Hôm nay,  

Tổng Thống Đi Nghỉ Hè

20/08/201300:00:00(Xem: 11841)
...TT Obama ghé chơi một tuần là thu nhập hàng năm của thành phố bị giảm từ 25% đến 30%...

Khi bài này đến tay quý độc giả thì TT Obama và gia đình đang đi nghỉ hè trên Massachusetts. Câu chuyện bình thường vì tất cả chúng ta đều đã có dịp đi nghỉ hè cùng gia đình, có gì đáng nói?

Thật ra, tổng thống đi nghỉ hè khác xa chúng ta đi nghỉ hè. Trước hết, chúng ta nghỉ là có quyền quên hẳn chuyện ở sở làm, không có gì thắc mắc hết, sở có hỏa hoạn cũng không cần chúng ta phải hộc tốc trở lại chữa cháy. Thứ nhì là chúng ta đi nghỉ hè là phải chi tiền túi, tự lo mọi chuyện mà chẳng cần ai đi cùng, trong khi tổng thống đi đâu thì tùy tùng và đủ loại viên chức nếu không đi theo thì cũng phải lo đử thứ chuyện như xe cộ, nhà cửa, ăn uống, an ninh,... Tất cả rất là rình ràng, và tất cả dĩ nhiên là do chúng ta đóng góp chi trả bằng tiền thuế.

Trong lịch sử cận đại Mỹ, mỗi lần có ông tổng thống nào đi nghỉ hè là y như rằng, phe đối lập sẽ lớn tiếng chỉ trích, bất kể tổng thống nào, của đảng nào cũng vậy.

Truyền thông phe ta trước đây không bao giờ bỏ qua dịp may sỉ vả TT Bush đi chơi quá nhiều mà chẳng làm việc gì. Theo họ thì TT Bush đã là tổng thống đi nghỉ hè nhiều nhất trong lịch sử. Ông bị tố cáo đã “đi nghỉ hè 1.020 ngày” trong hai nhiệm kỳ, tức là trong tám năm làm tổng thống, ông Bush đã đi nghỉ hè tới gần ba năm! Một kỷ lục hơn xa tất cả mọi tổng thống trong lịch sử Mỹ. Hơn cả kỷ lục 960 ngày trong ba nhiệm kỳ của TT Roosevelt trước đây, hay kỷ lục 500 ngày trong một nhiệm kỳ của TT Hoover.

Bây giờ, TT Obama cũng không thoát khỏi chuyện này. Mỗi lần ông và gia đình đi nghỉ hè là bảo đảm báo chí bảo thủ la hoảng. Mấy ngày qua, đã không thiếu gì người đã chỉ trích TT Obama lại đi nghỉ hè nữa.

Sự thật như thế nào?

Nói tổng thống đi nghỉ hè thật ra không chính xác lắm. Khác với chúng ta, tổng thống đi nghỉ hè đại khái cũng chỉ là đi làm việc ở một chỗ khác, không còn ngồi ở Toà Bạch Ốc thôi, chứ cái nghề tổng thống Mỹ đúng ra là cái nghề gọi là 24/7/52! Tức là cái nghề phải làm việc hay ít ra cũng phải trực 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần, và 52 tuần một năm, không một ngày nghỉ hay một giờ nghỉ. Trong lúc ông đánh gôn chẳng hạn, thì vẫn có không biết bao nhiêu phụ tá theo dõi tình hình, nếu có gì khác lạ, là phải chạy đến nói nhỏ vào tai tổng thống ngay, và nếu cần thì ông phải bỏ dở dang, chạy đi họp hành với phụ tá ngay. Nửa đêm đang ngủ, có chuyện cũng bị gọi dậy ngay. Còn bình thường thì sáng nào cũng vẫn phải đọc báo cáo từ hàng lô phụ tá, hay họp hành, hay tiếp thượng khách trong cũng như ngoài nước.

Chuyện các tổng thống Roosevelt hay Bush đi “nghỉ hè” tới ba năm là chuyện không thể có, và chưa hề có. TT Bush chỉ đi về trang trại ở Texas làm việc thôi. TT Bush, cũng như hầu hết các tổng thống khác, vốn không thích không khí nặng nề, căng thẳng của Hoa thịnh Đốn nên thường hay đi về trang trại ở Texas làm việc, có dịp thỉnh thoảng “thư giãn” bằng cách làm vườn, đạp xe đạp các khu rừng núi lân cận.

Các tổng thống Reagan và Nixon cũng hay về tư dinh tại Cali làm việc. TT Johnson thường về trang trại ở Texas, trong khi TT Kennedy và TT Bush cha thì về tư dinh tại Massachusetts. TT Carter thường về nhà riêng tại Georgia. Riêng TT Clinton thì khi làm tổng thống không có tư dinh ở đâu hết, nên nổi tiếng là … đi nghỉ hè ít nhất. TT Obama có nhà riêng ở Chicago, nhưng tương đối nhỏ, ngay khu thành thị, không bảo đảm an ninh cũng như không có tiện nghi thông tin được nên cũng không bao giờ về đó nghỉ, mà thường hay đi thuê nhà ở Hawaii hay vài nơi khác để nghỉ ngơi. Ngoài ra, các tổng thống cũng thường hay làm việc tại trại David, gần thủ đô. Trại này là nơi nghỉ ngơi nhưng cũng là nơi thường xẩy ra nhiều cuộc đàm phán quốc tế quan trọng từ thời TT Eisenhower. David là tên của cháu nội TT Eisenhower.

Nhìn dưới khiá cạnh thực tế đó thì chuyện tổng thống đi nghỉ hè hay không thật ra không quan trọng, không có gì đáng nói. Tất cả các tổng thống đều làm việc trong tinh thần cực kỳ căng thẳng khó khăn, không thể lè phè vừa làm vừa chơi được, do đó ta nên thông cảm cho việc họ cần nghỉ ngơi để còn đủ sáng suốt lấy những quyết định trọng đại cho cả nước được nhờ.

TT Obama lúc này cần đi nghỉ ngơi hơn bao giờ hết. Mấy tháng qua là những tháng đen tối nhức đầu nhất từ ngày ông nhậm chức đầu năm 2009. Sau hai năm đầu làm mưa làm gió với cải tổ y tế, cải tổ tài chánh, kích cầu kinh tế, cứu kỹ nghệ xe hơi Mỹ, ông đã hầu như không còn làm gì được nữa. Không có một bộ luật quan trọng nào được ban hành nữa từ năm 2010 tới nay. Tất cả những quyết định, chương trình vĩ đại đều bị đa số Cộng Hòa tại Hạ Viện ngăn chận. Dân Mỹ bầu cho Cộng Hòa bảo thủ nắm đa số tại Hạ Viện để thắng bớt TT Obama lại, và Hạ Viện đã làm tròn trách nhiệm chặn lại bớt chính sách cấp tiến cực đoan của TT Obama. Đã vậy, những tháng qua lại lràn ngập xì-căng-đan, chưa gỡ xong cái này thì cái khác lại lòi ra. Tin đau đầu cuối cùng là tin TT Putin của Nga cho anh Snowden hưởng quy chế tỵ nạn tại Nga, coi những cảnh giác và năn nỉ của TT Obama như pha.

Chả trách thăm dò của Gallup cho thấy tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama rớt xuống mức thấp nhất chưa từng thấy: 41%-42%, thua xa con số 49% của ông cao bồi Bush mà tổng thống một nhiệm kỳ Carter gọi là “tồi tệ nhất lịch sử Mỹ”.

Không biết có phải vì lu bu công chuyện đau đầu quá nhiều hay không, nhưng dân tỵ nạn ta đã có dịp thấy TT Obama lúc gần đây hay nói chuyện sảng. Tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang, TT Obama đã mạnh miệng ca tụng ông Hồ là người yêu nước, đã lấy cảm hứng cho chính sách trị nước của ông từ Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ và từ cha đẻ của tuyên ngôn đó, nhà dân chủ lập quốc và cựu tổng thống Thomas Jefferson. Ông Hồ là tác giả của vài chuyện không lấy gì là dân chủ hay tôn trọng nhân quyền lắm như đấu tố cải cách ruộng đất, thanh toán Nhân Văn Giai Phẩm, thiết lập chế độ công an trị sắt máu, chủ trì cuộc chiến xâm lăng miền nam khiến hàng triệu người chết. Chưa kể các đệ tử chân truyền của ông Hồ đã là tác giả của các thảm họa tù cải tạo, vượt biển đưa đến cảnh hàng triệu người Việt trốn chạy đi tỵ nạn trên khắp thế giới nếu may mắn không chết trên biển cả. Vậy mà TT Obama ca tụng là yêu nước, lấy cảm hứng từ Thomas Jefferson. Không hiểu ông Jefferson dưới suối vàng nghĩ sao về câu nói của TT Obama? Cũng không hiểu mấy ông tỵ nạn ủng hộ TT Obama nghĩ sao mà chưa nghe ông nào lên tiếng bênh vực, giải thích, hay khuyên can TT Obama hết?

Trở lại câu chuyện đi nghỉ hè, tổng thống đi nghỉ ngơi thường xuyên hay không thật ra không phải là chuyện đáng quan tâm. Vấn đề đáng nói là chuyện… chi phí. Có tổng thống đi nghỉ rất ít tốn kém, trái lại, có người chi rất rộng rãi. Và đây là chuyện đáng nói vì đó là tiền của … chúng ta đóng góp.

Một cách tổng quát thì tổng thống đi đâu cũng có cả trăm người đi theo, từ các phụ tá cao cấp cho đến các nhân viên an ninh, truyền tin, cận vệ, bác sĩ, y tá, thư ký, đầu bếp (TT Obama đi đâu cũng có năm ông đầu bếp đi theo), bồi bàn, phục dịch, sai vặt, xách va-li, thợ cắt tóc, trang điểm, giặt ủi, đánh giầy, … Chưa kể cảnh sát địa phương, các viên chức địa phương phải lo chỗ ăn nơi ở, di chuyển, họp hành, tiếp tân, lễ lạc. Các cuộc hành trình này hết sức rình ràng, phức tạp nhất là khi tổng thống đến các nơi xa lạ, không phải là tư dinh.

Như TT Bush mỗi lần về trang trại nghỉ ngơi, thì số nhân viên an ninh không bao nhiêu vì ở nơi đồng không mông quạnh, rất dễ lập các vòng đai an ninh, do đó cũng không cần quá nhiều biện pháp an ninh rườm rà và tốn kém. Trong khi đó thì một tờ báo tại Marthas Vineyard, tiểu bang Massachusetts, nơi TT Obama đang nghỉ ngơi, đã đề nghị lần sau ông nên đi chỗ khác nghỉ ngơi, để tránh cho dân địa phương quá nhiều phiền hà rắc rối khi an ninh chiếm hết mấy khách sạn lớn nhất thành phố, hàng loạt các con đường gần đó bị cấm lưu thông, các cửa tiệm khu đó bị đóng cửa cả tuần, hàng trăm cảnh sát phải làm giờ phụ trội, thành phố vừa tốn bộn tiền vừa mất thu nhập thuế vì kinh doanh đình trệ. Theo báo địa phương, mỗi lần TT Obama ghé chơi một tuần là thu nhập hàng năm của thành phố bị giảm từ 25% đến 30% vì tổng thống đến nghỉ đúng vào mùa hè, cao điểm kinh doanh của thành phố.

Khi các tổng thống về nhà riêng của mình nghỉ ngơi thì dĩ nhiên là không còn tốn tiền ăn ở cho tổng thống và gia đình nữa. Nhưng nếu tổng thống không về nhà thì chi phí ăn ở sẽ không nhỏ chút nào. Năm ngoái TT Obama về Hawaii nghỉ ngơi với gia đình, thuê tư dinh của một đại gia địa phương mất sơ sơ có 35.000 đô một tuần.

Tuần này, TT Obama đang ở Marthas Vineyard, thuê nhà nghỉ mát của đại gia Dân Chủ David Schulte, trị giá gần tám triệu đô. Tuy không công bố, nhưng tiền thuê ít ra cũng trên 25.000 đô một tuần, vì tương đối nhỏ hơn nhà ở Hawaii. Phái đoàn tùy tùng của ông đã thuê 75 phòng khách sạn hạng sang nhất tốn khoảng 350 đô một đêm cho một phòng. Marthas Vineyard là điểm du lịch cực sang của các đại gia Mỹ, khách sạn toàn là hạng sang nhất nước. Khách sạn trong vùng đồng quê Texas của TT Bush giá chưa tới 100 đô một phòng.

Trong những chuyến đi như vậy, tiền thuê nhà cho tổng thống và gia đình do tổng thống bỏ tiền túi ra trả, nhưng tất cả chi phí khác như chuyên chở, tiền ăn ở, lương phụ trội cho tất cả các nhân viên tùy tùng là Nhà Nước trả.

Theo tính toán của báo chí, tiền 4 chuyến đi Hawaii nghỉ thường niên của TT Obama trong nhiệm kỳ đầu đã tốn sơ sơ có 20 triệu đô cho Nhà Nước. Bằng tiền TT Bush đi về trang trại của ông hơn 75 lần trong tám năm làm tổng thống. Tương đương với lương 1.000 năm (vâng, một ngàn năm!) của một anh tỵ nạn bình thường làm lương 20.000 đô một năm. Dĩ nhiên ta không thể so sánh một tổng thống Mỹ với một anh tỵ nạn Việt được.

Đó là chưa kể những kỳ đi nghỉ hay đi giải trí “đột xuất”, như cách đây ít tháng, TT Obama nghỉ một ngày, bay đi Florida đánh gôn với Tiger Wood, tốn sơ sơ có một triệu đô, trả bằng tiền thuế của chúng ta.

Khi tổng thống đi nghỉ hè ở ngoài xứ Mỹ thì còn khủng khiếp hơn nữa.

Mới đây TT Obama đi kinh lý ba nước Phi Châu (Ghana, Tanzania và Nam Phi), chính thức là vừa đi làm việc, vừa dẫn vợ con đi du lịch nghỉ ngơi luôn. Gọi là làm việc, nhưng thực tế chẳng có gì quan trọng khi Mỹ có liên hệ rất ít với các nước Phi Châu này, chỉ là đi bắt tay xã giao cho có thôi, chủ đích là đưa vợ con đi chơi.

Theo báo chí, lần này, TT Obama và gia đình đi đến đâu là ngoài tàu bay Air Force One của tổng thống mà chi phí sử dụng là khoảng 180.000 đô một giờ bay, còn phải có cả chục phi cơ vận tải lớn khác tháp tùng để chở phái đoàn tùy tùng, và nhiều thứ khác như hàng tấn máy móc và dụng cụ truyền tin, sáu chiếc xe Lincoln khổng lồ để tổng thống, gia đình và các quan chức lớn sử dụng, cả chục chiếc SUV có thiết bị an ninh đặc biệt với đầy đủ súng ống để các nhân viên an ninh đi theo. Nguyên một chiếc tàu bay dành để chở cả trăm mảng kính chống đạn để gắn vào cửa sổ trong các phòng tổng thống và gia đình nghỉ ngơi. Thậm chí tại cả ba nơi, hải quân Mỹ phải huy động ba hàng không mẫu hạm có kèm theo cả hải đoàn hộ tống, cùng với cả chục máy bay phản lực, đến sát thành phố TT Obama đang viếng thăm để đề phòng mọi bất trắc. Điều đáng nói là những biện pháp quy mô này mới được áp dụng dưới thời TT Obama thôi, không có đối với các tổng thống tiền nhiệm. Cuộc du hành khoảng một tuần của TT Obama đã tốn trên 100 triệu đô, bằng lương 5.000 năm của anh tỵ nạn nêu trên. Đó là chi phí sau khi TT Obama đã hủy bỏ chuyến đi xem thú safari tại Nam Phi để “tiết kiệm ngân sách”.

Trong bối cảnh cắt giảm ngân sách theo luật “sequester” do chính TT Obama ban hành, tất cả các chi tiêu Nhà Nước đều đang bị cắt giảm hàng loạt, với cả ngàn công chức bị sa thải hay cho về hưu non, cuộc du hành cực kỳ tốn kém của TT Obama là chuyện tréo cẳng ngỗng, nhưng có vẻ không làm TT Obama bận tâm lắm.

Tất cả những chuyện trên đều là chuyện du hành của tổng thống. Chưa nói đến gia đình của tổng thống.

Theo tính toán của báo chí, chỉ trong một năm 2011, tiền du lịch riêng của đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã lên tới 10 triệu đô. Bà Michelle rất bận rộn đi du lịch khắp thế giới cùng với hai cô nương, và dĩ nhiên mỗi lần đi là đều kéo theo vài người “bạn thân” hay bà con cô bác. Mà toàn đi những chỗ cực kỳ sang trọng đắt tiền như đi Colorado trượt tuyết, đi Bermuda tắm biển, hay đi Tây Ban Nha bao gần hết cả một khách sạn đắt tiền nhất thế giới, hay đi Botswana tuốt bên Phi Châu coi thú rừng. Riêng tiền máy bay đi Botswana đã là gần nửa triệu đô, chưa kể bất cứ chi phí nào khác.

Thông thường thì bà Michelle đi du lịch có hai cô nương đi cùng. Nhưng cũng có nhiều lúc hai cô nương đi riêng. Kỳ hè xuân (Spring break) năm nay, hai cô Malia và Sasha đi nghỉ hè riêng tại Bermuda. Không rõ chúng ta phải trả bao nhiêu tiền cho hai cô. Năm ngoái, cô Malia đi nghỉ hè mấy ngày tại Mexico cùng 12 cô bạn và 25 nhân viên an ninh. Chúng ta phải trả 120.000 đô.

Ngay cả chú “đệ nhất khuyển” cũng được biệt đãi đúng theo tư cách … đệ nhất khuyển. Báo chí cho biết không hiểu vì lý do gì khi đi Marthas Vineyard, TT Obama và gia đình đã không mang theo con chó cưng của hai cô nương, nên một ngày sau đó đã phái một chiếc trực thăng đặc biệt của thủy quân lục chiến về Toà Bạch Ốc để chở chú đệ nhất khuyển lên cho hai đệ nhất cô nương. Đây là loại trực thăng MV-22 Osprey tân tiến nhất dành cho tổng thống: cất cánh thẳng như trực thăng, sau đó hai cánh quay ngang lại và phi cơ bay tới như tàu bay thường. Chi phí dĩ nhiên là tính trong ngân sách Nhà Nước từ tiền thuế của chúng ta. Dĩ nhiên chú đệ nhất khuyển đi đâu phải có một anh công chức dắt đi. Cái anh nhân viên này được Nhà Nước trả lương hơn 100.000 đô một năm, chưa kể phụ cấp mỗi khi phải đi du lịch theo chú khuyển. Kẻ viết này ước gì mình có được cái job này, vừa được lương cao, việc nhẹ, lại được đi du lịch thế giới hạng nhất, chẳng những miễn phí mà lại được phụ cấp công tác. (18-8-13)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
20/12/201504:25:10
Khách
Chuyện này gọi là trả thù dân tộc ... mỹ đen làm nô lệ cho mỹ trắng bao nhiêu năm ... obama bây giờ làm tt ... tội gì không xài cho sướng ?

Mỹ đen & Mễ đa số ăn trợ cấp đâu trả thuế lợi tức, đám Mỹ trắng giàu có thì trốn thuế rất hay, chỉ còn lại đám middle income nai lưng lãnh đủ.

Cám ơn tác giả Vũ Linh, bài viết này có gì không đúng sự thực, rất là chính xác.
19/12/201521:39:09
Khách
Nói chuyện tiền nong chi phí với tổng thống độc bá siêu cường Mỹ nghe có vẻ hơi so đo, nhưng quan trọng là chỉ ra cái tính đạo đức giả của ông tổng thống Nobel.
Chúc bác Vũ Linh sức khỏe!
20/08/201316:28:21
Khách
Mấy ông chính quyền này tiêu xài hoang phí. Tiền chùa mà. Đất nước đang khó khăn như vậy mà chi tiêu cứ như là thừa kế gia tài bạc tỷ. Hết nước nói.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.