Hôm nay,  

Những Đứa Con Gái Của Mẹ

30/10/201300:00:00(Xem: 6670)
Hùng nhớ lại câu chuyện thương tâm gia đình Tuấn, bạn thân của mình…

… Bà Tâm, mẹ Tuấn đã từ chối bao nhiêu đám thanh niên ve vãn... Bà ở vậy ôm nuôi Tuấn và chị Kiều khi chồng chết trận, bà Tám mới nửa chừng xuân. Bà đã bươn chải lo làm ăn và có một số vốn kha khá. Sau 30 tháng tư năm 1975, ba mẹ con đi vượt biên. Trời thương, chuyến đi trót lọt. Sang đây bà Tâm tiếp tục lao động chân tay thật cật lực và cho các con ăn học. Chị Kiều ra trường mới có cơ hội đứng tên mua nhà với số tiền bà đã dành dụm được. Ngày tháng êm ả trôi qua, con gái bà đến tuổi lấy chồng- một kỹ sư cầu đường, nhưng bà đâu ngờ, đúng là thằng kỹ sư đào mỏ... Sau một thời gian sống chung với bà, nhiều bất hòa thằng “rể quý” cố dàn dựng… Kiều, con gái bà nghe lời “thằng chồng yêu qúy” đã nhẹ nhàng mời bà và em ra khỏi nhà một cách tàn nhẫn, không một chút lòng nhân! Khi đó Tuấn mới học Trung học! Thằng rể còn vênh váo mặt nói không biết có phải tiền của bà down mua nhà hay không? nhưng Kiều vợ nó đứng tên, và hàng tháng vợ chồng nó trả tiền nhà là nhà của chúng nó thôi!

Hai mẹ con bà lặng lẽ khăn gói ra khỏi nhà đứa bất nhân, và đi mướn phòng nhà cô bạn thân bà Tâm. Bà đã cố nuốt nước mắt vào lòng để làm ăn nuôi Tuấn tiếp tục ăn học… Tuấn cố gắng học hành với lời nguyện sẽ học thành tài cho mẹ đẹp lòng khác với người chị bất nghĩa của mình…

Hôm nay rảnh rỗi, Tâm đi tới Nursing Home thăm chú Linh, bước vào phòng chú Linh, Tâm thấy một chị người Việt Nam trông coi một cụ già, nàng vội hỏi thăm và chị ấy chia sẻ…

- Dạ không phải, tôi chỉ là người trông coi bệnh nhân thôi! Trước đây, tôi ở trong chương trình săn sóc tại gia, ăn lương nhà nước săn sóc cho bà Hai được hơn năm nay. Nhưng nay bà ấy đau ốm nhiều, gia đình đưa bà Hai vào đây chạy chữa thuốc men, chính phủ không trả lương cho tôi. Con gái bà ấy bận đi làm, không thường xuyên săn sóc cho mẹ được, nên mướn tôi chăm lo cho bà Hai suốt ngày, đến chiều tối tôi mới về. Chiều đi làm về, cô ấy bới thức ăn, và vào thăm bà Hai ở lại mãi đến tối mới về. Tội nghiệp, cô ấy có hiếu với mẹ lắm. Cô đã mua đủ thứ nài ép bà cụ ăn, nhưng bà ấy đâu ăn uống gì được!

Xây qua nhìn Loan, và liếc nhìn chú Linh, người đàn bà tò mò lên tiếng...“ Cô bà con với ông cụ hả? Tội nghiệp ông cụ lắm! Cứ nằm thiêm thiếp không nhúc nhích ăn uống gì được! Cô Trâm, con gái ông cụ cũng hiếu hạnh lắm. Chiều đi làm về là đều đặn ghé thăm cụ. Buổi trưa cô ấy bảo chồng lấy giờ ăn trưa thăm cha già bệnh tật. Nghe đâu cậu Hòa, chồng cô Trâm làm gần đây nên chạy tới chạy lui hoài. Cô Trâm cho tôi tiền ăn quà và nhờ tôi ghé mắt thăm chừng ông cụ. Nhưng tôi từ chối nhận tiền, vì tôi đâu có nặng nhọc gì giúp ông cụ đâu, người đồng hương giúp đỡ nhau chút đỉnh có hề hấn gì cho cam! Thấy Tâm bắt chuyện vui vẻ nên chị kể tiếp chuyện… Ở đời có con hiếu để, có con bất hiếu đó cô ạ!…

…Chị Tư, bạn tôi khi ở Việt Nam có chồng là quân nhân VNCH chết trận. Chị không tái giá mà hy sinh cả cuộc đời nuôi một đứa con gái & một đứa con trai ăn học. Sau 75 chị đã mua bán cực khổ, nhưng cũng dành dụm tiền bạc theo ông chú họ hàng xa ở Bạc Liêu đi vượt biên. Ông chú họ có tàu ghe nên chi phí đi vượt biên cho ba mẹ con cũng nhẹ gánh… Cũng may tàu đi trót lọt dù có gặp phong ba bão táp không lớn lắm. Gia đình chị được định cư tại Mỹ vì là gia đình tử sĩ chết trận đánh đuổi Cộng Sản. Chị Tư đã làm việc tay chân rất cực khổ để nuôi hai con tiếp tục lên đại học. Đứa con gái đã ra trường đến tuổi cập kê có chút nhan sắc nên một kỹ sư lương cao cưới hỏi đàng hoàng. Khi đó chị Tư đã trọng tuổi nên đến shop may, may áo quần gia công để lấy tiền chi xài ăn uống hàng ngày… Tuấn, con trai chị đang còn học ở đại học. Hai mẹ con ở nhà con gái, nhưng hàng tháng vẫn đóng tiền nhà như người mướn phòng. Ngoài giờ đi may, chị quán xuyến việc nhà cho con gái như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn… Thế mà có tháng lãnh lương trể, chị đưa tiền phòng chậm… Thằng con rể hỗn láo, không chút vị nể mẹ vợ đã lớn tiếng nạt nộ hạch xách… “ Ở xứ Mỹ này không ai nuôi ai được! Đã ở trong nhà thì phải trả tiền nhà đúng ngày tháng! Không trả tiền nhà thì nhà băng kéo nhà đi!...” Huệ con gái chị nghe chồng nói năng hỗn láo với mẹ vẫn đứng im, không một lời can thiệp… Hay là một lòng với chồng!? Tuấn chứng kiến cảnh tượng trên đã hối thúc mẹ dọn nhà đi. Chị Tư dù tức giận con gái, nhưng thương đứa cháu ngoại còn nhỏ dại nên còn chần chờ chưa đi vội. Tuấn phải vội can thiệp là nếu mẹ không dọn đi thì con ra ở riêng một mình… Chị Tư sợ làm buồn lòng con trai nên vội vã thu xếp hành trang dọn đi…


- Qua đây, Tâm nhớ đến một câu chuyện cũng na ná như chuyện này đã đăng báo lâu rồi… Bà Thúy có một mẹ một con… Bà buôn bán khá nên có tiền down để con gái cưng tên Mai đứng tên mua nhà vì con gái đã ra trường có công ăn việc làm nên mượn được tiền nhà bank và tháng tháng bà sẽ đưa tiền mặt cho con gái đóng… Sau đó con gái lấy chồng, lại gặp thằng chồng trời đánh xúi giục, Mai nghe theo lời chồng sang đoạt căn nhà với lời lẽ của chồng nó “vợ tôi đứng tên nhà và hàng tháng vẫn viết check trả tiền nhà, nên nhà này là nhà của vợ chồng tôi!...” Bà Thúy thua buồn cho tình nghĩa mẹ con thời nay nên nhất thời nhảy cầu tự tử. May nhờ nhảy vào cây cao lớn dưới cầu nên tính mạng được bảo toàn, chỉ bị gảy chân tay thôi! Khi bị nạn bà Thúy được xe cấp cứu đưa vào nhà thương chữa trị. Trong khi nằm điều trị bà mới ngộ ra “Của cải là vật ngoài thân, mình còn mạng sống thì bắt tay vào làm lụng để xây dựng tương lai… Mắc mớ gì mà chết cho uổng mạng, mình có chết thì chúng vẫn sang đoạt nhà mình kia mà! Dù Trời có cao lồng lộng, nhưng sẽ có mắt và sẽ trừng phạt người bất nhân bất nghĩa ! …”

- Xuân cũng có một chuyện góp với các bạn đây!... Chị Lài có một cô con gái độc nhất, chồng chết sớm chị ở vậy nuôi con. Chị đã làm ăn vất vã suốt cả đời nuôi con ăn học và cưu mang sang Mỹ. Con gái chị lớn lên lập gia đình, chị ở với con gái chăm sóc cháu chắt và quán xuyến cơm nước, thu dọn nhà cửa… Chị được lãnh tiền già, nhưng thương cháu chị mua bánh trái, thức ăn, sữa tả không tính lại với con gái… Con gái chị phớt lờ chắc nghĩ là tiền đó bù vào tiền phòng của chị chăng!? Chị làm việc nhà không hở tay… Tuy vậy đi làm về con gái nặng lời với mẹ nào là nhà cửa dơ dáy, phòng ốc bề bộn không dọn dep… Thức ăn mặn, ngọt, chua, cay… Chị ức lòng tâm sự cùng các bạn và nhận được lời khuyên “ Nhà con chị xa quá! Tách rời với cộng đồng Việt mình! Chị đã làm việc quá sức mà con gái chị không biết ơn lại kiếm chuyện bực bội với chị… Vậy chị về khu VN thuê phòng chỉ khoảng hai ba trăm. Ăn uống thì gần chợ búa, nhà hàng thì tha hồ mà mua bán, cao tay lắm mỗi ngày năm, mười đồng thôi! Chị sẽ có thời giờ đi chùa, nhà thờ và sinh hoạt với cộng đồng mình! Khi già cả đau ốm thì vào Nursing Home họ săn sóc chữa trị cho…”. Nghe lời khuyên chí lý, chị dọn đi…. Khi mới có một đứa con, con gái chị dù có cực khổ sáng sáng lạnh lẽo bồng bế con đi gởi nhà trẻ, về còn đón con và lo cơm nước rất là mệt nhọc, nhưng vẫn cố… Nhưng còn khổ hơn khi mang bầu đứa con thứ hai, mới thấm thía câu “mẹ già như hai bờ dậu !” Cô ta tìm đến năng nỉ chi Lài trở về với gia đình cô vì nay gia đình cô gặp tài chánh eo hẹp… Chị Lài chỉ mỉm cười hứa sẽ về thăm cháu, nhưng đã ra khỏi chốn nhiêu khê thì không bao giờ phải làm “đầy tớ” không công cho con gái nữa! Thật đáng kiếp cho những đứa con bất hiếu….

Thôi các chị hí! Chúng mình tạm ngưng câu chuyện Những Đứa Con Gái của Mẹ, lần sau mình thử bàn Những Đứa Con Trai ra sao nhé!

Nguyễn Ninh Thuận

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghĩa Hình Tướng: Bát Nhã Tâm hay còn gọi là Trí Tuệ Tâm, dược ví như thanh gươm vô cùng rắn chắc, và sắc bén như kim cương
Lệ phí giao dịch $8 sẽ được bớt cho các khách hàng nào dùng Wells Fargo ExpressSendSM lần đầu cho tới ngày 29 tháng Hai, 2008
 Lê Công Phụng, Đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn vửa mở cửa hàng  chào khách đã nói những điều không thật và nói sai thực tế 
Cộng đồng người Việt ở Canada có khoảng hai trăm ngàn người nhưng  Liên Hội Người Việt Canada
Ông bà nào cũng tuyên bố chung chung ủng hộ tự do, dân chủ, tranh đấu nhân quyền… Toàn rượu nhạt trong bình cũ...
Sau hơn một tuần lễ kể từ ngày chính phủ Hoa Kỳ đạt thỏa hiệp trục xuất với Cộng Sản Việt Nam 22 tháng Giêng, 2008, chúng tôi vẫn tiếp tục
Đinh Từ Bích Thúy sinh năm 1962 tại Sàigòn, rời Việt Nam tháng Tư 1975, tốt nghiệp cử nhân danh dự song khoa văn
Năm đó, Vân Quỳnh còn rất bé. Cùng với người chị lớn là Quỳnh Giao, ba chị em tên Vân, con gái Dương Thiệu Tước
Tổng cục Thống kê tại Việt Nam vừa cho biết là chỉ số giá tiêu dùng đã tăng gần 2,4% so với tháng 12. Và nếu so với tháng Giêng năm ngoái
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.