Hôm nay,  

Đốm Lửa, Cơn Gió Và Khoé Nhìn Của Nguyễn Xuân Hoàng

01/10/201300:00:00(Xem: 6033)
Từ một cuộc điện đàm giọng anh Hoàng chập chùng, nhẹ và mỏng như mây, tôi đang nói chuyện với “Người đi trên mây” có mái tóc bồng trải cụm rừng trắng ra vũ trụ. Tôi nhắc nhở đến những sáng tác của anh, có lẽ tôi gợi anh trôi về lãng đãng đại dương ký ức. Những dòng chữ trong cuốn Văn, sổ tay mùa hè năm 2001 được lần lượt lật ra trước mắt tôi. Anh viết về những nhặt nhạnh quanh cuộc sống, của mình, của người, bạn thân cũ, nhận xét, tư duy và quan niệm sống. Sắc bén, nhân hậu, sáng suốt và thấm đẫm nhiều tư tưởng triết lý nhân sinh là những đặc thù trong dòng suy tưởng của anh.

Anh đã viết: “Tôi là một người nhà quê. Cái thứ người tưởng là thành phố mà trời ơi sao nó cải lương đồng bóng [nói như thế là đã xâm phạm cải lương rồi!].... Tôi càng không phải và không bao giờ là một nhà trí thức.... Tôi có học đôi ba chữ để đọc để viết. Mẹ tôi không học chữ nhiều. Cha tôi chỉ học ở đời sống. Tôi học được lòng nhân của mẹ. Tôi cũng học được cái triết lý của cha: không có gì lớn mà không bị một cái lớn vượt qua, không có gì đẹp mà không bị cái đẹp khác lấn át. Cái mình biết bao giờ cũng rất nhỏ. Cái mình tưởng là chân lý, đôi khi chỉ là một hạt bụi thôi... Hiền lành không bao giờ đồng nghĩa với sự ngu dốt. Làm thinh không phải là không biết nói. Bất bạo động không phải là không có khả năng tấn công. Tôi biết thế nào là một đứa trẻ bụi đời. Tôi từng là một đứa trẻ như thế.”

Mỗi con người sinh ra với một nhân sinh quan khác nhau, tiêu cực, tích cực, yếm thế hay nhập thế. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan. Nguyễn Xuân Hoàng thường trang trải những nhận xét về cuộc đời, con người và vũ trụ trong phần lớn những ghi chép, tùy bút hay tác phẩm của anh. Có lẽ anh mượn tiếng nói của nhân vật “Ông B.” để phản ánh phần nào những bực bội, áp lực đời sống dấy lên đập vào anh.

Tôi đang có những ngày tháng không vui. Những ngày tháng mà bỗng dưng giữa đám bạn bè ai cũng nhìn tôi như một con quái vật mang hình dáng người. Một con quái vật trở mặt, thoắt một cái từ mặt người thành mặt thú, thoắt một cái từ cái dáng vẻ lương hảo thành tay lưu manh xảo quyệt, thoắt một cái từ sự thanh tao trở nên thô lỗ cục cằn… Con quái vật có đủ mọi thứ bề ngoài của một con người bình thường, nhưng khi nó há miệng ra cho người ta thấy những chiếc răng nanh nhọn hoắc đầy máu me của mình. Con quái vật có những ngón tay cầm bút nhưng khi nhìn kỹ đó chỉ là móng vuốt của một thứ Dracula đang bấu vào cổ người. Tôi vốn không tin có Dracula trong đời sống này. Chẳng qua đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Thật ra bây giờ tôi mới biết tôi đã có một ý nghĩ sai. Thế giới chúng ta quả thật có ma quỷ, có hồ ly, có Dracula. Dracula sống trà trộn giữa chúng ta. Chúng nói cười đi đứng sinh hoạt như chúng ta. Chúng luôn luôn than van thiếu thốn nghèo túng mặc dù chúng không hề túng thiếu. Chúng thích vơ vét, bốc hốt, thích dí mũi vào đời sống người khác may ra moi móc chút đời tư để kể lại bằng giọng hả hê. Chúng giống như con dòi ngúc ngoắc từ một đống phân. Chúng đóng vai một tên có chút kiến thức nhưng là một thứ kiến thức ăn đong cóp nhặt từ những trang báo, những cuốn sách chưa kịp tiêu. Những con quỷ Dracula không thể sống nếu không hút máu của người khác. Nhưng nó sẽ không hút được máu ai nếu trước hết nó không làm cho người khác tin nó là một con người tử tế. Người ta cứ tưởng nó mềm như một miếng bông gòn, nhưng thực ra nó là một cục chì, đất sét. Nó là một con vật thông minh chứa đầy nọc độc.(Trích “Ở quán cà phê Starbucks”-NXH)
nguyen-xuan-hoang-with-friends-resized
Hinh Chụp trong buổi HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC HẢI NGOẠI: THÀNH TỰU VÀ TIỀM NĂNG (California, 27 tháng 1, 2007), Hội trường Việt Báo. Từ trái sang: Hoàng Đình Bình, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Thanh Thủy, Hoàng Ngọc-Tuấn, Đặng Thơ Thơ và Nguyễn Thị Thanh Bình.

Tôi thuộc một thế hệ của người đọc sau 1975 nên ít có cơ hội đọc các tác phẩm của anh được in trước đó. Mới được đọc anh gần đây (phần lớn những bài được dán lên trang mạng Da Màu), nên góc nhìn khuyết đi một nửa. Tôi có dịp đi sâu vào thế giới văn chương và tuỳ bút đằm thắm hương vị triết học của anh. Thấp thoáng đâu đó trong những tác phẩm, không cốt chuyện, những băn khoăn, kể lể, trăn trở dưới dạng tự sự nhân vật không đặt tên. Đó có phải là những mảnh triết lý sống tiềm ẩn trong con người anh không?

Tuổi trẻ của y đâu? Cái tuổi trẻ rồ dại đã cột chặt động cơ phản lực vào đời sống y, cái tuổi trẻ như con ngựa bất kham lồng lộn hất y tung lên ngã xuống. Y là chiếc chong chóng xoay mãi xoay mãi không ngừng. Điều buồn thảm là y không hề thấy chóng mặt. Y tỉnh táo trong sự quay cuồng và mệt mỏi trong sự bất động.... Y tham lam nhưng lòng tràn đầy bao dung....... Phải. Chính ở đỉnh chóp đỉnh của đời sống đó y đụng phải cái tận cùng của đáy huyệt, cùng lúc với vinh quang y khám phá nỗi nhục nhằn. Ánh sáng ấy chói chang quá làm y mù lòa....Ta khác nào con bò già ngồi gậm nhấm nhai lại ngọn cỏ quá khứ, những ngọn cỏ vốn đã úa héo và nghiền nát. Trên đầu ta là bóng tối của trời đất và trong ta chỉ là vết tích của một thời đã qua. Y tưởng nước mắt có thể chảy giàn giụa trên mặt mũi y. Dưng không, như thế thôi. Nhưng chẳng có gì hết. Những giọt nước mắt ấy cũng không còn nữa trong đời y. Phải có cái gì để khêu gợi y trở lại thời trẻ tuổi. Tế bào trên đời sống y đã chết cứng dày cộm để có thể có được một cảm giác. Y đã quá già để nhớ lại tuổi thanh xuân.....Ta đã quá bạc nhược để làm anh hùng thêm một lần nữa. Y là một thứ hoa lục bình đang trôi lênh đênh dưới gậm cầu quên lãng.(Trích Quá khứ một lần nữa-NXH).

Hay,

“Thói quen, tôi coi đời sống như một chuỗi những thói quen, những thói quen tốt và xấu đan kết vào nhau chằng chịt (….) Thói quen làm ta dửng dưng hết mọi sự vật, trí tưỡng tượng khô cằn và cảm xúc cũng trở nên chai cứng” (trang 61). “Đời sống bị bủa vây bởi những đều đặn nhàm chán, niềm tin cũng đã tàn rữa” (trang 64).(Trích Sinh Nhật-NXH)

Trong cái nhân sinh quan tích cực thời trai trẻ, anh đã bước xuống đời, nhập thế, phả hết năng lực mình vào đời sống, lồng lộn như con ngựa bất kham, đi làm, đi dạy. Gót ngựa hồng chùng lại, mắt bị miếng che giáo dục, đạo đức bắt con ngựa phải đi thẳng một đường. Cương đã kìm, nhịp phải lỏng, anh lững thững qua các triền xanh đời sống như một gã lãng tử nhàn du. Đôi khi, tôi trộm nghĩ, đằng sau những trầm lắng khuôn phép của một nhà mô phạm ấy, thế nào anh chẳng có những lúc sôi nổi, lãng mạn, day dứt, bão tố trùng trùng? Tuy nhiên có lẽ các vai trò làm thầy, làm chồng, làm cha, làm chủ bút đã kềm gót phóng của một con ngựa rừng dại lại để nó chỉ còn gõ được những vết móng nhẹ nhàng thư thái trên mây.

Trò chơi văn chương đưa anh vào một sân chơi mới với nhiều bè bạn và những cuộc hành trình bất tận của ngòi viết. Làm chủ bút một tờ tạp chí văn học là tờ “Văn” cho anh cơ hội đọc nhiều hơn bao giờ hết. Khi nói chuyện với anh, tôi hay hỏi những kỷ niệm anh có với những bạn bè thời anh còn điều hành “Văn”. Có thể tàng thức anh nắm giữ một kho tàng vô tận về những huyền thoại, kỷ niệm, những mẩu chuyện vui buồn của các văn nghệ sĩ trong các thập niên trước và sau 75 nhưng với một cá tính khiêm tốn, điềm đạm, chừng mực, anh ít tiết lộ điều gì.

...... Sau những phút thăm hỏi bệnh tình, tôi muốn tìm những lời quan tâm an ủi sâu xa nói cho anh nghe nhưng bản tính vụng về làm tôi ngắc ngứ rồi chuyển qua chuyện văn chương. Tôi hỏi anh về phân đoạn anh viết trong Sổ tay mùa hè 2001, về cuốn “Lấp lánh sao trời” của Thích Nữ Trí Hải và những cảm nhận sâu xa khi đọc xong, vì nó trả lời được những câu hỏi của anh đã đi tìm về hạnh phúc và đời sống. “Anh không nhớ rõ Thủy ơi”. Anh bảo, anh vừa xong thủ tục Chemo lần đầu mà không thấy đau. Sarcoma và những cơn đau gầm lên như tiếng vỗ miên man đánh vào thính giác, xô ngã con người. Sinh, lão, bệnh, tử gom lại phiêu hốt quật vào không gian, dội xuống cõi người, nổ bùng khắp chốn một tiếng hải triều âm“khổ”. Có lẽ đốm lửa trong bài thứ 27: Sống Chết và Thời gian bỗng rực sáng trong tâm thức và anh không còn cảm thấy đau nữa. Thượng đế ác hay công bằng khi người tạo ra những cơn đau và những dục lạc song song? Anh loay hoay lý giải, anh nhận thức qua bài viết của Ni Sư Trí Hải, cuộc đời như đốm lửa chợt loé, chợt tắt. Biết được cái ngắn ngủi của đời sống và việc tận dụng để có sự vẹn toàn hạnh phúc. Xem nhẹ cái ta, trấn áp sự ham muốn, vật dục. Trong cơn bão tố hồng thủy đời anh đang phải chống đỡ này, tôi cầu mong anh được an lành, vững tay chèo chống, tràn đầy năng lực để vượt qua. Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào,

“Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại”

Trịnh Thanh Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao photon di chuyển nhanh như ánh sáng? Tại sao từ đốm lửa diêm, ngọn đuốc, ngọn đèn, một tinh cầu phát nổ v.v… phóng ra, photon lập tức đạt tốc độ nhanh nhất trong Vũ Trụ? Câu trả lời có rồi, giản dị và không đòi hỏi những kiến thức vật lý cao siêu. Nhưng nói ngay thì bạn sẽ bỡ ngỡ, hoang mang, và rồi thắc mắc rất nhiều, mất vui. Vậy ta kiên nhẫn đi từng bước một. Chậm nhưng mà chắc. Đường trường lên thác xuống ghềnh, băng rừng lội suối, lạc tới lạc lui trong núi thẳm rừng sâu… kẻ dò đường này đã lãnh hết. Giờ sông sâu đã bắc cầu, đường xuyên rừng đã khai quang chờ đón bạn.
Cùng với số phận chung của Thế giới, nạn dịch Covid-19 đã phủ mây mù lên nền kinh tế của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021. Khoảng 80,000 Doanh nghiệp đóng cửa và hàng chục triệu công nhân mất việc làm. Việt Nam đã nhập siêu 2,7 Tỷ Dollars trong thời gian này, trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nghiêm trọng.
Mười một năm trời ròng rã, mỗi lần nghĩ tới anh là tôi nghĩ tới Nelson Mandela, chỉ ra được khỏi tù sau 27 năm, vì những người khác đã tranh đấu thành công để có một cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội. Ngay sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm lãnh đạo một cuộc thương nghị với nhà cầm quyền cho vấn đề hòa giải dân tộc.
‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế.”
Các lãnh tụ của Đảng Cộng Hòa có thể tiếp tục than phiền về tình trạng kinh tế khó khăn và các chương trình của Biden có khuynh hướng xã hội, nhưng khi nhìn những thống kê về dư luận quần chúng thì rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng Hòa không phản ảnh đúng với nhận thức của đa số dân Mỹ.
Nhạc Sĩ Tô Hải và Cựu Đại Tá Bùi Tín là hai nhân vật đã có dịp theo dõi và tham gia cuộc sống trong thời gian hai biến cố kể trên xảy ra, đã phục vụ chính quyền Cộng Sản trong Quân Đội Nhân Dân, trong văn nghệ và báo chí, sau đó đã đổi thái độ. Ngày 11/8/ 2018, hơn một tuần lễ trước ngày có thể coi là mở đầu cho định mệnh của hai ông, hai ông cùng qua đời, cùng ở tuổi 91. Câu hỏi được đặt ra là hai ông đã nhận định ra sao về ngày 19/8/1945 này? Người viết xin vắn tắt ghi lại sau đây để người đọc tiện theo dõi và hiểu rõ hơn quan điểm của hai ông, đồng thời cũng xin ghi thêm một vai chi tiết liên quan tới ngày 19/8/1945 ít được mọi người biết tới hay chỉ biết mơ hồ, trong đó có chuyện tấm ảnh của Tướng Cọp Bay Chennault ký tặng Hồ Chí Minh, chuyện Việt Minh lấy đồ trong cung vua đem ra chợ bán, chuyện bốn tấn bạc người Nhật trả lại cho Chính Phủ Việt Nam, chuyện Việt Minh tịch thu của cải của nhà giầu...
Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu “không có lý do chinh đáng”, khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giớ tối đến 6 giớ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v…
Tôi tha phương cầu thực đã lâu nên tiếng mẹ đẻ không khỏi có phần giới hạn. Bữa qua, đứng xếp hàng ở chợ chờ trả tiền thùng bia, chợt nghe loáng thoáng dăm câu đối thoại của mấy người đồng hương mà không khỏi có đôi chút băn khoăn: Vậy chớ chị thuộc diện gì? Nào có “thuộc diện” gì đâu. Mình chỉ là loại … ăn theo thôi mà! Về nhà, xem qua tự điển thì thấy Soha định nghĩa (“ăn theo”) thế này: Khẩu ngữ: Được hưởng hoặc có được nhờ dựa theo cái khác, người khác, không phải do tự bản thân có hoặc làm nên: “Nước lên cá đuối ăn theo, Lái buôn hết gạo bỏ neo cầm chừng.” (Cdao)
Lời người dịch: Các lý giải của Jude Blanchette và Richard McGregor về sự ra đi và kế vị của Tập Cận Bình trong tương lai là một đóng góp hữu ích cho độc giả quan tâm đến sự nghiệp chính trị của Nguyễn Phú Trọng và sự thống trị của ĐCSVN, vì không có sự khác biệt to lớn trong hệ thống chính trị của Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng hai tác giả không nêu lên một khía cạnh thời sự đang tác động cho tình thế là dịch bịnh COVID-19. Cả hai ĐCSTQ và ĐCSVN đều luôn tự hào về các thành tích kinh tế toả sáng mà không cần cải cách tự do chính trị và tự tuyên dương là “cường quốc chống dịch bịnh” hữu hiệu hơn các nước dân chủ phương Tây. Hiện nay, biến chuyển thảm khốc về dịch bịnh tại Việt Nam cho thấy một sự thật khác hẳn và giúp cho người dân có một cơ hội để nhận định đúng đắn hơn về sự lãnh đạo của ĐCSVN.
Ở độ cao hơn 46,000 feet tức là cao hơn 14 kilomets trên vùng sa mạc khô cằn của tiểu bang New Mexico, chiếc phi thuyền không gian màu trắng và bạc đã được hỏa tiễn phóng lên hướng về bầu khí quyển của Trái Đất, cỡi lên một chòm khói khí đốt và nhiên liệu cao su cứng đang cháy rực, theo ký giả Michael Greshko của báo National Geographic. Một vài phút sau, 2 phi công và 4 hành khách của phi thuyền, gồm tỉ phú Richard Branson, đã trôi trên bề mặt của hành tinh chúng ta hơn 53 dặm, tức hơn 85 cây số là độ cao đủ để nhìn thấy độ cong của Trái Đất và trượt qua mối ràng buộc của hấp lực, trong vòng ít nhất vài phút. Chiếc phi thuyền lấp lánh đó -- Virgin Galactic’s V.S.S. Unity – được phóng vào không trung từ một chiếc máy bay lớn hơn để đạt tới độ cao hơn 53 dặm trên bầu trời. Khi nó hoàn tất đường phóng lên, nó xoay cặp đuôi của nó lại, sắp xếp lại hình dạng chiếc phi thuyền để cho phép nó rơi trở lại thượng tầng khí quyển như một trái banh vũ cầu. 15 phút sau khi tách khỏi phi thuyền mẹ,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.