiên và có thể có cả Australia mặc dầu cả 3 quốc gia này đang có quan hệ ràng buộc với Mỹ, cũng như với tổ chức TPP. Nhưng giao dịch kinh tế hiện tại mở rộng toàn cầu đa phương hóa, không có quốc gia nào lại tự ràng buộc mình vào một tổ chức kinh tế duy nhất. Thành viên G8 cũng là thành viên của G20, của EU của BRICS, của APEC…Hơn thế nữa, lời kêu gọi thành lập khối kinh tế Đông Á của TQ, được NTT và Nhật Bổn đáp ứng khá tích cực. Peter Ford, nhà bình luận thời sự của báo The Christian Science Monitor, tháng 3-2013 vừa đặt vấn đề: Liệu TQ-Nhật và NTT sẽ kết hợp với nhau thành lập khối kinh tế Đông Á vì tương lai châu Á: “Will China-Japan and South-Korea hit the reset button for Asia.”… Chắc chắn câu hỏi của Peter Ford sẽ trả lời trong một tương lai rất gần. Khối Kinh Tế Đông Á do TQ đề xuất dù còn là trạng thái phôi thai nhưng nó có hiệu năng làm giảm một phần tiến độ và sức mạnh của TPP.

Trong quá trình thành lập TPP, Singapore và New Zealand là hai quốc gia khởi động cuộc đàm phán với Chile và Brunei. Sau đó Australia, Peru và Mỹ. Nhưng sư tham gia sau cùng của Malaysia và ViệtNam gây rất nhiều xáo trộn lớn. Hai quốc gia này bị các nước thị trường tự do chỉ trích: Chính phủ hai nước này bao che hỗ trợ bất công các tập đoàn quốc doanh hay các doanh nghiệp nhà nước-State Own Enterprise-SOEs-Các tập đoàn, các doanh nghiệp này theo đuổi chính sách kinh doanh mập mờ, thiếu minh bạch, qui định và quá trình sản xuất thiếu mạch lạc với sư đồng lõa của quan tham của Đảng lãnh đạo, của Chính quyền sở tại.

Vào tháng 2-2013 Chính phủ ViệtNam tuyên bố tái cấu trúc các lãnh vực công là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện hiện-đại-hóa nền kinh tế đất nước …Do đó VN sẵn sàng tư hữu hóa một số doanh nghiệp nhà nước nhầm tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Mặc dầu không nói thẳng vào vấn đề, ai cũng biết chính phủ Việt Nam đang gắng uốn mình cho phù hợp với đòi của Mỹ là ViệtNam phải cải tổ, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế quốc doanh mới hy vọng được gia nhập tổ chức kinh tế TPP. Dù vậy ViệtNam vẫn còn đối diện với nhiều rào cản khó vượt thoát xuất phát từ những Tiêu chuẩn thương mại đầy tham vọng do Mỹ đề ra mang tính chuẩn mực kép. Hôm 7-11-2013 Hoa Kỳ lại nêu ván đề: ViệtNam cần phải có tiến bộ về nhân quyền nếu muốn thắt chặt bang giao với Mỹ... Chính phủ Mỹ buộc Việt Nam đi từ những nhượng bộ này đến những nhượng bộ khác. Hôm thứ Hai, 2/9/2013 nhà báo David Brown của tờ Asia Sentinelle đã miêu tả: VN mơ ước được gia nhập vào tổ chức TPP trước sự đòi hỏi thái quá của chính phủ Hoa Kỳ: Hanoi badly want the omnibus trade deal but Washington is going to make some painful demands…Và đâu là đòi hỏi cuối cùng của chính phủ Mỹ đối với ViệtNam qua hình ảnh cái bánh vẽ TPP? Gần đây, tại Việtam đã xuất hiện một vài ý kiến phản biện cho rằng “TPP không phải là một đại tiệc dành cho ViệtNam”. Lời phản biện làm nhớ lại buổi thương lượng giữa các đại biểu kinh tế VN và phó đại sứ Thương mại Hoa Kỳ, Demetrios Marantis, hôm chủ nhật 10/6/2010 tại Hà Nội. Tại buổi thương lượng đàm phán này, Marantis đánh tiếng yêu cầu VN nên gia nhập TPP do Mỹ khởi xướng (?) hầu đẩy mạnh thương mại có tính cạnh tranh. TPP giúp cả VN và Hoa Kỳ tăng cường xuất khẩu. Phó đại diện Thương Mại Hoa Ký, Marantis, còn cho biết kim ngach thương mại song phương giữa Mỹ và VN tăng 15 lần từ 1 tỷ Đô la năm 2001 lên thành $15,4 tỷ trong năm 2009.” Sau thúc đẩy của Mỹ, VN mới thật sư tham gia vòng đàm phán TPP vào cuối năm 2010 cùng lúc với Malaysia. Trong thực tế VN đã có những tiếp cận với Tổ chức TPP vào năm 2008 cùng lúc với Mỹ.

NHỮNG VÒNG ĐÀM PHÁN TPP

Không những chỉ ViệtNam, phần nhiều các thành viên TPP như Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Úc…đã lên tiếng kêu gọi Mỹ cần xét lại vấn đề cải tổ và cổ phần hóa các Xí Nghiệp quốc doanh, Doanh Nghiệp nhà nước, Quyền Sở hữu trí tuệ, Tiềp cận thị trường (Xóa bỏ thuế quan-Tariff) và muôn vàn vấn đề khác. Trong quá khứ, thông qua 20 vòng đàm phán ròng rã trong ba năm, mỗi vòng đàm đều xuất hiện những khó khăn mới những mâu thuẫn quyền lợi thương mại giữa Mỹ và các thành viên còn lại của TPP.

Để cụ thể hóa vấn đề vô cùng phức tạp này, xin hãy xét qua lịch trình của vòng đàm phán TPP lần thứ 19 tổ chức tại Banda Seri Begawan, Brunei, diễn ra từ ngày 22-31/8/2013, trong nhiều phiên họp của nhiều tóan chuyên viên các mỗi phái đoàn. Vòng đàm phán lần thứ 19 này sẽ tập trung vào một số lãnh vực còn tồn đọng, nhiều vấn dề gai gốc quan trọng, mặc dầu đại diện Thương Mại Hoa Kỳ tại buổi đàm phán này, Michael Froman, cho rằng cuộc đàm phán 19 sẽ đi vào giai đoạn cuối. Theo lịch trình:

- Nhóm Sở Hữu Trí Tuệ- IPR- (intellectual property rights)-họp nhiều ngày nhất từ 22-30/8,

- Nhóm Tiếp Cận Thị Trường họp từ 22-28/8

- Nhóm Qui Tắc Xuất Xứ (Certificate of Origin) sẽ họp từ 23-28/8

- Nhóm Môi Trường thì họp từ 26-30/8

- Nhóm bàn về Đầu Tư họp 24-28/8

- Nhóm Dịch Vụ Tài Chánh từ ngày 25-28/8

- Nhóm Chuyên về Mua Sắm của Chính Phủ (Government Procurement Expert Group- GPEG) họp từ ngày 22-24/8

- Nhóm bàn về qui đinh mới về Doanh Nghiệp Nhà Nước (SOEs) họp từ 28-31/8. Một điều tế nhị nhóm bàn về qui định mới về DNNN-SOEs không được thông báo trước trong lịch trình vòng đàm phán 19, nhưng vào giờ chót Michael Froman lại quyết định đưa ra họp trong 4 ngày cuối cùng của vòng đàm phán. Thật sư đại diện Thương mại Mỹ, Froman, đặt “cái cày trước con trâu”, đặt các thành viên TPP trước “sự đã rồi” và còn phán quyết đây là vòng đàm phán cuối cùng

Kết quả thực tế, các vấn đề: Tập đoàn nhà nước-SOEs- Xí Nghiệp Quốc doanh, Sở Hữu Trí Tuệ-IPR, Tiếp Cận Thị Trường và các vấn đề gai gốc khác chưa giải quyết xong trong vòng đàm phán lần thứ 19 này. Nhất là hai vấn đề lớn SOEs và IPR cần nhiều vòng đàm phán nữa mới mong giải quyết xong một phần nào! Do đó, rõ ràng vòng đàm phán Brunei không phải là vòng đàm phán cuối cùng. Sau thất bại công khai này, câu hỏi được đặt ra là liệu nội dung và kết quả của các vòng đàm phán trong tương lai sau vòng đàm phán Brunei sẽ không được thông báo thậm chí sẽ giữ bí mật hơn không? Bà Lori Wallach, giám đốc Ban Theo Dõi Thương Mại Toàn Cầu chỉ trích chính quyền Obama đã vội vã cho rằng vòng đàm phán TPP sắp đi đến kết thúc mặc dù biết rằng còn nhiều vấn đề gai gốc và căn bản còn tù đọng.

Các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ ngày 7/10/2013 lên tiếng hối thúc chính quyền Obama không nên vội vã thỏa hiệp chỉ để nhằm ký thỏa ước trong năm nay. Scott Price Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bán lẻ WALL-MART cho biết tập đoàn này muốn được chứng kiến một hiêp định TPP có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lãnh vực và mọi sản phẩm, do vậy không muốn thấy Tổng thống Obama nhượng bộ quá nhiều trong tiến trình đàm phán TPP, nhất là đẩy mạnh các vòng đàm phán TPP tiến tới việc ký thỏa ước cho bằng được vào cuối năm 2013. Tất cả các thành viên TPP, ngay cả Úc, New Zealand, Nhật…đã vô cùng ngạc nhiên trước những lời cảnh báo này của Scott Price với chính phủ Obama. Phải chăng đây là thái độ vờ vĩn của Scott Price? Ai cũng biết, trong thực tế qua 20 vòng đàm phán Mỹ chưa hề nhượng bộ, ngược lại Mỹ đã áp đặt những đề xuất thương mại đầy tham vọng với chuẩn mực kép một cách độc đoán và Mỹ khăng khăng bảo vệ những đề xuất này. Lời cảnh cáo Tổng thống Obama của Scott Price phản ảnh trung thực tính “tự biên tự diễn” của Mỹ tại các vòng đàm phán TPP. Để minh họa thái độ này của Mỹ, chúng ta trở lại với đề xuất của Mỹ, qui tắc “từ sợi trở đi”. Mỹ đã kiên quyết bảo vệ qui tắc này trong suốt quá trình 20 vòng đàm phán TPP. Qui tắc “từ sợi trở đi” yêu cầu các thành phần của sản phẩm may mặc phải được mua từ các nước thuộc khu vực TPP mới được hưởng ưu đãi xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực này. Việt Nam chỉ được quyền xuất khẩu các mặt hàng may mặc sang các nước thuộc khu vực TPP chỉ khi nào Việt Nam mua sợi hay vải từ các quốc gia thuộc khu vực này. Nói một cách rõ ràng hơn: ViệtNam muốn xuất khẩu các mặt hàng may mặc sang Mỹ, ViệtNam phải mua nguyên liệu để làm nên các mặt hàng này như sợi, vải, từ Mỹ. Vì ai cũng biết các nước thuộc khu vực TPP rất nghèo về nguồn cung nhất là các mặt hàng như sợi, vải. Trong khi đó Mỹ là quốc gia rất giàu về nguồn cung. Nhưng Mỹ bán ra những nguyên liệu này với giá rất cao so với giá của Trung Quốc hay của các quốc gia châu u như Pháp, Anh, Ý… Sở dĩ Mỹ đưa ra qui tắc này, vì Mỹ dư biết rằng chủ đích của các quốc gia thành viên TPP là xuất khẩu sang Mỹ, là bán các sản phẩm của mình cho Mỹ vì khả năng tiêu thụ của dân Mỹ rất cao. Qui tắc “từ sọi trở đi” tiềm ẩn một ý tưởng rất là tệ hại hơn nữa là Mỹ quyết tâm giới hạn ngăn cản sự quan hệ thương mại, kinh tế của các thành viên TPP với các quốc gia khác hoặc các tổ chức kinh tế khác trên toàn cầu. Chính sách này của Mỹ đi ngược lại với tư tưởng Toàn Cầu Hóa, đi ngược lại với trào lưu và khuynh hướng thương mại kinh tế mở rộng, đa phương hóa, đa diện hóa trên thế giới trong hiện tại.

Cùng trong ngày 7/10/2013, cũng bên lề hội nghị APEC tai Bali, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ, Perry Pritzker, cho biết Tổng thống Obama không những chỉ thúc đẩy ở trong nước mà cả với các đối tác nhầm đẩy mạnh tiến trình đàm phán, tiến tới ký kết hiêp định TPP càng sớm càng tốt. Tổng thống Obama đã nhiều lần kêu gọi 12 nước tham gia đàm phán nỗ lực ký kết hiệp định TPP vào cuối năm nay. Theo tính toán của Bạch Ốc sẽ tạo ra vài chục ngàn công ăn việc làm cho người Mỹ. Do đó Đại biểu Thương mại Hoa Kỳ (USTR) vừa đưa ra thông báo về hàng loạt các phiên họp đàm phán giữa các nhóm đàm phán về một số vấn đề còn nhiều tồn đọng theo lịch trình sau đây:

NHÓM. THỜI GIAN HỌP-2013 NƠI HỌP

Qui tắc Xuất xứ 28/10 – 1/11 Mexico City

Mua Sắm của Chính Phủ 30/10 - 2/11 Washington DC

Doanh Nghiệp Nhà Nước 4/11 - 7/11 Santiago- Chile

Đầu tư 6/11 – 9/11 Washington DC

Sở Hũu Trí Tuệ 12/11 – 18/11 Salt Lake City- UT

Trưởng đoàn và các chuyên gia 19/11 - 24/11 Salt Lake City-UT

Thoáng nhìn qua lịch trình này, ai cũng phải công nhận lịch trình này hàm chứa quá nhiều tham vọng, vội vã. Mục đích và yêu cầu của lịch trình này khó trở thành hiện thực. Xem chừng đây là kế hoạch “bắt cóc bỏ vào đĩa”. Người ta có thể mang con lừa đến bến nước, nhưng khó bắt con lừa uống nước. Dù cho các Trưởng phái đoàn và các Chuyên gia đàm phán TPP, trong 5 ngày họp cuối cùng 19-24/11 tại Salt Lake City-UT có phải ký hiêp định TPP mặc dầu các vấn đề chủ yếu vẫn còn tù đọng, vẫn còn trơ trơ, thì liệu hiệu lực của một hiệp định được ký kết một cách miễn cưỡng như thế sẽ đi đến đâu? Về diện này, thật khó hiểu đâu là chủ trương và hướng đến của Mỹ, người lãnh đạo Hiêp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên TBD-TPP trong hiên tại? Không lẽ Mỹ khi thao túng tổ chức TPP bằng cách áp đặt những chuẩn mực thương mại đầy tham vọng của mình với mưu đồĐược ăn cả. Ngả về không?

Những ai có một chút tin tưởng và tham vọng về Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP- sẽ giúp cho quốc gia họ phát triển kinh tế tốt hơn nhờ sự buôn bán với Mỹ, nhất là người Việt chúng ta, ắt phải thất vọng phần nào khi theo dõi sự thất bại của 20 vòng đàm phán TPP. Câu hỏi cộm lên trong lúc này: Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương-TPP-đang ở đâu? Liệu có trụ nỗi không? Đến bao giờ là thời điểm khởi động hợp lý của hiệp định này?./.

Đào Như

BS Đào Trong Thể

thetrongdao2000@yahoo.com

Nov 13-2013

Oak park, Ill. USA

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Bài viết trên được xây dựng trên những dữ kiện trich dẫn từ những websites sau đây:

MỸ KÊU GỌI VIỆT NAM THAM GIA HIÊP ĐỊNH TPP Demetrios Marantis
http://www.voatiengviet.com/content/us-vietnam-tpp-06-11-2010-96137289/868825.html

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI-TPP-TỪNG BƯỚC TRỞ THÀNH HIỆN THỰC Demetrios Marantis
http://www.voatiengviet.com/content/hiep-dinh-tpp-tung-buoc-tro-thanh-hien-thuc/1491835.html

TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ VÒNG ĐÀM PHÁN THỨ 19-TPP
http://trungtamwto.vn/tpp/tong-hop-thong-tin-ve-vong-dam-phan-thu-19-tpp

VIETNAMS NEED FOR TPP - David Brown
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5680&Itemid=238

WILL CHINA-JAPAN AND SOUTH KOREA HIT THE RESET BUTTON FOR ASIA
http://www.csmonitor.com/World/Asia-Pacific/2013/0305/Will-China-Japan-and-South-Korea-hit-the-reset-button-for-Asia

VIỆT NAM CHỌN KINH TẾ HAY NH N QUYỀN/ bbc London- LS Vũ Đức Khanh và ông Võ Tuấn Huân

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/05/130520_vietnam_choices.shtml

ViệtNam sẵn sàng tư hữu hóa tất cả các công nghiệp nhà nước
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130206-viet-nam-san-sang-tu-huu-hoa-cac-doanh-nghiep-nha-nuoc

Một nửa doanh nghiệp nhà nước Vietnam bị nạn một người độc chiếm quyền hành
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101113-mot-nua-cong-ty-nha-nuoc-viet-nam-bi-nan-mot-nguoi-doc-chiem-quyen-hanh/

OBAMA VA CHUAN MƯC KEP TRONG TPP
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120510_tpp_analysis.shtml

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.