Hôm nay,  

Oriana Fallaci Gặp Đại tướng Giáp

03/11/201300:00:00(Xem: 7164)
Nữ ký giả người Ý Oriana Fallaci nổi tiếng từ cuối thập niên 1960 với những bài phỏng vấn lãnh đạo các quốc gia như: Indira Gandhi, Willy Brandt, Robert Kennedy, Đặng Tiểu Bình, Golda Meir, Yasir Arafat, Ali Bhutto, Henry Kissinger, Nguyễn Văn Thiệu, v.v…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã dành cho Fallaci một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội vào tháng 2-1969, khi cuộc chiến Việt Nam ở vào cao điểm với sự can dự của người Mỹ lên đến hơn nửa triệu lính đang chiến đấu tại Việt Nam. Đó cũng là thời điểm một năm sau cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân và hòa đàm Paris đang diễn ra.

Trong tác phẩm Interview with History (Nxb Liveright, 1976) Fallaci đã viết về lần gặp Tướng Giáp với nhiều chi tiết đáng chú ý.

Theo giới chức Việt Nam sắp xếp cho cuộc gặp thì đây là buổi mạn đàm với Tướng Giáp, không phải một cuộc phỏng vấn. Khi Fallaci và phái đoàn được gặp, Tướng Giáp không muốn người nữ ký giả dùng máy ghi âm. Ông cũng nói: “Đây chỉ là cuộc mạn đàm giữa chúng ta”.

Buổi gặp kéo dài 45 phút, Tướng Giáp nói tiếng Pháp. Là một ký giả với tay nghề cao, Fallaci đã biến “buổi diễn thuyết” của ông thành cuộc phỏng vấn. Có những lần nữ ký giả muốn ngắt lời để hỏi sâu thêm thì Tướng Giáp trả lời: “Hãy Kiên nhẫn. Đừng ngắt lời tôi”.

Ký giả Fallaci đến Hà Nội cùng với ba phụ nữ Ý khác, trong đó hai người thuộc Đảng Cộng sản và một theo Đảng Xã hội. Yêu cầu gặp Tướng Giáp chỉ được chấp thuận lúc họ sắp rời Việt Nam. Ngoài bốn phụ nữ Ý, trong buổi gặp còn có người hướng dẫn, thông dịch và vài nhân viên người Việt khác.

Những phát biểu chính của Tướng Giáp trong cuộc gặp đó như sau:

Số thương vong của Mỹ, Tướng Giáp nói đã tiêu diệt được 54 nghìn, vượt quá con số lính Mỹ hy sinh trong chiến tranh Triều Tiên, người nữ ký giả đặt vấn đề.

Oriana Fallaci: Con số người Mỹ đưa ra là 34 nghìn tử vong, thưa Đại tướng.

Võ Nguyên Giáp: Tôi nói ít nhất là gấp đôi. Người Mỹ luôn đưa ra con số thấp hơn sự thực: khi chúng thích hợp với họ, ba thay vì năm. Họ không thể đã có 34 nghìn tử vong. Khi mà chúng tôi đã bắn hạ hơn 3 nghìn 200 máy bay của họ. Khi mà họ thừa nhận rằng cứ 5 máy bay đã có một bị bắn rớt! Nhìn xem: trong năm năm chiến tranh họ chắc chắn đã mất không ít hơn 70 nghìn lính. Và con số đó có lẽ còn quá thấp.
buivanphu-20131101-tuonggiaporianafallaci-vb-h01-biasach
Bìa sách Interview with History.

OF: Thưa Đại tướng, người Mỹ cũng nói rằng ông đã mất nửa triệu quân.

VNG: Con số chính xác.

Về Tết Mậu Thân, nhận định của Tướng Giáp là trước khi có biến cố này thì người Mỹ tin là họ đang thắng. Cuộc tổng tấn công xảy ra là điều cho thấy Lực lượng Giải phóng có thể tấn công bất cứ khi nào họ muốn và vào bất cứ đâu, kể cả Sài Gòn.

OF: Thưa Đại tướng. Mọi người đồng ý Tổng Tấn công Tết là thắng lợi tâm lý to lớn. Nhưng từ góc nhìn quân sự, ông có nghĩ đó là một thất bại?

VNG: Thất bại?

OF: Tôi cho là như thế, thưa Đại tướng.

VNG: Bà hãy nói điều này với, hay nên hỏi, Mặt trận Giải phóng.

OF: Trước hết tôi muốn hỏi Đại tướng.

VNG: Bà phải hiểu đó là một câu hỏi tế nhị, mà tôi không thể đưa ra những phán đoán, tôi không thể xen vào việc của Mặt trận. Đó là điều tế nhị… rất tế nhị… Dù sao, bà đã làm tôi ngạc nhiên, vì cả thế giới đã thừa nhận rằng, nhìn từ quan điểm quân sự và chính trị, Tổng Tấn công Tết…


OF: Thưa Đại tướng, ngay cả nhìn từ quan điểm chính trị, đó không phải là một thắng lợi to lớn. Dân chúng đã không nổi dậy, và sau hai tuần người Mỹ đã giành lại kiểm soát. Chỉ ở Huế chúng ta đã thấy cuộc chiến kéo dài một tháng. Tại Huế, nơi có bộ đội miền Bắc.

VNG: Tôi không biết nếu Mặt trận đã có tiên liệu hay mong đợi dân nổi dậy, mặc dù tôi nghĩ rằng nếu không có giúp đỡ của quần chúng thì các lực lượng của Mặt trận sẽ không thể vào thành phố. Và tôi sẽ không bàn về Tổng Tấn công Tết, nó không tùy thuộc vào tôi, không tùy thuộc vào chúng tôi; nó được chỉ đạo bởi Mặt trận…

Trận chiến tại Khe Sanh, Tướng Giáp không coi đó là một Điện Biên Phủ thứ hai. Đối với ông Khe Sanh không quá quan trọng.

Về hòa đàm Paris, nhận định của Tướng Giáp là sẽ kéo dài lâu. Miền Bắc sẽ không từ bỏ những đòi hỏi và sẽ không vội, sẽ kiên nhẫn. Trong khi những phái đoàn thảo luận ở Paris, chúng tôi tiếp tục chiến tranh. Bắc Việt muốn người Mỹ rút hết khỏi Việt Nam. Ông nói: “Bất cứ thoả hiệp nào đều là đe dọa của sự nô lệ. Chúng tôi thà chết chứ không làm nô lệ.”

Khi hỏi sẽ kéo dài chiến tranh đến bao lâu, Tướng Giáp trả lời: “Kéo dài nếu cần. 10, 15, 20, 50 năm. Cho đến khi đạt thắng lợi toàn vẹn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi đã nói. Đúng vậy. Cho dù 20 năm, ngay cả 50 năm! Chúng tôi không vội. Chúng tôi không sợ.”

Sau khi đoàn phụ nữ Ý được Đại tướng Giáp tiếp, về khách sạn họ chép lại chi tiết những gì đã ghi được trong buổi gặp gỡ.

Điều lý thú là ngày hôm sau, An The, người phụ nữ Việt hướng dẫn phái đoàn, đã đến khách sạn và đưa cho Oriana Fallaci ba trang giấy mỏng đánh máy bài trả lời của Tướng Giáp. An The nói đây là văn bản chính thức nội dung cuộc nói chuyện của Tướng Giáp ngày hôm qua, chỉ những gì trong đó mới là phát biểu của Tướng Giáp tại buổi gặp.

Theo ký giả Fallaci nội dung trong những trang giấy đó khác với những gì bà đã nghe được vào chiều hôm qua.

Fallaci viết: “Không có câu trả lời của ông về Tổng Tấn công Tết, không có câu trả lời về hoà đàm Paris và ngay cả về việc chấm dứt chiến tranh. Không có gì ngoài một loạt những câu nói mơ hồ, hoa mỹ - hay nhất chỉ có trong một buổi mít tinh chính trị.”

Về Ý, Fallaci phổ biến cuộc phỏng vấn như đã ghi được, chứ không phải văn bản từ phía Việt Nam đưa cho.

Bà viết trong sách Inteview with History: “Giáp không bao giờ tha thứ cho tôi, và những người Bắc Việt đã cho tôi vi-sa thì càng không. Độc lập trong nhận định, như chúng ta biết, là một mẫu mực đạo đức mà nhiều người cộng sản không thích. Họ chỉ thích nó trong những trường hợp mà bạn được ra đề tài để viết những gì có lợi cho họ.”

Sau khi nội dung cuộc phỏng vấn được phổ biến, giới lãnh đạo Bắc Việt đã sỉ nhục Fallaci, gọi bà bằng những cái tên ngu xuẩn, gán ghép cho bà là người của CIA.

44 năm đã qua, đọc lại câu chuyện Oriana Fallaci gặp Đại tướng Giáp, rồi nghĩ đến những phát biểu của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay, cũng như trong quá khứ, và cả những văn bản họ để lại, không biết trong đó chứa đựng được bao nhiêu sự thực.

© 2013 Buivanphu.wordpress.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.