Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc, 22-08-2013: Munich Mừng Lễ Hội Tháng 10, Oktoberfest

22/08/201300:00:00(Xem: 11883)
Lê-Ngọc Châu
(Munich)

Nói đến tiểu bang Bayern thì người Đức nói riêng và du khách nói chung thường nhắc đến nhiều địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp để họ thăm viếng. Trong những nơi du khách thường ghé đến, chụp hình lưu niệm phải nói đến thủ phủ Munich với bảo tàng viện, khu Olympia, cung điện Nymphenburg, Marienplatz hay Dom etc…

Và khi nói đến Munich/Bayern (Bavaria) hầu như mọi người trên thế giới đều nhắc đến Lễ Hội Bia vào tháng 10 mỗi năm “Oktoberfest“ nên hôm nay người viết trở lại với Lá Thư từ Đức quốc, phóng dịch, tóm lược và xin được giới thiệu cùng quý độc giả Lễ Hội này.

Hằng năm, từ trung tuần tháng 07 trở đi, báo chí miền Nam Đức bắt đầu quảng cáo và thường nhắc đến một lễ hội rất lớn tại Munich, Thủ phủ của tiểu bang Bayern (Bavaria), đó là Lễ Hội Tháng Mười, được gọi là Oktoberfest! Thông thường, lễ hội bắt đầu vào ngày thứ bảy và theo truyền thống chấm dứt hai tuần sau đó, vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Mười. Năm nay 2013, Lễ Hội lần thứ 180 được tổ chức lâu hơn hai tuần lễ so với thông lệ, từ ngày 21 tháng Chín đến ngày 06 tháng Mười 2013 (21. September - 06. Oktober 2013) và chấm dứt lúc 23h30!

Nguyên nhân có Lễ Hội Tháng Mười là ngày 12.10.1810, vị Hoàng Tử Ludwig (về sau trở thành Hoàng Đế Ludwig I của Đức) làm lễ thành hôn với Công chúa Therese của Sachsen. Nhân dịp lễ thành hôn sang giàu và rất trọng thể này của vị Hoàng tử, nhà vua đã cho mời dân chúng thành phố Muenchen tới dự một buổi tiệc ăn uống do vua khoản đải. Buổi lễ đầu tiên kéo dài đến ngày 17.10.1810.

Cuối buổi tiệc còn có thêm cuộc đua ngựa trước cửa ngõ Munich (Muenchen). Để bày tỏ sự kính nể đối với vợ của vị Hoàng tử, đồng cỏ (Wiese =meadow), nơi cuộc đua ngựa xảy ra, được mang tên của Công Chúa Therese, nên từ đó gọi là “Theresienwiese“. Bởi vì dân chúng tỏ ra quá ái mộ buổi lễ dân gian (Volksfest = folk festival), mang tính cách ngày hội toàn dân nói trên cho nên vào năm kế tiếp, 1811, nhà vua lại tổ chức Lễ hội. Thế là Lễ Hội Tháng Mười ra đời! Mặc dầu bắt đầu từ tháng chín nhưng vẫn gọi là Lễ hội tháng 10 bởi lẽ Oktoberfest lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 12.10.1810, sau đó được tiếp tục nhưng thời gian kéo dài thêm và thay đổi thời điểm sớm hơn hầu tránh khỏi thời tiết trở lạnh vào tháng Mười ở Đức. Để kỷ niệm, tên Oktoberfest vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy nhiên những trò chơi giải trí trong gần suốt hai thập niên đầu còn khiêm nhường lắm. Mãi tới năm 1818 mới bắt đầu có hai cái đánh đu (Schaukel=seesaw) và một máy bay quay (Karussell=merry-go-round). Cũng đã có những lều nhỏ (Buden) để cho dân chúng vào đó ngồi uống Bier và kể từ năm 1896 trở đi mới có được những lều bia rộng rãi. Năm 1854 và năm 1873 không tổ chức vì bịnh dịch tả lan tràn.

Năm 1870 vì chiến tranh Đức-Pháp và trong thời gian thế chiến xảy ra nên cũng bị hủy bỏ, tổng cộng Oktoberfest không tổ chức tất cả là 24 lần. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 19, lễ hội tháng 10, còn được gọi với cái tên rất ư âu yếm là “Wiese“, phát triển dần và trở nên khang trang như chúng ta biết hiện nay với nhiều quầy hàng, cửa hiệu và lều bia lớn, trong đó khách dự lễ hội vui hát, nhảy muá và.... đã uống đến hàng triệu lít bia, ăn món gà quay có tên “Wiesen-Hendl“ trở thành món ăn được ưa chuộng nhất trong dịp Lễ Hội này. Nhưng không phải chỉ có ăn uống thôi mà trong khoảng thời gian chuyển tiếp sang thế kỷ 20 cũng đã có thêm nhiều trò chơi khác để dân chúng giải trí như: tủ trưng bày hàng (Schaufenster= show window), Karussell, đánh đu, quày hàng với nhiều trò chơi mới cho trẻ em và người lớn hay các gian hàng với những trò chơi chạy xe (Fahrgeschaefte=fun ride) ect...

Năm 1910 mới có trò chơi phi thuyền có tay lái và tiêu thụ 12 ngàn Hektoliter Bia. Cho đến năm 1925 thì cái bánh xe khổng lồ cở nhỏ (Riesenrad) của Josef Esterl xuất hiện tại khuôn viên Oktoberfest. Kể từ 1959 người ta bày bán Schaschlik và khách viếng thăm đã sử dụng 11 ngàn xâu thịt loại này.
octoberfest_thong_ke_resized
Thống kê để thấy rằng Octoberfest Munich là Lễ Hội rất lớn.
Năm 1965 du khách uống hơn 3,3 triệu lít bia, nhiều gấp đôi so với 1950. Trong thời gian đệ nhị thế chiến xảy ra, dân Đức không tổ chức lễ hội, từ 1939 đến 1948. Mãi đến năm 1949, Đức mới tổ chức lại và từ thời điểm này thành phố Munich trở nên nhộn nhịp khi mùa thu trở lại. Tuy nhiên, trong những năm đầu sau thế chiến, số quan khách tham dự và thăm viếng lễ hội không được nhiều cho lắm.

Năm 1979, lần đầu tiên chiếc bánh xe khổng lồ (Riesenrad= ferris wheel) của gia đình Willenborg cao 50 mét được hãng Schwarzkopf dựng lên tại nơi tổ chức Oktoberfest. 1980 là năm đen tối nhất trong lịch sử tổ chức lễ hội. Một tên cực hữu (Neonazi) đã gây ra cuộc mưu sát được chuẩn bị rất chu đáo. Hắn làm nổ quả bom ngay cỗng chính làm 13 người chết và hơn 200 khán giả bị thương.

Theo dòng thời gian, Lễ Hội Tháng Mười ngày nay trở thành một Lễ Hội dân gian lớn nhất thế giới với sự thăm viếng của nhiều du khách đến từ khắp năm châu và họ đã vui vẻ ăn mừng cùng nhau. Trong thời gian qua, hằng năm có đến hơn 6 triệu người đến tham dự Oktoberfest tại Munich. 70% trong số này là người địa phương thuộc tiểu bang Bayern (Bavaria). Phần còn lại đến từ các tiểu bang khác của Đức và nhiều quốc gia trong Châu Âu, đặc biệt từ Ý. Nhưng cũng có nhiều du khách đến từ Mỹ, Nhật… hay ngay cả từ Úc Đại Lợi.

Lễ Hội Tháng Mười 2013, như thông lệ, được tổ chức ở Munich, tại Theresienwiese. Theo truyền thống kể từ năm 1887, vì bia là nước uống quan trọng nhất trong lễ hội nên lúc 10h45 ngày đầu tiên tức ngày 21.09.2013, giới chủ nhân của các gian hàng và lều bia tại Wiese bắt đầu bằng một "cuộc diễn hành tiến vào Theresienwiese (phóng dịch từ Wirteeinzug)" kéo dài một giờ đồng hồ với xe ngựa được trang hoàng bằng hoa chở những thùng bia vào địa điểm tổ chức. "Lễ khai mạc để đến nơi tổ chức" này theo thông lệ được dẫn đầu bởi một người bản xứ đại diện tiêu biểu cho thành phố Munich, kế đến là xe ngựa của Thị Trưởng và sau đó là xe ngựa chở khoảng 1000 công nhân viên phục vụ du khách. Lộ trình buổi diễn hành bắt đầu từ Josephspitalstrasse, Sonnenstr., Schwanthalerstr., Hermann-Lingg-Strasse, Bavariaring, và cuối cùng tiến về địa điểm tổ chức là “Theresienwiese“.

Trên một khoảng đất rộng 31 Hektar có gần 600 thương gia trưng bày buôn bán (như chợ phiên!), nhiều cửa hàng ăn uống và tiểu thương với khoảng 100 ngàn chỗ ngồi và 12 ngàn công nhân viên, trong đó có 1600 người bồi bàn phục vụ cho sự vui chơi của hơn 6 triệu khách viếng thăm. Đúng 12 giờ trưa tất cả có mặt tại “Theresienwiese“, dưới sự tham dự của nhiều chính khách và giới truyền thông, thị trưởng Munich là người được cái vinh dự khánh thành buổi lễ hội. Sau vài nghi thức thông thường, ông Thị trưởng Munich là người theo truyền thống được cái vinh dự khui thùng bia và tự tay rót bia vào cái ly với dung tích 1 lít, sau đó nhấc cao, cụng ly bia đầu tiên với quan khách và dân chúng tham dự, chúc tất cả vui như ý, đơn giản với " O'zapft is!". Lễ Hội kể từ giờ phút này chính thức bắt đầu!

Cao điểm của Oktoberfest là buổi lễ long trọng được tổ chức vào lúc 09h45 sáng ngày chủ nhật hôm sau, 22-09-13 được đông đảo dân chúng Munich và du khách thăm viếng đứng hai bên đường xem, ủng hộ và đài truyền hình truyền đi khắp thế giới. Có sự hiện diện của Thị Trưởng Munich và Thống Đốc tiểu bang Bayern trong buổi diễn hành này cũng như với sự tham dự của đại diện đảng phái, thành phố, hội đoàn và khoảng 8 ngàn dân cư từ nhiều nơi trên nước Đức và từ các quốc gia như Ý, Áo, Kroatien, Ba Lan, Thụy Sĩ … kéo về Munich tham dự cuộc diễn hành dài 8 cây số và lâu đến 2 giờ đồng hồ ngay tại trung tâm thành phố với cờ xí, kèn trống và với 40 xe ngựa trang hoàng lộng lẫy cũng giống như thời xưa làm tăng thêm sự quan trọng của ngày lễ hội.

“Buổi tiệc liên hoan bia“ (Bierparty, có nhạc và nhảy múa) lớn nhất thế giới là một hiện tượng hiếm có của thành phố Munich. Mặc dầu giá bia rất đắc (năm 2013 tăng thêm 1L khoảng 30 cent, lên 9,40 € đến 09,85 €) nhưng bia vẫn được tiêu thụ nhiều!

Nằm 2011 có tổng cộng 6,9 triệu người viếng thăm Lễ Hội Bai Tháng Mười tại Munich. Họ đã uống 7,5 triệu lít bia, ăn hết 522821 con gà quay, 118 con bò (quay/nấu!), chưa kể đến những món khác như cá nướng, xúc xích, bánh trái, … Octoberfest cũng đã tiêu thụ điện rất nhiều: 2.950.000 Kilowatt/h; dầu khí: 205.000 Kubikmeter; nước: 100.000 Kubikmeter; Bên cạnh đó, người ta mất đồ cũng nhiều, được tìm thấy tất cả là 4.750!
octoberfest_tung_bung__resized
Hình ảnh OctoberFest tưng bừng.
Và để quý vị nào tình cờ ghé Munich vào dịp Oktoberfest tôi mạn phép ghi ra vài điểm chính

- Ngày thường Octoberfest mở cửa từ 10h00 sáng và đóng cửa lúc 23h30. Lần rót bia cuối cùng trong ngày cho khách lúc 22h30.

- Cuối tuần và ngày nghĩ lễ mở sớm hơn, từ 09h00 sáng.

- Ngày Thứ Ba trong tuần chính thức dành cho gia đình có con cái từ 12h00 đến 18h00 với giá đặc biệt, rẻ hơn.

(muốn biết rõ chi tiết mời vào http://www.oktoberfest2013.com- http://www.muenchen.de/veranstaltungen/oktoberfest.html )

Lễ hội Tháng Mười không những tạo cơ hội cho dân Đức vui chơi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng kinh tế tại thành phố Munich và các vùng phụ cận. Đặc biệt Lễ Hội đã kết hợp được sự quyến rũ mang truyền thống của tiểu bang Bayern là bộ quần áo nữ dân tộc của Đức “Dirdl“ (ghi chú thêm: bộ đồ các cô gái nông thôn hay mặc!) và cái quần bằng da “Lederhose“). Khi nhắc đến “Oktoberfest“, dân Đức đơn giản thường hay nói “Wiesn“.

Trước cổng chính của Theresienwiese có treo tấm bảng với hàng chữ: “Willkommen auf der Wiesn“

không gì khác hơn là
“Welcome to Oktoberfest“

Và riêng đối với người Việt chúng ta, người viết xin phép tạm dịch:

“Hân hoan chào mừng Lễ Hội Tháng 10“!

Hy vọng qua bài giới thiệu ngắn này, quí đồng hương, nhất là những đồng hương ở nước ngoài nếu có dịp đến Đức, ghé Munich thăm bạn bè hay bà con nhân dịp Lễ Hội, biết khái quát thêm về “Oktoberfest Đức“ để khỏi ngở ngàng nếu có ai tình cờ hỏi đến!

Lê-Ngọc Châu (Nam-Đức, Chiều tối 22.8.2013)

- Tài liệu tham khảo: Muenchen, Oktoberfest, tài liệu cho du khách (Muenchen, Oktoberfest, Information fuer Touristen)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.