Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Vạn Hạnh Thiền Sư

24/09/201300:00:00(Xem: 8242)
Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba ‘Tuesday’ mỗi tuần).

VẠN HẠNH THIỀN SƯ
(938? – 1018)

Thiền sư Vạn Hạnh họ Nguyễn, không rõ tên thật, Vạn Hạnh là pháp danh, quê ở Cổ Pháp, Bắc Giang. Ông thọ giới Thiền Ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ. Sau khi Thiền Ông mất, ông bắt đầu chuyên tập pháp Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharani Samadhi), nên sau này hễ ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm. Ông là sư phụ của Lý Công Uẩn. Ông cố vấn và thành lập triều Lý ban đầu. Ông cũng là một nhà tiên tri.

Năm 980, Hầu Nhân Bảo đem quân Tống sang đóng ở núi Cương Giáp Lãng để xâm chiếm Đại Cồ Việt, vua Lê đại Hành triệu Sư vào hỏi: Ta đánh thì thắng thua thế nào?. Sư đáp: “...Nếu quân ta quyết chiến, phục kích mà đánh thì 3 đến 7 ngày sẽ đuổi giặc ra khỏi nước”. Sau đấy ứng nghiệm đúng như vậy. Ông kiến thức uyên bác, bài sấm của ông chỉ có 10 câu, đã tiên tri thời cuộc của Việt Nam cả ngàn năm:

Lời sấm:

Nghĩa Nôm:

1- Thụ căn liễu liễu
1- Gốc cây đồ sộ

2- Mộc biểu thanh thanh
2- Vỏ cây xanh xanh

3- Hoà đao mộc lạc
3- Triều Lê sẽ đổ

4- Thập bát tử thành

5- Đông a nhập địa
5- Nhà Trần xuất thế

6- Dị mộc tái sinh
6- Cây khác lại sinh

7-Chấn cung xuất nhật
7- Phương đông rực rỡ

8- Đoài cung ẩn tinh
8- Hướng tây sao lành

9- Lục thất niên gian
9- Sáu bảy năm nữa

10- Thiên hạ thái bình
10- Non nước thanh bình


Câu 1 và 2: Phổ hệ của cây. Câu 3: Hoà, đao, mộc là từ Hán, chiết tự chữ Lê (nhà Lê sắp mất). Câu 4: Thập, bát, tử, chiết tự chữ Lý (họ Lý lên ngôi). Câu 5: Đông a, chiết tự chữ Trần (nhà Trần sẽ dựng nghiệp). Câu 6: Họ Lê lập lại (chỉ Lê Lợi). Câu 7: Quẻ chấn ở hướng đông, tức mặt trời mọc (có lẽ là họ Mạc). Câu 8: Đoài ở tây (có lẽ nhà Tây Sơn). Câu 9: Sáu bảy năm nữa (chữ lục thất là chỉ nhà Nguyễn). Câu 10: Thiên hạ thái bình. Sư Vạn Hạnh bảo riêng Công Uẩn rằng: “Cứ theo lời sấm, thì họ Lý không ai bằng Công Uẩn cả”. Công Uẩn sợ tiết lộ, sai người đưa sư Vạn Hạnh vào trong núi Tiêu Sơn. Vua Ngọa Triều ăn qủa khế trong ruột có hột lý (hột mận) và nghĩ lời sấm, nên sai quân bí mật tìm người họ Lý giết đi, Trong khi ấy Lý Công Uẩn ở tại triều đình mà không để ý?! Trước khi viên tịch sư Vạn Hạnh gọi đệ tử dặn dò và đọc bài kệ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Ngô Tất Tố dịch: Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.


Ngày 15-5 Mậu ngọ (30-6-1018), Thiền sư viên tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm tang lễ, thỉnh xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Sau này, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) có bài kệ truy tán Thiền sư:

Nguyên văn

Nghĩa Nôm

Vạn Hạnh dung tam tế - Vạn Hạnh thông ba cõi

Chân phù cổ sấm cơ - Thật hợp lời sấm xưa
Hương quan danh Cổ Pháp - Quê hương tên Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ - Chống gậy trấn kinh vua


*- Thiết nghĩ: Thiền sư Vạn Hạnh là một cao tăng đức độ, một học giả lỗi lạc, một nhà chính trị sâu sắc. Thiền sư đã thông suốt tường tận ba luồng tư tưởng: Đạo học, Nho học và Phật học. Thiền sư là người siêu việt, luôn mong mỏi xoay chuyển vận nước và dân tộc bước vào thời thịnh vượng và thiết tha gầy dựng nền Triết Việt thực dụng cho nòi giống.

Thời bấy giờ, giới trí thức Việt có nhiều vị thiền sư uyên thâm bác học, Sư Vạn Hạnh thuộc hệ thứ 12 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, nên rất lỗi lạc. Các Thiền sư chẳng những nghiên cứu tu tập về đạo để thấu hiểu sâu sắc về đời sống tâm linh, còn nghiên cứu: Dịch lý, tử vi tướng pháp, y học; nhằm khai mở trí tuệ và đời sống chân thiện cho người dân.

Thiền sư Vạn Hạnh có khả năng tiên đoán chính xác, phải chăng do nội tâm của Sư thực chứng thông suốt được quá khứ, hiện tại và vị lai?. Con người là một tiểu vũ trụ, luôn tương quan với đại vũ trụ. Nếu nghiền ngẫm được thông suốt những bí ẩn, có thể trông thấy được những điều sâu kín sẽ rộng mở thông suốt trong tâm thức chăng?. Những điều tiên tri và mong mỏi của Thiền sư nghiền ngẫm kỳ diệu.

Năm 1005, vua Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh ngôi, tạo cảnh thương đau từ trong triều đến dân gian. Trước thảm trạng tối tăm ấy, Thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng huyền diệu quét sạch màng u ám để đưa đất nước vào thời đại sáng sủa. Muốn đưa Lý Công Uẩn cai trị đất nước, hy vọng nhân dân sẽ được hạnh phúc. Sư phải chuẩn bị khai thị nhân tâm, vận động lòng dân bằng sấm truyền một cách siêu dị, trong bài sấm của Sư có câu: Hoà đao mộc lạc (Triều Lê sẽ đổ) - Thập bát tử thành (Họ Lý dương danh). Sau nầy Lý Thái Tổ trở thành một vị minh quân của Đại Việt.

Dã tâm của đế quốc Tàu, muốn dân tộc ta rơi vào sự khống chế của chúng. Chúng muốn dân ta quy lỵ chúng về mọi phương diện; để đồng hóa người dân đến tận gốc; rồi biến dân ta thành kẻ nô lệ. Chúng đã tàn phá tất cả những di sản của dân tộc ta, thay vào đó một trào lưu văn hóa ngoại xâm; thế mà cũng có bọn tay sai lại van xin chúng?!. Sư Vạn Hạnh đã thấy rõ âm mưu thâm độc của Tàu, Sư tha thiết mãnh liệt về tình tự dân tộc, tạo dựng thành một nền tâm linh huyền diệu cho giống nòi, tổng hợp những văn hóa Triết Việt, lựa lọc đưa vào văn hoá đặc thù của Dân Tộc.

Trưng Vương đuổi quân Hán, Trần Hưng Đạo diệt Nguyên, Lê Lợi trừ Minh, Quang Trung đuổi quân Thanh... Các vị anh hùng đã tạo được những chiến thắng lẫy lừng, mà những chiến công ấy có thành quả tồn tại trong một thời gian, thời thế sẽ đổi thay, có thể xảy ra những chiến tranh khác. Nhưng trận đánh về văn hóa của Sư Vạn Hạnh, là một trận thắng lợi chung kết cho muôn đời của nòi giống Lạc Hồng vậy?!

Cảm niệm: Vạn Hạnh Thiền Sư
Sấm ký tiền căn, rõ hẳn hoi
Lời bàn vận nước, thiết tha lời
Lo đời, lo nước, lo lường đạo
Giảng đạo, giảng kinh, giảng giải đời


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.