Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Tỉnh Nam Định

13/09/201300:00:00(Xem: 10146)
TỈNH NAM ĐỊNH

Tỉnh Nam Định diện tích 1.670 km vuông. Dân số năm 2011 là 1.833.500 người, mật độ 1110 người/km vuông. Sắc dân: Kinh Tày, Mường, Hoa... Gồm có: Thành phố Nam Định, và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Tỉnh lỵ ở thành phố Nam Định. Nam Định, phía bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, tây giáp Ninh Bình, đông và đông nam giáp biển Đông (72 km). Nhiệt độ trung bình 23 độ C. Nam Định đất đai trù phú, thủy sản dồi dào, giao thông dễ dàng. Kinh tế, trường ốc, buôn bán phát đạt.

Lịch sử tỉnh Nam Định: Vùng đất Nam Định vào thời thuộc Đường, thuộc huyện Chu Duyên. Đời Trần gọi là lộ Thiên Trường; thời Lê thuộc xứ Sơn Nam. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Nam Định. Tháng 5-1965, Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1976, Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991, tách ra lại và tái lập tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Tháng 11-1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập hai tỉnh Nam Định và Hà Nam.

Chùa Keo Hành Thiện: Chùa do Thiền sư Không Lộ xây năm 1061. Đến năm 1167, Lý Anh Tông đổi tên là Thần Quang Tự, chùa trông qui mô bề thế, với 13 dãy nhà, gồm có 121 gian rộng rãi. Chùa còn giữ được nhiều cổ vật từ thời Hậu Lê, như: Các sắc phong của nhiều triều đại, tượng đại pháp thiền sư Không Lộ bằng đồng. Tương truyền thiền sư Không Lộ, chẳng những là một vị cao tăng, mà còn là một danh y.

Chùa Phổ Minh ở làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng. Chùa xây từ thời nhà Lý. Đến năm 1262, nhà Trần cho đại tu sửa, chùa đồ sộ, trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng 7 tấn, cổng có tháp xây năm 1305, cao 14 tầng, tháp cao 21m. Tháp hình khối, các tầng trên nhỏ dần, đáy vuông mỗi cạnh 5,2m, trên cùng là bút tháp được xây bằng đá. Tháp đứng trên diện tích 30 mét vuông, mặc dù tháp ở nơi trũng thấp, nhưng đứng từ xa vẫn trông thấy tháp đồ sộ.

Chùa Cổ Lễ ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, là ngôi chùa cổ, xây từ thời nhà Lý. Trước chùa có tháp Cửu phẩm liên hoa, cao 12 tầng, trong lòng tháp có 60 bậc thang xoáy trôn ốc đi lên đỉnh tháp. Chùa có chuông nặng 9 tấn và tượng Phật Thích Ca cao 4m. Chùa Cổ Lễ là di tích lâu đời, xây từ thời nhà Lý.

Làng Tức Mặc thuộc xã Lộc Vượng, cách thành phố Nam Định 3 km, là nơi xuất thân của nhà Trần. Khu di tích rộng khoảng 10 ha, nơi đây có đền thờ Thiên Trường, thờ các vua nhà Trần, đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Vương. Năm 1262, dựng cung Trần Quang, để các vị Thái Thượng Hoàng, sau khi nhường ngôi cho Thái tử, về nơi đây để ở.

Khu di tích Phủ Dày ở huyện Vụ Bản, thờ bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Dày có ba di tích chính: Phủ Thiên Hương, phủ có 19 toà nhà, 81 gian lớn nhỏ, có 5 pho tượng rất giá trị. Phủ Vân Cát có 7 toà nhà, 50 gian lớn nhỏ, trung tâm thờ chúa Liễu Hạnh, bên trái thờ Phật, bên phải thờ Lý Nam Đế. Lăng bà chúa Liễu có diện tích 625 mét vuông. Lăng là một ngôi mộ hình bát giác, có 60 búp sen, trông rất sinh động. Lễ bà chúa Liễu Hạnh (lễ hội Phủ Dày) được tổ chức tưng bừng nơi đây từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Khu rừng Giao Thủy, ở huyện Giao Thủy, rộng 12.000 ha. Nơi đây có nhiều loại chim trú ngụ: cò, vịt nước... luôn bay xập xoè. Dưới nước mèo biển, rái cá, tôm, cua, cá... chen chúc bơi lội đầy rẫy. Rừng cây sú vẹt đến mùa nở hoa trông rực rỡ, hương bay thoang thoảng với mùi thơm phưng phức.

Bãi biển Thịnh Long, dài cả cây số, cát trắng nước trong trẻo, phong cảnh còn hoang sơ, rất thích hợp cho tắm mát và bơi lội.

Làng điêu khắc La Xuyên ở huyện Ý Yên, những người thợ cần cù, khéo léo đã tạo ra vô số sản phẩm, trông sắc sảo như: Tủ, bàn thờ, sập gụ, hoành phi... với các hình như rồng bay phượng múa... Làng cây cảnh Vị Khê ở huyện Nghĩa Hưng, đã nổi tiếng từ thời nhà Lý, cây cảnh do các nghệ nhân uốn tỉa khéo léo, nên trông rất xinh xắn.

Nhà Trần, Nam Định quê hương
Phủ Dày, chùa miếu, phố phường nguy nga
.
Cảm tác: Non nước Nam Định
Đất đai Nam Định, nam sông Hồng
Bờ biển bao la ở phía đông
Ngô lúa dồi dào, đồng bát ngát
Cá tôm đầy đủ, biển mênh mông
.
Học hành trường ốc, khá khang trang
Chợ búa bán buôn, khách rộn ràng
Đường sá mở mang, đường rộng rãi
Phố phường sang sửa, phố thênh thang
.
Quê hương Tức Mặc của Nhà Trần
Nơi ấy xa xưa chốn xuất thân
Triều Lý khó khăn, rời nghiệp đế
Nhà Trần may mắn, được lòng dân
.
Phủ Dày Liễu Hạnh, tiếng thiêng liêng
Mùng một tháng ba, rộn rã kèn
Rước Kiệu xênh xang, nhiều khách khứa
Sửa lăng tươm tất, đủ hoa đèn
.
Rừng Giao Thuỷ, thăm thẳm trời mây
Sú vẹt trỗ hoa, khắp đó đây
Dưới biển lờ đờ, bầy cá lội
Trên trời lơ lửng, đám chim bay
.
La Xuyên, điêu khắc đã lâu đời
Tỉ mỉ nét đường đẹp hẳn hoi
Nghề nghiệp đồng bào, tinh xảo lắm
Nước non Nam Định, thiết tha hoài


Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.