Hôm nay,  

Sự Thất Vọng Về Bản Hiến Pháp Mới Của Việt Nam

12/11/201300:00:00(Xem: 6080)
Đặng Khương
(Chuyển sang Việt ngữ do Đặng Khương, CTV Phía Trước -- từ bản Anh văn của Đỗ Kim Thêm, The Diplomat.)

Cách thức quản trị yếu kém ở Việt Nam là hậu quả của hệ thống quản trị và cấu trúc hiến pháp có nhiều nhược điểm, và hệ thống này cần phải thay đổi một cách căn bản nhất. Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào các lộ trình dân chủ, cơ chế thị trường không theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền [thượng tôn pháp luật] và xã hội dân sự. Thách thức trước mặt hiện rất lớn, và bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Các nhà quan sát hiện đang chờ đợi xem liệu có điều gì chuyển biến trong giới lãnh đạo cấp cao trong ĐCSVN hay không.

Trong một báo cáo mới nhất vào tháng mười 2013, ĐCSVN đã dập tắt hoàn toàn sự lạc quan về bản hiến pháp mới mà dư luận đang kỳ vọng. ĐCSVN vẫn cương quyết không nhượng bộ quyền lực của họ, và bất kỳ sự cải cách nào không có vai trò của ĐCSVN thì họ đều không chấp nhận. Giấc mơ về một cuộc cải cách dường như đã trở thành không thể. Quốc hội sẽ phê chuẩn một bản hiến pháp mới trong tháng Mười một này, và bản hiến pháp mới sẽ do ĐCSVN áp đặt lên toàn xã hội.

Cuộc thảo luận về hiến pháp mới đã được đưa từ các cấp lãnh đạo ở trên xuống. Kết quả chắc chắn sẽ làm công chúng thất vọng vì mô hình cũ vẫn không có gì thay đổi, đặc biệt là Điều 4 vẫn tiếp tục khẳng định sự độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Hiến pháp mới cũng sẽ có nhiều lỗ hổng để ĐCSVN tùy tiện giải thích theo cách họ muốn.

Trong khi đó, đối với các nhà kinh tế thì những câu hỏi được đặt ra là: Liệu bản Hiến pháp mới có thể giải cứu nền kinh tế hay không? Và đặc biệt là làm thế nào để các kinh tế gia thực hiện được điều đó?

Nhiều người đồng ý rằng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đạt được những thành tích rất ấn tượng sau thời gian Đổi mới bắt đầu vào năm 1989. Cho đến năm 2009 thì Việt Nam đã có một số thành công khá nổi bật. Không giống như các nước ở Đông Á đã đi tiên phong trong cải cách, Việt Nam lại có lợi thế của một nước đến sau trong đó Việt Nam đã tăng tốc quá trình chuyển đổi nhằm bắt kịp với thế giới và kích hoạt kinh tế thông qua những bí quyết của nước ngoài và huy động vốn. Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ quá trình phát triển ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể từ năm 2011, và tình hình cho thấy chỉ số tăng trưởng vẫn tiếp tục trì trệ trong những tháng tới. Việt Nam đã phải vật lộn với những thách thức trong việc tái cân bằng lại các cấu trúc cơ bản nhất. Tương tự như Trung Quốc, nền kinh tế đang gặp khó khăn do những bất ổn, sự mất cân bằng và thiếu tính bền vững, cộng thêm nhiều chi phí xã hội cũng như các vấn đề về môi trường. Xuất khẩu và kinh tế sản xuất hiện đang sút kém đáng kể.


Tầng lớp lãnh đạo cần phải đáp ứng tình hình này với một tầm nhìn mới để định hướng lại nền kinh tế trong bối cảnh bất ổn toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên, đầu tư phải tiếp tục là động lực chính cho sự phát triển và đổi mới kỹ thuật, cùng với vốn đầu tư nước ngoài để giúp phát triển ngành công nghiệp. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng cần phải giải quyết hệ thống xơ cứng được gây ra không chỉ bởi các yếu tố bên ngoài và mang tính chu kỳ mà còn bởi sự mất cân bằng trong hệ thống nội bộ.

Về phần mình, chính phủ phải trấn an các nhà đầu tư rằng pháp quyền, tức thượng tôn pháp luật, sẽ được áp dụng triệt để. Chính phủ cũng phải nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và an ninh, giúp nền kinh tế di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn. Đo lường chất lượng của sự đổi mới, cạnh tranh và các tổ chức độc lập sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Việt Nam không thể tái cân bằng trong ngày một ngày hai. Rõ ràng là doanh nghiệp nhà nước làm tăng thêm những rủi ro mang tính hệ thống và sẽ không rời bỏ thị trường, trong khi các nhóm lợi ích lại ngày càng cản trở các cải cách. Đây có lẽ là biểu hiện rõ nét về tình trạng trì trệ của các công cụ chính sách, và chừng nào mà ĐCSVN vẫn tỏ ra bất lực trong việc đối phó với tình hình, thì tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục ở mức dưới 5%. Các ảnh hưởng lâu dài sẽ khó đoán hơn.

Nói rộng hơn, mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng với sự độc quyền lãnh đạo của một đảng luôn có những giới hạn nếu như chính phủ không sẵn sàng chấp nhận những cải cách chính trị cần thiết. Bộ Chính trị đã dành nhiều công sức trong việc duy trì nguyên trạng quyền lực của họ.

Và tương lai của xã hội dân sự ở Việt Nam? Liệu xã hội dân sự có thể đạt được những điều mà cả chính trị lẫn thị trường kinh tế không đạt được? Câu trả lời hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng những điều mà phong trào xã hội dân sự có thể làm được là giúp người dân Việt Nam tìm tiếng nói của mình cũng như tạo điều kiện để công luận biết đến nhiều hơn.

Quyền lực của ĐCSVN không thể kéo dài mãi mãi và sự tham gia của nhiều người sẽ giúp tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi ôn hòa.
_________

Đỗ Kim Thêm là tác giả cuốn sách “Quan điểm của Phật giáo về các vấn đề hiện đại” (NXB Hồng Đức, Việt Nam, 2012).

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.