Hôm nay,  

Thượng Đỉnh G20-ST. Petersburg Một Chứng Tích Lịch Sử

14/09/201300:00:00(Xem: 12841)
Đúng 9 giờ tối, giờ Chicago hôm thứ Sáu-6/9 kênh truyền thông CNN thông báo và phóng chiếu trực tiếp trên màn ảnh Tổng thống Obama đang rời Constantin Palace để trở về nước. Là công dân HoaKỳ, tất nhiên chúng ta ai cũng cảm nhận sâu sắc niềm ưu tư của Tổng thống Barack Obama trong những ngày qua tại thành phố St. Petersburg, trung tâm văn hóa và cũng là cố đô của thời Đế chế Nga. Không ai có thể quên được hình ảnh của Vladimir Putin, Tổng thống Nga, nước chủ nhà đón tiếp Tổng Thống Barack Obama ngay trước cửa của phòng họp G20, với nụ cười hời hợt và cái bắt tay lạnh nhạt như báo chí Mỹ miêu tả: thin smiles and businesslike handshakes..

Trong suốt 3 ngày 4-6/9 tại Âu châu và tại Thượng đỉnh G20-2013, Tổng thống Obama vất vả thuyết phục thế giới Âu châu và các nhà lãnh đạo G20, hỗ trợ HoaKỳ trong kế hoạch không kích Syria để trừng phạt Bashar al Assad, Tổng thống của xứ này, đã dùng vũ khí hoá chất tiêu diệt lực lượng đối kháng trong nước của họ. Sự thật, lời kêu gọi của Tổng thống Obama không đủ sức thuyết phục Công đồng Âu châu và nhất là các thành viên G20. Ngay từ lúc đầu, trước khi chính thức khai mạc buổi họp thượng đỉnh, Vladimir Putin, trong một buổi họp báo ngắn đã lên tiếng tố cáo Ngoại trưởng Hoa kỳ, “John Kerry đã nói dối, và ông ta biết rằng ta đang nói dối…” và Putin cũng đưa lời thách đố Mỹ hãy đưa ra bằng chứng là chính quyền Damacus đã sử dụng vũ khí hóa chất chống lại các loạn quân tại Syria. Trước đó, Đức Giáo hoàng Francis, từ Tòa Thánh Roma gửi thông điệp theo chân Tổng thống Obama đến Thượng đỉnh St. Petersburg yêu cầu các nhà lãnh đạo G20 hãy loại trừ hồ sơ chiến tranh chống Syria ra ngoài chương trình nghị sự của buổi họp vì Ngài cho rằng hồ sơ chiến tranh chống Syria chỉ là việc làm bá vơ-futile pursuit- Theo tường thuật của báo America. Aljazeera, giữa lúc Tổng thống Obama vận-động-hành-lang kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 hỗ trợ Mỹ trong chiến dịch không kích Damacus, Tổng thư ký LHQ, Ban Ki moon, đưa ra lời tố cáo: Ý tưởng ‘điên cuồng’ không kích Syria sẽ đem lại hậu quả tai hại khó lượng định được.…Không bỏ lỡ cơ hội ông Ban Ki moon liền kêu gọi các lãnh đạo G20 tập trung tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hỏang ở Syria. Phản ứng với quyết định không kích Syria của Mỹ, Nga và Trung quốc liền ra thông cáo chung cảnh báo cuộc không kích của Mỹ vào Syria. Bộ trưởng tài chánh của Trung Quốc tại G20, Zhu QuangYao, lên tiếng cảnh báo các cường quốc nếu cuộc không kích của Mỹ vào Syria thật sự xảy ra trong tương lai, thì sẽ có những biến động và những tai hại lớn lao cho nền kinh tế toàn cầu. Trước mắt là giá dầu lửa sẽ leo thang, khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ là hậu quả tai hại nhất mà các nước phát triển sẽ phải gánh chịu từ cuộc chiến Syria do Mỹ đề xướng… Trong khi đó, Tổng thống Nga, Vladimir Putin cũng lên tiếng sẽ sớm gửi hệ thống lá chắn tên lửa đến trợ giúp Syria. Trong thực tế thì nhiều tàu chiến của Nga vừa vượt cảng Bosphorus để tiến vào Địa Trung Hải, thuộc hải phận Syria. Báo chí và chính giới Hoa kỳ băn khoăn không hiểu các tàu chiến này mang những gì, những thứ vũ khí nào đến Damacus? Đại diện của nhóm BRICS tại thượng đỉnh G20 cũng lên tiếng phản đối Mỹ không kích Syria trước khi được sự chuẩn thuân của LHQ. Đại diện BRICS yêu cầu Hoa kỳ chờ tới khoi nào có bằng chứng xác thực là việc sử dụng vũ khí hoá chật là có thực và do và thủ phạm là chính quyền Bashar al Assad…

Được biết, sau Thượng đỉnh G20-St Petersburg hôm 6/9, bô trưỏng Ngoại giao John Kerry tiếp tục lưu lại và du hành một số gia cộng đồng Âu châu trong 4 ngày, kêu gọi họ hỗ trợ Hoa kỳ trong chiến dịch không kích Syria. Thủ tướng Anh David Cameron, luôn luôn trung hậu với chính sách của Mỹ, lúc nào cũng đứng sau lưng hỗ trợ Tổng thống Obama. Nhưng Nghị viện anh đã từ chối không hỗ trợ chính sách can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria. Tổng thống Pháp cũng Bộ trưởng Ngoại giao của xứ này, hăng say hỗ trợ Mỹ trong chiến dịch không kích Syria. Nhưng quốc hội Pháp chưa tỏ thái độ. Hơn 70% người Pháp chống lại chính sách can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria. Cộng đồng Âu châu trong quá khứ cũng như trong hiện tại là đồng minh gắng bó cố cựu của Mỹ, tuy vậy cuộc vận đồng của Ngoại trửơng John Kerry chỉ đem lại kết quả rất khiêm tốn, không quá 10 chính phủ Âu châu tỏ ra đồng thuận với việc Mỹ can thiệp quan sự vào Syria, một cách dè dặt, không ký vào một văn bản đúng theo phương thức ngoại giao quốc tế. Điều này nói lên họ miễn cưỡng đồng thuận, bằng mặt chứ không bằng lòng.

Trong khi đó tình hình trong nước, nội bộ Hoa Kỳ chia rẽ trầm trọng chỉ vì vấn đề Syria. Tỉ lệ ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria xuống thắp: Tại Thượng Viện chỉ có 25 trong số 100 TNS,-Tại Hạ viện chỉ có 24 trong số 435 HNS, tán thành kế hoạch tiến công Syria. Trong khi hơn 58% dân chúng Mỹ chống lại, tỷ số này hôm nay tăng lên đến 68%...Tất cả những kết quả thống kê ở trên là những chỉ dẫn cho chúng ta thấy tất cả các thành viên lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ quan tâm rất nhiều về mùa bầu cử Nov-2014: Bầu lại toàn bộ 435 ghế Hạ Viện và 1/3 ghế Thượng Viện. Bà Clinton vừa lên tiếng hỗ trợ quan điểm can thiệp quân sự của Tổng thống Obama, ngay lập tức, Rubio, một candidate sáng giá của Cộng Hòa cho cuộc chạy đua và Bach Cung năm 2016 liền lên tiếng chống đối mãnh liệt kế hoạch tiến công Syria của Tổng thống Obama.

Theo bản tin VOA tiếngVìệt hôm 11/9, Tổng thống Obama hôm nay đến trụ sở Quốc Hội để gặp các nhà lập pháp sau khi ông cân nhắc thận trọng trước khi ông hoan nghênh một đề nghị từ phía Nga: Để bảo toàn kho vũ khí hóa học của Syria không cần đến sự can thiệp quân sự của Mỹ. Đề xuất của Nga là đặt kho vũ khí hoá học của Syria dưới sư kiểm soát quốc tế. Tổng thống Obama cho rằng đề xuất này là một khai thông lớn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ông Obama cũng nhấn mạnh kế hoạch sẽ ‘không thành hiện thực’ nếu Hoa kỳ không tiếp tục đe dọa hành động quân sự. Mặt khác, Tổng thống Obama cũng thừa nhận có thể ông không có đủ hậu thuẫn từ lưỡng viện Quốc Hội Hoa kỳ để thông qua dự luật tiến công Syria.

Trong thông điệp hôm thứ Ba 10/9 gửi đến toàn dân Hoa Kỳ, Tổng thống Obama yêu cầu Quốc hội hoãn biểu quyết về việc tiến công Syria sau khi Syria đồng ý từ bỏ vũ khí hoá học theo đề nghị của Nga: Syria đặt cơ sở vũ khí hoá học dưới sự kiểm soát quốc tế sau đó tiêu hủy loại vũ khí này. Cốt lõi của thông điệp của Tổng thống Obama hôm 10/9 là ông chuyển hướng giải quyết vấn đề vũ khí hoá học của Syria từ can thiệp quân sư sang giải pháp đàm phán chính trị: Chúng ta có thể giải trừ vũ khí hóa học của Syria bằng đàm phán thay vì giải pháp can thiệp quân sự. Ông ca ngợi đề xuất của Nga, nguyên văn Anh ngữ: This initiative has the potential to remove the threat of chemicals without the use of force.

Trong thông điệp hôm thứ Ba 10/9, ở một diện khác, Tổng thống Obama đắng cay thừa nhận Hoa kỳ hôm nay không còn là tên săn đầm quốc tế, nước Mỹ không còn là một bá quyền toàn trị sau kinh nghiệm thất bại tại hai mặt trận Iraq và Afghanistan: “Acknowledging the weariness the nations feels after a decade of war in Iraq and Afghanistan, America is not the world policeman “.

Về phía Syria, chính phủ của nước này hôm 10/9 hoan nghênh sáng kiến của Nga và đồng ý đặt kho vũ khí hóa học dưới sư kiểm soát của LHQ…Bộ trưởng Ngoại giao Syria, Wallid Muallem khẳng định: “phát xuất từ lo ngại của các nhà lãnh đạo Syria về tánh mạng và an ninh quốc gia, Cộng Hòa Á Rập Syria công bố hoan nghênh sáng kiến do Nga đề xuất”

Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki moon, nhiệt liệt hoan nghênh và cho rằng sáng kiến này sẽ thúc đẩy tiến đến giải pháp chính trị chấm dứt cuộc khủng hoảng trong suốt gần 30 tháng tại Syria.

Trong thực tế, Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga, Vladimir Putin, có cuộc họp ngoài dự tính, bên lề thượng đỉnh G20 tại St Petersburg bàn về khái niệm bảo toàn kho vũ khí hóa học của Syria. Chính tổng Obama đã chỉ thị cho Ngoai trưởng Hoa kỳ John Kerry đến Geneva vào thứ năm 12/9 để gặp ngươi đồng nhiệm Nga, Sergey Lavrov, để bàn sâu vào chi tiết hơn.

Ngay sau thông tin: Tổng thống Obama yêu cầu Quốc hội Hoa kỳ hoãn bỏ phiếu về khả năng tiến công Syria sau khi nước này đồng bý từ bỏ vũ khí hoá học theo đề nghị của Nga, lập tức Thị Trường Chứng Khoán New York đều bật màu xanh-Chỉ số Dow Jones tăng hơn 120 điểm, lần đầu tiên cao nhất trong 10 ngày qua, đưa khối lượng DOW vượt trên 15,000. Một công dân Hoa kỳ, Patrick Richardson, Tucson, Ariz liền phát biểu: Hôm nay Tổng thống Obama yêu cầu Quốc Hội hoãn biểu quyết về Syria và hy vọng cuộc chiến Syria sẽ được giải quyết bằng đàm phán chính trị… Thế là nuớc Mỹ chúng ta khỏi phải lâm chiến và có nhiều cơ hội chắc chắn tránh được cuộc chiến với Syria. President Obama asked Congress to delay their decision on authorization to allow for diplomatic solution… That we have not yet go to war and there is a chance that it will be avoided entirely- ``…

Phải chăng nước Mỹ vừa vượt qua một chặng đường lịch sử đầy thách đố. Thất bại hay thành công vẫn còn là một khoản trống dành cho những nhận định của hậu thế có thể là 10 năm, 20 hay 50 năm sau…

Hình ảnh của Tổng thống Barack Obama trong những ngày lận đận taị thượng đỉnh G20 tại St Petersburg và tại Quốc Hội Mỹ làm chúng tôi nhớ lại hình ảnh của Mikhail Gorbachev, nguyên Tổng Bí Thư Liên xô năm 1985, cũng đã vất vã thuyết phục các thành viên Dumas của Liên Xô hỗ trợ kế hoạch đổi mới Liên Xô. Để cứu nguy một Liên Xô đang suy sụp vì nền Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa đã lạc hậu, không còn sức sống, ông thuyết phục các thành viên Dumas cùng ông quyết tâm theo đuổi ba tiến trình do ông đề xuất:

Perostroika- Tái cấu trúc lại xã hội Liên Xô

Glastnost- Mở cửa-công khai hóa

Uskoreniye- Tăng tốc kinh tế

Để cứu đói người dân Liên Xô lúc ấy, Nguyên Tổng Bí Thư Gorbachev đi chu du cùng khắp thế giới châu Âu và Hoa Kỳ, rao giảng tiến trình đổi mới Liên Xô và yêu cầu các quốc gia Tây Âu và Hoa kỳ tăng tốc đầu tư vào nền kinh tế Liên Xô.

Cũng như một sô công dân Hoa Kỳ hiện tại, người dân Liên Xô lúc ấy, vì tự ái dân tộc, đã than phiền Tổng bí thư của họ, Mikhail Gorbachev, đã vác bộ mặt thê lương đi ăn mày cùng khắp các quốc gia tư bản.

Chúng tôi thuộc thế hệ 30X của thế kỷ trước, được may mắn chứng kiến sư đi lên với khí thế điên cuồng của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Công Sản độc tài toàn trị cùng sư sụp đổ thê lương của Moscova thành trì kiên cố và cuối cùng của Vô Sản Thế Giới. Năm 1991, Boris Yeltsin, người cộng tác cũng là người kế nhiệm Gorbachev, giải thể đảng Cộng Sản Liên Xô, đặt đảng CSLX ra ngoài vòng pháp luật. LBXV-USSR không còn nữa, trở lại tên xưa nước NGA-RUSSIA, lôi theo sự sụp đổ chủ nghĩa Cộng Sản tại Châu Âu, chấm dứt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Thế giới lưỡng cực nhường chỗ cho thế giới đơn cực. Hoa Kỳ vươn lên như một bá quyền toàn trị. Thế giới đơn cực dưới triều đại Mỹ là một thế giới phẳng- phẳng theo mô hình Toàn Cầu Hóa của Mỹ.

Tháp đôi, Trung Tâm Mậu Dịch Quốc Tế, biểu tương quyền lực kinh tế của Tư bản Mỹ bị bọn khủng bố quốc tế đánh sập ngày 11 tháng 9- 2001. Sự cố 9/11 cột mốc lịch sử: Thế giới chuyển mình. Tuy nhiên, phải đợi đến buổi họp thường niên của Đại hội đồng LHQ, 24-9-2008, Tổng Thư Ký-LHQ, ông Ban Ki moon tuyên bố tại Diễn đàn LHQ: “Nếu như cần có lời kêu gọi phải hành động chung, lời kêu gọi thế giới phải có một lãnh đạo mới, thì đó là lời kêu gọi thích hợp nhất vào thời điểm này”. Cũng trong dịp này, cũng tại Diễn đàn Thế giới tại LHQ, Tổng Thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, lên tiếng cảnh cáo: ” Đế chế Mỹ đã đi đến cùng đường và các lãnh đạo tương lai của nước này cũng phải sẽ hạn chế sư can thiệp của mình ở bên trong lãnh thổ mà thôi”. Đúng 5 năm sau, hôm 10/9/2013, qua thông điệp gửi đến toàn dân Hoa Kỳ, Tổng thồng Barack Obama đắng cay nhìn nhận: sau những thất bại lớn lao tại hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, uy tín và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ hoàn toàn sụp đổ. Chủ thuyết bá quyền của Mỹ đã bị tước đoạt- Mỹ không phải là tên cảnh sát quốc tế-America is not world policeman…

Có phải chăng quá sớm khi ai đó cho rằng Thượng đỉnh G20-2013 tại St Petersburg, chứng tích lịch sử: chấm dứt Thế Giới Đơn Cực và chủ nghĩa Bá quyền trên toàn thế giới?. /.

Đào Như

Bác sĩ Đào Trọng Thể
thetrongdao2000@yahoo.com
Oak Park-Illinois-USA
Sept-12-2013

GHI CHÚ VỀ NGUỒN

Tất cả những dữ kiện tài liệu của bài viết trên đều dựa vào những websites sau đây:

1- Syria vows to give up chemical weapons no deal yet at UN
http://news.yahoo.com/obama-sees-possible-breakthrough-syria-weapon-proposal-0102033859.html

2- Tổng thống Obama, Quốc hội bàn về Syria giữa hy vọng ngoại giao
http://www.voariengviet.com/content/tong-thong-obama-quoc-hoi-ban-ve-syria- giua-hy-vong-ngoai-giao/1746627.html

3- Lingering doubts over Syria gas attack evidence
http://news.yahoo.com/lingering-doubt-over-syria-gaz-attack-evidence-072755287.html

4- Obama plunges into high stakes week on Syria:
http://news.msn.com/us/obama-plunges-into-high-stakes-week-on-syria

5- China, Russia issue warnings over Syria intervention:
http://news.msn.com/world/china-russia-issue-warnings-over-syria-intervention

6- UN Secretary General-BKM-issues new warning over Syria strikes amid G20 push:
http://america.aljazeera.com/articles/2013/9/6/un-chief-strikesonsyriacouldhavegraveconsequences.html

7- RUSSIAN WARSHIPS CROSSED BOSPHORUS EN ROUTE TO SYRIA
http://news.yahoo.com/russian-warships-crossed-bosphorus-en-route-syria-141156573.html

8- WORLD LEADERS PRESSURE OBAMA OVER SYRIA AT G20
http://news.yahoo.com/china-backs-russia-over-syria-g20-summit-91514018.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.