Hôm nay,  

Sửa Đổi Hiến Pháp Chỉ Là Giấc Mơ Thôi

08/11/201300:00:00(Xem: 7586)
Cộng sản có nhiều trò ma sử dụng rất phổ biến trong những lần đảng lâm vào chu kỳ suy thoái khủng hoảng nhưng đặc biệt nội dung của các biện pháp giải quyết, chả có gì mới cũng chỉ là những ý tưởng cũ rích được xào nấu, lặp đi lặp lại nhiều lần như vở kịch hài phê và tự phê, như chỉnh đốn đốn chỉnh đảng...và nhiều lần diễn trò sửa đổi hiến pháp, một con số kỷ lục làm ra hiến pháp không tìm thấy đâu trên thế giới chỉ có ở Việt Nam. Có điều lạ là lần sửa đổi nào, ngoài đám khán giả tay chân tả hữu cò mồi lẫn bồi bút nhiệt liệt hoan hô, còn có một số khán giả trí thức lẫn chuyên gia chuyên ngành luật vỗ tay tán thưởng, thậm chí nhiệt tình tham gia vắt óc tận lực chỉ ra những khuyết tật lỗi thời cần loại bỏ và thay thế bằng những ý tưởng mới, điều luật hiện đại làm bệ phóng cho đất nước tiến lên.

Thế nhưng, tất cả thiện chí của nhiều người dân Việt Nam có lòng với đất nước đều là công cóc, nghĩa là những đóng góp tâm huyết của các trí thức, các nhà luật học bị các chuyên gia ngành luật rừng xã hội chủ nghĩa, từ im lặng quăng vào sọt rác đến tống tù lẫn đe dọa tống tù. Có thể do chủ quan, tính tình thật thà như đếm nên một số trí thức có thiện chí nhưng thiếu khả năng nhận ra sửa đổi hiến pháp chỉ là màn diễn khác của đảng nhằm củng cố độc tài, gia tăng tội ác và cái được gọi là hiến pháp của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam là “giả” hiến pháp, nó chỉ là đống luật hổn tạp, là loại pháp lệnh của thời độc tài quân chủ xa xưa.

Những ai học về luật pháp hoặc có nghiên cứu, tìm hiểu về luật pháp đều biết hiến pháp là bộ luật mẹ, là luật của các luật, là bộ luật nền tảng sản sinh ra các điều luật quy định tổ chức điều hành quản trị một quốc gia. Ý niệm hiến pháp bắt nguồn từ ý tưởng tiến bộ về tổ chức cai trị, có tên là Lý Thuyết Khế Ước của Aristotle, một triết gia người Hy Lạp có hơn hai ngàn năm trước.

Hai ngàn năm sau ở giai đoạn khủng hoảng của độc tài quân chủ, vào thế kỷ 17 được ông Thomas Hobbes, John Locke ở Anh và vào thế kỷ 18 ông Jean Jacques Rousseau ở Pháp triển khai làm nổi bật nguyên tắc của Lý Thuyết Khế Ước để thay đổi tư duy cai trị cũ đã lỗi thời“ vua là con trời, thay trời cai trị thế gian”, với những tư tưởng chính trị tiến bộ như sau:

_ Nền tảng cai trị phải dựa trên giao ước thỏa thuận, đồng thuận của người dân với chính quyền.

_ Quyền hạn trách nhiệm của chính quyền, quyền lợi nghĩa vụ của người dân đối với xã hội văn minh.

_ Chính quyền có nhiệm vụ bảo vệ các quyền tự nhiên và nhân quyền là mục đích cuối cùng của giao ước cầm quyền.

_ Quyền dân được khởi loạn, làm cách mạng nếu chính quyền vi phạm các cam kết cầm quyền.

Nói nôm na dễ hiểu, hiến pháp là sự thoả thuận, đồng thuận của bản giao kèo ghi các giao ước, điều lệ được và không được làm giữa người dân với chính quyền liên quan trực tiếp đến tổ chức cai trị, quản lý điều hành đất nước và Lý Thuyết Khế Ước, giá trị cốt lõi của hiến pháp cũng có đề cập đến, chính quyền muốn được chính danh phải được sự đồng thuận của người dân.

Trong cái được gọi là hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Đảng cộng sản là đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hôi...” Điều quy định đó, có sự thoả thuận, đồng thuận của người dân để gọi là hiến pháp?

Đối chiếu với những tư tưởng liên quan đến hiến pháp vừa trình bày thì cái được gọi là hiến pháp của nhà nước cộng sản không phải là hiến pháp, nó đúng thật là pháp lệnh, lệnh ở trên truyền xuống cho kẻ dưới phải thi hành bất luận đúng sai giống như thời độc tài quân chủ. Dễ thấy nhất cho loại pháp lệnh ác ghê tiếm danh hiến pháp, là giai cấp cầm quyền sử dụng luật pháp làm công cụ, vũ khí trấn áp bất cứ ai chống lại hành động xấu ác, phản động, tàn dân hại nước của chúng. Một điểm khác nữa để biết hiến pháp của cộng sản là hiến pháp “giả”, là luật pháp làm ra chỉ phục vụ quyền lực giai cấp thống trị chứ không do ý chí nguyện vọng của người dân.

Chúng ta thấy luật pháp Việt Nam hiện nay do chính quyền áp đặt qua các điều luật nằm trong bản văn được gọi là hiến pháp quy định, như chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội... đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội... đều không phải là sự đồng thuận, là sự chọn lựa của người dân, nó đã đi ngược lại với ý nghĩa và mục đích của hiến pháp nên không thể là cũng như không phải là hiến pháp!

VIệt Nam cộng sản qua nhiều lần sửa đổi cái được gọi là hiến pháp và mỗi lần thay đổi hiến pháp là một lần nữa đảng sử dụng những điều luật mới nhằm củng cố quyền lực độc tài, gia tăng đàn áp khủng bố chứ không nhằm mục đích biến bản văn pháp lệnh của đảng tiến gần đến bản hiến pháp chuẩn của thế giới văn minh hiện đại.

Phải nói, không cần tinh mắt chúng ta cũng thấy lần diễn sửa đổi hiến pháp “giả” này cũng không có gì mới cũng chỉ là thay thế những con chữ cũ đã quá hạn sử dụng bằng những con chữ mới chứa nội dung rất cũ bởi sửa đổi hiến pháp đã được sự chỉ đạo, được đặt vào khung định hướng của đảng cộng sản mang nội dung lòng vòng trong chủ nghĩa xã hội, xã hội chủ nghĩa.

“Sửa đổi hiến pháp để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sửa đổi hiến pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Nói về chuyện sửa đổi hiến pháp được đảng cộng sản chỉ đạo và đóng trong khung định hướng, không phải do chống cộng cực đoan, thù ghét tưởng tượng dựng chuyện nói xấu đảng mà chỉ đạo, định hướng sửa đổi hiến pháp rõ mồn một được chính miệng thủ tướng chính phủ xác nhận trên loa đài, rất ư là thành thật:

“Nhìn tổng thể, dự thảo đã bám sát các quan điểm, định hướng nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5, khoá XI.”

Không những diễn trò sửa đổi hiến pháp có đảng chỉ đạo định hướng làm cho chúng ta cười té ghế, ngay cả khi nhìn vào danh sách của ủy ban sửa đổi dự thảo hiến pháp không khéo chúng ta té xỉu không chừng bởi danh sách trúng tuyển vào ủy ban sửa đổi... gồm ba mươi tên đã hơn 75% tên không chuyên ngành luật, số còn lại được đảng cơ cấu vào các cơ quan có liên quan đến chuyên ngành luật rừng xã hội chủ nghĩa và trong danh sách ủy ban sửa đổi... rất “ấn tượng bởi có bà từng tuyên bố “dân chủ của ta là dân chủ vạn lần hơn...” có luôn cả ông từng nói “Việt Nam không có nhu cầu đa đảng...” và toàn bộ ủy viên được chỉ định lẫn trúng tuyển có số đông chưa một lần mở miệng, số còn lại có mở miệng chỉ ra cho chúng ta thấy toàn bộ ủy viên thuộc loại “hề” đỉnh thì mong gì ở bản văn hiến pháp “ngang tầm thời đại!”

Dưới đây là danh sách của ủy ban sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“Chủ nhiệm ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 là ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội.

Phó chủ tịch Ủy ban là ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội.

Hai mươi tám ủy viên của Ủy ban gồm:

1. Nguyễn Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực ban Bí thư.

2. Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương đảng, Phó chủ tịch nước.

3. Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ.

4. Tòng Thị Phóng, Ủy viên bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội.

5. Tô Huy Rứa, Ủy viên bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, trưởng ban tổ chức trung ương.

6. Đinh Thế Huynh, Ủy viên bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

7. Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

8. Trương Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh án tòa án nhân dân tối cao.

9. Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng viện kiểm soát Tòa án nhân dân tối cao.

10. Ksor Phước, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ quốc hội, Chủ tịch hội đồng Dân tộc.

11. Nguyễn Văn, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Quốc hội

12. Phan Trung Lý, Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội

13. Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội

14. Phùng Quang Thanh, Ủy viên bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

15. Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

16. Nguyễn Thái Bình, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

17. Hà Hùng Cường, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

18. Bùi Quang Vinh, Ủy viên trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư.

19. Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.

20. Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

21. Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

22. Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ việt Nam.

23. Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

24. Trần Hanh, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.

25. Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội công dân Việt Nam

26. Lê Minh Tâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Luật gia Việt Nam.

27. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch viện Khoa học xã hội Việt Nam.

28. Châu Văn Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện khoa học và Công nghệ.”

Nhìn vào danh sách ủy ban sửa đổi...tuy không bi quan nhưng với cái nhìn thực tế tỉnh táo qua những diễn tiến liên quan đến sửa đổi hiến pháp đã đang xảy ra, rất khó cho Việt Nam có được một bản văn hiến pháp đúng nghĩa của hiến pháp, rất có khả năng đảng sẽ tiếp tục cho ra đời một đống văn bản pháp lệnh hỗn độn phi luật pháp khắc nghiệt hơn như đảng cộng sản đã từng làm và những ai, ngay cả trí thức, các chuyên gia chuyên ngành luật thông thạo luật quốc tế, hiểu biết sâu rộng về hiến pháp trong đảng hay ngoài đảng, đang sống trong nước hay ngoài nước đừng mơ mộng có cơ hội đóng góp suy tư trăn trở, sửa đổi xây dựng hiến pháp để Việt Nam có một bản hiến pháp hoàn chỉnh đúng tiêu chuẩn của một hiến pháp như các nước văn minh tiên tiến.

Việt Nam sẽ có một bản văn hiến pháp hoàn chỉnh đúng nghĩa hiến pháp khi và chỉ khi nào đảng cộng sản bị nhân dân, có cả chúng ta nữa, đồng lòng đứng lên tràn xuống đường làm cách mạng hoặc một ngày đẹp trời nào đó bỗng dưng đảng biết cúi đầu thành khẩn nhận tội, thành thật ăn năn hối cải rời bỏ quyền lực, bước xuống vũ đài chính trị trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân, còn không giấc mơ sửa đổi hiến pháp đúng thật là hiến pháp trong chế độ đảng lãnh đạo chỉ là giấc mơ thôi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.