Hôm nay,  

Sự Thất Vọng Về Bản Hiến Pháp Mới Của Việt Nam

12/11/201300:00:00(Xem: 6078)
Đặng Khương
(Chuyển sang Việt ngữ do Đặng Khương, CTV Phía Trước -- từ bản Anh văn của Đỗ Kim Thêm, The Diplomat.)

Cách thức quản trị yếu kém ở Việt Nam là hậu quả của hệ thống quản trị và cấu trúc hiến pháp có nhiều nhược điểm, và hệ thống này cần phải thay đổi một cách căn bản nhất. Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào các lộ trình dân chủ, cơ chế thị trường không theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền [thượng tôn pháp luật] và xã hội dân sự. Thách thức trước mặt hiện rất lớn, và bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Các nhà quan sát hiện đang chờ đợi xem liệu có điều gì chuyển biến trong giới lãnh đạo cấp cao trong ĐCSVN hay không.

Trong một báo cáo mới nhất vào tháng mười 2013, ĐCSVN đã dập tắt hoàn toàn sự lạc quan về bản hiến pháp mới mà dư luận đang kỳ vọng. ĐCSVN vẫn cương quyết không nhượng bộ quyền lực của họ, và bất kỳ sự cải cách nào không có vai trò của ĐCSVN thì họ đều không chấp nhận. Giấc mơ về một cuộc cải cách dường như đã trở thành không thể. Quốc hội sẽ phê chuẩn một bản hiến pháp mới trong tháng Mười một này, và bản hiến pháp mới sẽ do ĐCSVN áp đặt lên toàn xã hội.

Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đã được đưa từ các cấp lãnh đạo ở trên xuống. Kết quả chắc chắn sẽ làm công chúng thất vọng vì mô hình cũ vẫn không có gì thay đổi, đặc biệt là Điều 4 vẫn tiếp tục khẳng định sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Hiến pháp mới cũng sẽ có nhiều lỗ hổng để ĐCSVN tùy tiện giải thích theo cách họ muốn.

Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế thì những câu hỏi được đặt ra là: Liệu bản Hiến pháp mới có thể giải cứu nền kinh tế hay không? Và đặc biệt là làm thế nào để các kinh tế gia thực hiện được điều đó?

Nhiều người đồng ý rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đạt được những thành tích rất ấn tượng sau thời gian Đổi mới bắt đầu vào năm 1989. Cho đến năm 2009 thì Việt Nam đã có một số thành công khá nổi bật. Không giống như các nước ở Đông Á đã đi tiên phong trong cải cách, Việt Nam lại có lợi thế của một nước đến sau trong đó Việt Nam đã tăng tốc quá trình chuyển đổi nhằm bắt kịp với thế giới và kích hoạt kinh tế thông qua những bí quyết của nước ngoài và huy động vốn. Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ quá trình phát triển ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể từ năm 2011, và tình hình cho thấy chỉ số tăng trưởng vẫn tiếp tục trì trệ trong những tháng tới. Việt Nam đã phải vật lộn với những thách thức trong việc tái cân bằng lại các cấu trúc cơ bản nhất. Tương tự như Trung Quốc, nền kinh tế đang gặp khó khăn do những bất ổn, sự mất cân bằng và thiếu tính bền vững, cộng thêm nhiều chi phí xã hội cũng như các vấn đề về môi trường. Xuất khẩu và kinh tế sản xuất hiện đang sút kém đáng kể.


Tầng lớp lãnh đạo cần phải đáp ứng tình hình này với một tầm nhìn mới để định hướng lại nền kinh tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên, đầu tư phải tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển và đổi mới kỹ thuật, cùng với vốn đầu tư nước ngoài để giúp phát triển ngành công nghiệp. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải giải quyết hệ thống xơ cứng được gây ra không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài và mang tính chu kỳ mà còn bởi sự mất cân bằng trong hệ thống nội bộ.

Về phần mình, chính phủ phải trấn an các nhà đầu tư rằng pháp quyền, tức thượng tôn pháp luật, sẽ được áp dụng triệt để. Chính phủ cũng phải nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và an ninh, giúp nền kinh tế di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn. Đo lường chất lượng của sự đổi mới, cạnh tranh và các tổ chức độc lập sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Việt Nam không thể tái cân bằng trong ngày một ngày hai. Rõ ràng là doanh nghiệp nhà nước làm tăng thêm những rủi ro mang tính hệ thống và sẽ không rời bỏ thị trường, trong khi các nhóm lợi ích lại ngày càng cản trở các cải cách. Đây có lẽ là biểu hiện rõ nét về tình trạng trì trệ của các công cụ chính sách, và chừng nào mà ĐCSVN vẫn tỏ ra bất lực trong việc đối phó với tình hình, thì tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục ở mức dưới 5%. Các ảnh hưởng lâu dài sẽ khó đoán hơn.

Nói rộng hơn, mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng với sự độc quyền lãnh đạo của một đảng luôn có những giới hạn nếu như chính phủ không sẵn sàng chấp nhận những cải cách chính trị cần thiết. Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức trong việc duy trì nguyên trạng quyền lực của họ.

Và tương lai của xã hội dân sự ở Việt Nam? Liệu xã hội dân sự có thể đạt được những điều mà cả chính trị lẫn thị trường kinh tế không đạt được? Câu trả lời hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng những điều mà phong trào xã hội dân sự có thể làm được là giúp người dân Việt Nam tìm tiếng nói của mình cũng như tạo điều kiện để công luận biết đến nhiều hơn.

Quyền lực của ĐCSVN không thể kéo dài mãi mãi và sự tham gia của nhiều người sẽ giúp tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi ôn hòa.
_________

Đỗ Kim Thêm là tác giả cuốn sách “Quan điểm của Phật giáo về các vấn đề hiện đại” (NXB Hồng Đức, Việt Nam, 2012).

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên trang Blog Chứng Nhân Lịch Sử từ trong nước đã vừa đưa ra lời kêu gọi thành lập "Hồ sơ những kẻ chỉ điểm" và mong được sự góp ý và tiếp sức
Xin thưa, đây là một công trình tập thể của tất cả thành viên của Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (Vietnamese American Science & Technology Society – VAST)
Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, cả ba bài Tin Mừng (Chu kỳ Năm A, B, C) đều nói đến việc Chúa Giêsu “để cho qủy (Satan) cám dỗ”
Bốn mươi năm chẳng, kể từ biến cố Tết Mậu Thân 1968, mỗi độ Xuân về lòng người dân xứ Huế
Đại lễ 69 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, sẽ tổ chức lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 21/6/2008. Tại Hội Trường City of Westminster
Cách đây không lâu, hai ký giả kỳ cựu của nhật báo lớn nhất Mỹ, The New York Times, viết một quyển sách về tiểu sử bà thượng nghị sĩ Hillary Clinton
Thư Viện Toàn Cầu (thuvientoancau.com) vừa bế mạc hai lớp Luyện Trí Nhớ khóa 255
Trong những ngày này, người Công giáo đang sống trong những ngày gọi là “Mùa Chay”. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro.
Trong buổi hội chợ đầu xuân, thấy cháu trai thứ hai của Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân đi qua gian hàng tôi đang đứng, lòng tôi chợt chùng xuống.
Biên giới và người di dân bất hợp pháp là đề tài nóng bỏng trong mùa bầu cử vào tháng 11 năm nay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.