Hôm nay,  

Cái Thuở Ban Đầu Lưu Luyến Ấy

19/09/201300:00:00(Xem: 26742)
Cao Đắc Vinh
(Viết tặng người bạn tri kỷ: Bác Sĩ Phạm Quốc Quân, Đại Học Y khoa Bordeaux, France.)

Em yêu dấu,

Anh mở đầu lá thư với câu thơ của Thế Lữ “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy... Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên” bởi vì nó thật đúng với tâm trạng anh đang sống dù đã bước vào tuổi già và kể từ dạo ấy, biệt ly đến nay đã gần nửa thế kỷ cũng chưa một lần gặp lại em.

Em vẫn biết, con người anh bản chất kín đáo hay che dấu tình cảm mà đã tỏ được lòng mình qua lời thơ ấy thì tất nhiên phải bị thúc đẩy mạnh bởi nội tâm. Tuổi già đi giữa cảnh hoàng hôn, chẳng bao lâu chiều tàn rồi sẽ nhạt nắng nên vào thời điểm này, anh chỉ muốn bầy tỏ sự thật ít ra cũng để thành thật với chính mình! Quả tình, từ buổi chia tay, hình ảnh em vẫn đi bên cạnh đời anh; mỗi khi nhớ đến, tâm hồn lại dấy lên một nỗi buồn tiếc nuối...

Em còn nhớ sân trường Yersin Đà Lạt, sương mù mênh mang một buổi sáng trời lạnh vào giờ ra chơi, anh đến gặp em lần đầu làm quen. Em, người con gái Saigon theo học và nội trú nơi đây, có cái tên dài dễ nhớ mà anh chẳng bao giờ quên: “Trương Thị Kim Sương Sylvie classe philo 62 – 63”. Năm cuối, vì em thi rớt “Bac” nên anh đã trốn nhà, cùng đi xe đò lên Nha Trang để giúp em thi lấy bằng Tú Tài chương trình Việt tháng 8 mùa hè 63. Lúc em bước vào phòng thi, anh cô đơn nên thơ thẩn một mình ngoài bãi biển, tình cờ gặp ngay mẹ anh và hai em đang tắm nắng nghỉ hè ở đây làm anh giật mình, ngỡ ngàng đến lặng người... Tuổi 18 vừa bước vào đời, thúc đẩy bởi tình yêu mà đã tập tành nói dối quanh rồi bị lộ tẩy!

Một buổi tối trên Đà Lạt, 10 giờ đêm khi thành phố đã yên ngủ, em hốt hoảng ghé nhà anh, mặt xanh như tầu lá, kể chuyện bị người thầy dậy kèm môn Math tỏ tình, nhỏ to nói lời yêu thương chiều hôm ấy. Em vừa thở vừa kể với vẻ ngại ngùng sợ hãi làm anh thêm tự đắc và hãnh diện với mối tình đầu chân thật. Nổi máu anh hùng, anh đi kiếm ông ta và cuối cùng dù chẳng có gì sẩy ra, anh vẫn tự hào đã bảo vệ người yêu về lại cư xá yên ổn... Chuyện cũ còn nhớ mà người xưa hôm nay đâu rồi?

Xong trung học Yersin, anh về Saigon theo Đại học Dược khoa, ở trọ nhà người quen cũng ngay sát khu nhà em đường Bùi Thị Xuân nên chiều nào anh cũng ghé, tỉ tê tâm sự mãi đến khi ba em đi làm về... Có lúc, hai đứa ngồi tán gẫu ở quán nước gần đó và chính tại nơi đây, tình cờ anh đã chứng kiến tận mắt cảnh tự thiêu của Thượng Tọa Thích Quảng Đức ở ngay góc ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Sao cái thời son trẻ ấy, chúng mình hồn nhiên quá em nhỉ?

Anh vẫn nhớ Sương, thân hình nhỏ nhắn, tóc để ngang vai giống cô ca sĩ Sylvie Vartan đương thời, tung tăng mặc váy “plissée” với chiếc áo lụa xanh, hẹn hò theo anh nhẩy nhót trong các “boom” tổ chức ở nhà bạn bè hay phòng trà ca nhạc. Con trai ở tuổi mới lớn vô tư nhiều tội lỗi... anh đã nói dối mẹ là xe bị mất cắp rồi đem bán chiếc Mobylette ấy để lấy tiền đi chơi với em.

Mùa thu tháng 10 năm 1964, anh được giấy phép đi du học Pháp và từ đó hai đứa xa nhau... Ngày anh đi, đôi mắt em buồn, long lanh nước mắt giận hờn vì tưởng anh đã phụ tình, bỏ em ở lại để hồ hỡi lên đường bay về chân trời mới phương Tây. Thời gian đã trả lời và nghi vấn ấy của em chỉ đúng một phần nhỏ. Anh học Y khoa ở Bordeaux, ra trường và sau mấy chục năm làm việc ở bệnh viện, bây giờ đang sống đời hưu trí.


Thời gian đầu, thư em và thư anh chồng chất thành từng đống... rồi mỗi năm mỗi vắng! Không thấy nhau đã lâu mà đời người con gái rực rỡ được mấy mùa xuân? Do lẽ ấy, anh cũng đành an phận, âm thầm chấp nhận cái duyên số bẽ bàng. Em học philo hẳn còn nhớ bài thơ “Les Feuilles Mortes”: “Dans ce temps là, la vie était plus belle / Et le soleil plus brulant qu’aujourd’hui” (Thuở ấy, cuộc đời đẹp quá và mặt trời hình như nóng hơn hôm nay) và câu cuối cùng kết luận tựa như chuyện hai đứa mình: “Et la vie sépare ceux qui s’aiment / Tout doucement, sans faire de bruit” (Và cuộc đời luôn chia cách những kẻ yêu nhau, âm thầm trong lặng lẽ).

Thời gian qua nhanh như bóng mây, thấm thoát đã 49 năm kể từ ngày xa em và dù muốn hay không, chúng ta mỗi người cũng đã chọn một cuộc đời hay nói khác đi mỗi người một con đường. Anh lập gia đình sớm vào một hoàn cảnh bắt buộc cuối thập niên 60; mẹ của ba đứa con anh là phụ nữ Pháp tốt nghiệp cùng phân khoa nhưng có lẽ vì đời sống tình cảm nhiều khác biệt không mấy suôn sẻ, thuận hòa nên giữa đường đứt gánh... vợ chồng ly dị!

Đôi khi anh tự hỏi: “Khi con người thiếu hạnh phúc giống cái đòn bẩy mất điểm tựa vì thế kỷ niệm êm đềm cần thiết như những chiếc phao để họ bám víu nổi trôi giữa dòng hải lưu?” “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” lúc đó thường nổi bật như một kỷ vật vì mang sẵn nhiều ý tình cao đẹp!

Vẫn biết rằng, dòng đời như dòng sông, nước mát hay lạnh, nông sâu tùy khúc để hiểu thực tế... nếu may mắn mà gặp lại, nhiều triển vọng chúng mình sẽ không nhận ra nhau và cũng có thể thất vọng không chừng! Có lẽ phát sinh từ dĩ vãng đắng cay và hiện tại cô đơn nên dù thế nào, cái ý nghĩ đi tìm lại mối tình đầu vẫn gắn chặt vào đời sống của anh bây giờ.

Năm 1974, hồi hương sau 10 năm xa nhà, về Saigon hôm trước hôm sau, anh đã đến tìm em ở căn nhà đường Bùi Thị Xuân nhưng nơi đây đã đổi chủ. Một mình, đến quán “Piano Bar” cùng dẫy phố uống ly cà phê, nhìn dòng đời xuôi ngược mà lòng se thắt... nhớ em! Kể từ ngày ấy, lại thêm 39 năm, anh vẫn tự hỏi bây giờ em ở đâu? Còn sống trên quê hương hay lưu lạc phương trời nào? Thời gian sau này, gia nhập phái đoàn y khoa thiện nguyện về Việt Nam giúp đỡ dân nghèo, đôi lúc anh mỉm cười với ý nghĩ lạc quan... ví như quả đất tròn thì ngược xuôi, xuôi ngược trên quê hương thế nào rồi cũng có lúc chúng mình ngẫu nhiên gặp lại nhau...

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” là kỷ niệm êm đềm sống mãi trong tâm hồn tựa như âm thanh vỗ nhẹ của những cánh bướm khi cất cánh bay lên một buổi chiều nào mà dội vào hồn người biết bao nhung nhớ... đôi khi vượt cả không gian lẫn thời gian dài suốt một đời trăm năm! Có phải hiện tượng này chỉ sẩy ra với tình yêu “platonic” khi mà hai kẻ yêu nhau thuần khiết, chưa một lần đam mê xác thịt như chuyện tình của anh và em?

- Bao giờ cho tôi gặp lại em? Câu hỏi sẽ mãi mãi theo anh cho dù thất vọng lẫn tuyệt vọng chờ đợi ở cuối đường đời... Viết bức thư này, anh gởi vào không gian, tình cờ em đọc mà hồi âm thì hãy hiểu rằng ấy là hạnh phúc vô giá em tặng cho một người không sao quên được hương vị tình yêu thơ ngây thuở ban đầu... Ấy chính là mối tình đầu khó quên!

Gởi vội em nụ hôn chưa một lần dám trao...

Cao Đắc Vinh (9/2013)

Ý kiến bạn đọc
30/10/201404:32:22
Khách
Doc chuyen cua anh Cao Dac Vinh toi thay rat hay ...rat tho mong ...Dung tam trang cua nhung chang sinh vien du hoc Phap khoang 1964...
30/10/201404:29:33
Khách
chuyen nay thay quen quen ca nhung anh chang di du hoc!!!
22/09/201307:00:00
Khách
Chuyện tình của anh thật đẹp quá. Chúc anh tìm lại được người xưa...
19/09/201316:05:45
Khách
Oi chao oi. Biet dau nguoi cu~ da khong con` tren doi nay nua ? Mot chuyen tinh thiet la buon vay do.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.