Hôm nay,  

Món Nợ Khó Trả Của Một Tổng Tư Lệnh

17/10/201300:00:00(Xem: 8002)
Bùi Tín
(VOA’s Blog)

Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì sao ông không có dịp thăm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận đã đưa tin. Đây cũng là một vấn đề hệ trọng trong quan hệ Việt - Pháp và Việt - Mỹ. Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng. Đã viết về tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm. Đây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân đội Pháp và của quân đội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Đây là dịp tôi thấy cần nói rõ để bà con ta cùng biết.

Hồi cuối năm 1988, sau khi đi dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn đề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh đây là vấn đề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp định Paris, Mỹ đã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên đến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ đặt ra nhiều giả thuyết: Phải chăng phía Việt Nam đã che giấu một số tù binh còn sống, đưa đi đâu để dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Đã tra tấn đến chết rồi phi tang? Đưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại để đào tạo làm gián điệp?

Theo công ước quốc tế và các văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, đặc biệt là người chỉ huy tối cao - Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không được dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái độ nhân đạo, có trách nhiệm, để trao trả đầy đủ khi chiến sự kết thúc.

Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy - từ năm 1975 đến gần năm 2.000 - có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật đột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.

Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tăm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công văn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận được, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn đề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang đây thì sẽ có hàng ngàn gia đình quân nhân Mỹ kéo đến đòi nợ, chất vấn về POW - MIA đó!

Hồi đó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục địch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay đổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm đắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên đến năm trăm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.

Khi tôi sang Pháp, vấn đề tù binh mất tích cũng là vấn đề khá lớn trong quan hệ Pháp - Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng năm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết được phong là Nguyên soái. Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp đón ông sang thăm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp - Việt. Đồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi “tướng Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng tư lệnh”, hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Điện Biên Phủ rồi không được trao trả, mất tích. Tôi đưa ngay cho đại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp - Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội Cựu chiến binh, như Cựu chiến binh Đông Dương, Cựu chiến binh Điện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên đất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam đã dã man, tàn ác trong đối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp đã phản đối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn đề tù binh Pháp. Về sau tôi được biết việc tướng Giáp sang thăm hữu nghị Pháp được coi là hành động hòa giải Pháp - Việt không đặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.


Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào năm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn đề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam được ghi nhận là 5.782, số được trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu đến 2.492 người. Cho đến nay không ai lý giải được số mất tích này ra sao, chết ở đâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì để lại không? Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.

Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp đi thăm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông đã có cả một chương trình dự kiến, như thăm mộ Napoléon, thăm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn đề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý định. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông được nuôi dưỡng bằng nền văn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo - làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia đình, trước đây cũng nuôi ước vọng được có dịp đón ông và gia đình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên đất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trăm bức ảnh tướng Giáp và gia đình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.

Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du - vấn đề quân nhân mất tích - một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp - ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các văn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, đó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường đan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, đất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt đới và đại dương, máy bay trúng đạn lao xuống rừng hay biển đều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo đói, thiếu thuốc men. Lại còn căn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, đại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.

Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác định cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số đưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm đã giúp tìm ra vài trăm trường hợp, chỉ là vài phần trăm trong tổng số.

Có lần tôi đã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, để ủng hộ phong trào đòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái độ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, hoặc là ông đưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân đội Cộng hòa ở Thủ Đức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật đáng tiếc! Nay ông đã đi xa, sau khi được hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc đời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.

Bùi Tín, VOA’s Blog

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ The Guardian, Uk: Donald Trump tuyên bố ứng cử chắc chắn sẽ không làm cho việc truy tố ông ta trở nên bất khả thi - chẳng qua chỉ là một nỗ lực nhằm đánh lừa mọi người, và nó không làm thay đổi mức độ tội ác của ông ta đã phạm - nhiều khả năng khiến Trump trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên phải vào tù. ✱ NY Post: Cựu Bộ Trưởng Tư pháp Bill Barr cho rằng chính phủ liên bang có đủ bằng chứng để buộc tội cựu Tổng thống Donald Trump - ông ta đã thất bại với tư cách tổng thống trước đây, thời không nên tìm kiếm một nhiệm kỳ khác ✱ Yahoo News/Ms Evans: Donald Trump không thể cứu nước Mỹ - Ông ta thậm chí không thể tự cứu được mình - Ông ấy đã lợi dụng chúng tôi để giành được Tòa Bạch Ốc. ✱ Brookings Edu: Cựu tổng thống phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của ông ta đã phạm ở Georgia. Chúng tôi kết luận rằng Trump có nguy cơ cao sẽ bị truy tố hình sự ở Fulton County.
Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?
Tại Bangkok, Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2022 đã kết thúc và 21 quốc gia thành viên đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với nội dung lên án Nga về cuộc chiến tranh xâm lược tại Ukraine. Tuy nhiên, Bản Tuyên bố có nêu rõ giới hạn dè dặt là nhìn chung vẫn còn có "những quan điểm và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt.”
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết trong tuần này để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14. Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rằng những người tham gia những cuộc phản loạn (insurrection) bị cấm giữ các chức vụ liên bang và ông Connolly cam kết đảm bảo các hành động của Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 không bị lãng quên...
Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử “runoff” thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng Hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân Chủ thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống Đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể...
Sau các cuộc thảo luận, các chính giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia đã đồng thuận đưa ra một Bản Tuyên bố chung với các nội dung là lên án mạnh mẽ cuộc chiến của Nga tại Ukraine, quan tâm đến tình trạng nợ và lạm phát đang bùng phát trại các nước, đồng thời kêu gọi bảo vệ một nền thương mại tự do cho thế giới và thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu...
Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông qua kéo dài thương thuyết thỏa hiệp COC với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, the Association of South East Asian Nations). Việc này thể hiện qua lập trường của Bắc Kinh khi bước vào trong vòng thương thuyết thứ hai với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông / Code of Conduct (COC)...
Với việc ông Tập Cận Bình siết chặt kìm kẹp sắt đá đối với đảng lãnh đạo và nền kinh tế chính trị của Trung Quốc, các cuộc tranh luận dai dẳng về tính bền vững của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước đã trở lại nổi bật. Mô hình độc đoán của Trung Quốc, sau khi tiến xa, rốt cuộc có thể là không có gì là quá đặc biệt. Bằng chứng về sự trì trệ này cho thấy càng ngày càng tăng...
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.