Hôm nay,  

Người Già Tại Mỹ Có Nên Về Sống Tại VN Không?

08/09/201300:00:00(Xem: 17846)
Nguyễn Ninh Thuận
(Viết một phần qua Sưu tầm)

Sáng nay chúng tôi thức dậy sớm mở Email ra đọc… Thông thường hàng trăm email từ các nhóm văn thơ,bạn hữu gởi đến, chúng tôi đọc lướt qua tựa đề rồi quyết định đọc hay xóa đi… Một email từ: dzung.bui với tựa "Người Già Có Nên Về Sống Tại VN Không? " bài do bạn BaTran giới thiệu… Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ ngày 26/6/2007.

Vấn đề hơi tế nhị có thể gây phiền lòng một số ít quí cụ…Có nhiều câu hỏi được đặt ra...

- Đã là người Việt Nam có ai không muốn về sống trên quê cha đất tổ,để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác?…

- Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có sung sướng không? Có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình không? Chi phí sống ở Việt Nam có thấp hơn sống ở Mỹ không? Các món ăn có hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ không? Nhất là hiện nay thực phẩm không có chất lượng, vì tiền họ không nghĩ đến sức khỏe con người, mà trước mắt tiền và tiền đầy túi, sống chết mặc ai…

- Có một số ít người về để xây biệt thự để về hưởng thụ, vui chơi… để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về phải không?…

- Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác phải không?

Cụ Năm cho biết… " Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ, nhưng họ không nhận nuôi các bà… Ý định: "Ta về ta tắm ao ta" sớm tắt ngay…

Cậu Hoàng kể chuyện là "…các nữ tu một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ cậu muốn về, nhưng khi nhìn thấy thực tế là tỉnh mộng…"

- Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu, nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Người con gửi tiền về cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng họ đối xử rất tồi tệ… Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang để đòi tiền thêm. Các con ruột nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lựa sai lầm …"

Anh Đang kể lại chuyện thương tâm của anh Toàn, bạn thân của anh.... " Sau khi vợ anh Toàn chết, anh nghe theo lời xúi dục của hai vợ chồng đứa con trai lớn bán nhà về VN sinh sống với chúng. Khi mới chân ước chân ráo trở về quê cũ, anh được bà hàng xóm đón tiếp như một vị khách quý vì sẳn tiền trong túi anh tiêu pha rất rộng rãi được lòng bà con. Nhất là hai vợ chồng con trai ân cần săn sóc anh rất chu đáo. Anh nghĩ cuối cuộc đời sống với con cháu là thượng sách… Thế là bao nhiêu tiền bạc anh ấy giao hết cho con trai sửa nhà cửa cho rộng rãi và buôn bán làm ăn… Cuộc sống êm ấm xảy ra được vài tháng, thế rồi mức săn sóc lơi dần ra… Chưa tới 1 năm tình thâm lại quay mặt 180 độ, con trai nghe lời vợ đối xử rất tệ bạc với cha ruột! Anh Toàn đòi tiền lại, nhưng hai vợ chồng thằng con trời đánh cho biết làm ăn thất bại không có tiền trả lại… Anh Toàn sừng sộ làm cho ra chuyện, nhưng có âm mưu, hai vợ chồng ra hai điều kiện: 1 là cha già ra khỏi nhà… hai là chúng cất một chòi nhỏ cuối vườn, gần bụi chuối để anh Toàn sinh sống! Thế rồi bao đêm suy nghĩ, anh Toàn thấy không trở vể Mỹ vì về VN lâu ngày giấy tờ không còn hiệu lực khi chưa vào quốc tịch và đã làm giấy tờ hồi hương… Anh phải ngậm bồ hòn làm ngọt, sống hết một kiếp sống thừa ở trong căn nhà lụp xục thiếu mọi tiện nghi với bữa đói bữa no...Thật là cái giá quá đắt cho tình nghĩa cha con dưới thời CS…

Mục Sư kể chuyện…

- Chúng ta biết điều kiện an ninh tốt chưa?… Có nạn nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét không?…

- Khi hậu Việt Nam nay có khắc nghiệt, nóng nực, và mưa xuống là ngập sinh ra lụt lội hơn 30 năm về trước không? …

- Vấn đề ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe như thế nào?…

- Thức ăn uống không hợp vệ sinh rồi phát sinh nhiều bệnh tật không?…

- Các tài xế có lái xe quá ẩu, không có sự an toàn không? …

- Bước chân ra khỏi nhà là tốn đủ mọi thứ tiền: nào là tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác phải không?…

- Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp không?

- Điều kiện chữa trị y tế hơn Hoa Kỳ không?...

- Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình phải không?

Cụ An nói.. " Điều quan trọng nhất là những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng hơn 800USD. Nếu tôi ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt tiền già ngay vì đó đâu phải tiền hưu của tôi!" …

Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?

- "Nếu tôi không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc thì xin vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California.! " Cụ An tâm sự tiếp…

"- Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng toạ đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời. Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào… Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ. …" Mục Sư Ân cần nhắn nhủ...

- Hello, chị Thy Mai có khỏe không? -Chị bước qua tuổi hơn 70, có khi nào chị nghĩ về VN sống chuổi ngày còn lại và chết ở quê hương mình không?-

"- Mấy lâu nay trong người chị không được khỏe… Như em đã biết, chị đâu còn con cháu bên VN mà về luôn bên đó sinh sống! Chị chỉ còn gia đình hai ông anh, nay cũng già yếu bệnh tật luôn. Chị phải dành dụm trong tiền hưu trí của mình gởi về giúp gia đình các anh trong cơn nguy khốn! Trong 'cái khó bó cái khôn ', chị muốn về thăm các anh một chuyến, nhưng suy đi tính lại tốn rất nhiều tiền thì đâu có tiền giúp đỡ được! Chị cũng không muốn xin tiền các con chị, dù chị đã hy sinh cuộc đời chị là một mình đưa chúng đi vượt biên mấy chục năm về trước… rồi tất bật làm ăn nuôi chúng nên người hữu dụng. Nay chúng có công ăn việc làm vững chắc! Nhưng các con đã có gia đình riêng tư, chúng phải lo cho con cái học hành. Nước mắt chảy xuống mà em! …"

- Nhưng nếu chị còn con cháu bên VN thì chị có định về VN sống tiếp cuộc đời còn lại không?

"- Chắc là không đâu em! Chị không muốn làm gánh nặng cho con cái khi tuổi về già. Nay chị hết đau bệnh này lại đau bệnh khác liên mien, ở bên này đủ thầy đủ thuốc, không tốn tiền mà không mạnh hẳn, thì về VN chỉ khổ cho con cháu phải hầu hạ mình thôi! Chị chỉ về thăm chúng và thỉnh thoảng gởi quà bánh cho các cháu vui mừng là được! Bên này chị cũng lo đầy đủ cho mình khi nằm xuống!... Nếu chị thấy bệnh tật nhiều làm phiền đến con cháu thì vào viện dưỡng lão cho con cháu đỡ vất vả. Chị cũng đã làm giấy là nếu dại mình phải nằm một chỗ sống cũng như chết thì rút ống cho chị đi thanh thản, khỏi làm phiền con cháu lui tới thăm viếng! Ai cũng một lần ra đi… Sống mà đem niềm vui đến con cháu thì nên sống, còn không thì về với ông bà cho xong…"

- Hello chị Bạch Mai! Mấy tuần nay sao vắng bóng chị, chị về VN thăm nhà há?

"- Lễ nhiều, mấy đứa con chị đưa chị đi chơi mọi nơi vui lắm! Chị cũng định Tết về thăm quê hương một chuyến, nhưng còn e ngại thời tiết; không khí, thức ăn bị ô nhiễm, xe cộ đường sá kẹt, hơn nữa tiền bạc mình eo hẹp không quà cáp đủ cho người thân sẽ bị phiền trách…vì nhiều người ' áo gấm về làng' mình đâu bì với tiền hưu già ít ỏi của mình được! nên còn tính lại… thế mà bạn chị có ý hướng về an hưởng tuổi già bên VN chị chịu thua thôi! "

- Bạn chị có lãnh tiền hưu không hay lãnh tiền già?

"- Có người lãnh hưu thì còn mạnh miệng nói, nhưng có người chỉ lãnh tiền già nên e sợ sẽ bị cúp tiền luôn… Nếu về không có tiền thì buồn nhiều hơn vui ' vai mang bị bạc lè kè, nói quấy nói quá chúng nghe ầm ầm …' Đời mà em!...Bên này vui quá, đau ốm có thầy có thuốc, con cháu đưa đi chơi, già thì vô Nursing home, nếu không muốn làm phiền con cháu… À quên, cuối tuần này chị rảnh, có hội đoàn nào không, chị sẽ đi với em?..."

- Chị không có sức để đi đó thôi! Có nhiều mục đáng đi lắm, em sẽ tin chị biết và chị sắp xếp để đi nhé! Chào chị, chúc chị an vui..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.