Hôm nay,  

Lá Thư từ Đức Quốc, 17-08-2013: Đức Quốc, Thử Tìm Hiểu Liên Minh Nào Sẽ Lên Nắm Quyền Sau Cuộc Tổng Tuyển Cử Vào Tháng 9.2013?

20/08/201300:00:00(Xem: 7806)
Lê-Ngọc Châu
(Munich)

Hôm nay người viết trở lại cùng quý độc giả với Lá Thư từ Đức quốc, phóng dịch và tóm lược vài chuyện liên quan đến tình hình chính trị của nước Đức trong hai tuần vừa qua, hay nói đúng hơn liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức vào hạ tuần tháng Chín 2013 tới !

Để quý vị độc giả tiện theo dõi, tôi mở ngoặc ghi lại vài diễn tiến liên quan đến cuộc bầu cử tháng 9.2013. Như chúng ta đã biết, trọng điểm trong chiến dịch bầu cử 2013 của CDU là kinh tế và chủ tịch của đảng CSU, Seehofer tuyên bố hợp tác với CDU.

Đó là kết quả sau hai ngày đại hội của đảng CDU (Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức) tại thành phố Hannover thuộc tiểu bang Niedersachsen. Chủ tịch khối dân biểu CDU tại quốc hội Đức, ông Volker Kauder đã lên tiếng trước Đại hội đảng lần thứ 25 của CDU tại Hannover là sự hợp tác giữa CDU, CSU và FDP cũng sẽ được tiếp tục, ngay cả sau cuộc bầu cử lại quốc hội Đức!

Với sự nhấn mạnh về tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi một hạn ngạch cho giới phụ nữ và một dự án "flexi-lương" liên quan đến mức lương tối thiểu, CDU đã đặt cơ sở nội dung đầu tiên cho chiến dịch tranh cử vào năm 2013. Kết thúc hai ngày hội nghị tại Hannover, các đại biểu hiện diện đã thống nhất trong biểu quyết bản dự thảo có tên "Đức Mạnh- Cơ hội cho mọi người" (nguyên văn: "Starkes Deutschland - Chancen fr Alle").

Chủ tịch đảng CDU (như tôi đã nói trong bài viết hôm 04-12-2012, bà Merkel đã được bầu với sự ủng hộ kỷ lục hơn 97% của 1000 đại biểu tham dự, lần thứ bảy vào chức đảng trường CDU) và đồng thời cũng là thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi các đại biểu trong bài diễn văn bế mạc của mình là "đem sự thành công của đảng thực hiện cho đất nước!". CDU phải "đến với người dân". Sẽ không đủ nếu chỉ có việc đã gửi đi một chương trình bầu cử.

SPD+Xanh theo kết quả thăm dò cử tri cho dù cộng lại chưa hơn CDU, không thể thành lập được chính quyền và cuối cùng phải lệ thuộc vào đảng Tả Khuynh. Vấn đề chính ở điểm này.

Bàn cờ chính trị Đức đang được các đảng phái Đức dàn ra. Theo nhận xét của người viết, họ không còn che đậy con tẩy nữa mà "bày ra những bàn cờ chính trị bật ngữa" để … đánh với nhau.

Phe SPD + Xanh hy vọng thắng CDU + FDP (nếu FDP chiếm trên 5%) và tuy chưa hội đủ điều kiện nhưng luôn muốn tìm đủ mọi cách để lên thay thế và loại CDU+FDP ra khỏi chính quyền. SPD cũng hy vọng Tả Khuynh (die Linke) sẽ nhân nhượng cho SPD+Xanh thành lập một chính quyền thiểu số, trong trường hợp SDP+Xanh+Linke không thể liên minh với nhau. Để đạt được mục đích này, mặc dù uy tín Steinbrueck giảm đi nhưng ông ta hiện đang vận động tranh cử rất rốt ráo.

Riêng đảng Tả Khuynh, nuôi triển vọng là có thể liên minh với SPD+Xanh trên bình diện Liên bang dựa theo tin tức báo chi loan tải công khai tuyên bố thay đổi đường lối chính trị của họ. Tả Khuynh đã vạch ra bốn điều kiện cho một sự hợp tác với SPD+Xanh. Đó là sự từ bỏ các hoạt động quân sự ở nước ngoài, lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, thu nhập tối thiểu cho tất cả là một ngàn euro (1.000€) và đánh thuế người giàu cao hơn. Có vài điều SPD không chấp nhận.

Trong chương trình mới gồm chín điểm, ban lãnh đạo Tả Khuynh thay vì 4 điều kiện nêu ở trên, bây giờ đề ra "dự án để gia nhập" hợp tác như " mức lương tối thiểu, sự bảo đảm về hưu trí hay thuế đánh vào người giàu", theo tin của báo "Neue Osnabrucker Zeitung". Ngoài ra, Tả khuynh đòi hỏi yêu cầu hãy cấm theo luật định đối với việc cắt điện cho các hộ gia đình tư nhân và gia tăng tiền thuê nhà cho những hợp đồng cho thuê mới. Tuy nhiên, câu hỏi về sự tham gia của Tả Khuynh vào chính phủ đang gây ra sự tranh cãi trong nội bộ đảng. Đặc biệt là trong các tỉnh bộ thuộc miền Tây Đức có xu hướng đối lập kiên quyết.

Hôm 03.8.2013, chủ tịch Tả Khuynh ông Riexinger lên tiếng là ông chờ đợi vì sớm hay muộn sẽ có cuộc đàm phán giữa ba đảng Đỏ-Đỏ-Xanh (SPD+ Linke + Gruene) tùy theo kết quả sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9.2013! Đồng thời cũng đưa ra điều kiện trong trường hợp SPD cần sự hỗ trợ của Linke liên quan đến việc bầu ông Steinbrueck lên làm thủ tướng Đức. Bernd Riexinger nói qua báo "Hamburger Morgenpost": Với Tả Khuynh chỉ có 1 lá phiếu là Có hoặc Không ("Ja" hay "Nein"; Yes or No), không có chuyện bỏ phiếu trắng. Riexinger còn cho biết thêm điều kiện là SPD phải có chuyển động đối với các "đường lối chính trị" như thuế tài sản, lương tối thiểu, lương hưu tối thiểu và giảm gánh nặng cho giới làm việc trung lưu. Không thương lượng, ví dụ, chính sách hòa bình của Linke và san bằng hưu trí cho phía Đông (Ostrentenangleichung).

Riexinger không e ngại đã lên tiếng ám chỉ rằng ứng cử viên thủ tướng của SPD "Steinbrueck không có cơ hội thắng và SPD muốn có một vị thủ tướng thì phải cần Tả Khuynh. Điều này rõ ràng như mặt trời." Tuy nhiên một sự đầu cơ hay tính toán vẫn còn quá sớm trong lúc này.

Cũng xin nhắc lại dữ kiện ảnh hưởng không ít đến việc các chính đảng Đức như CDU hay SPD "không muốn" liên minh với Tả Khuynh. Đảng cộng sản thời DDR đã đưa tình trạng kinh tế Đông Đức "đi xuống thế nào", dân Tây Đức đều biết chứ đừng nói chi dân DDR, vì Tây Đức cho đến nay đã phải bỏ bạc tỷ để nâng cao đời sống dân DDR cũng như tân trang lại tất cả hệ thống giao thông, nhà cửa.v.v..., chưa nói đến chuyện dân DDR "từng nếm mùi" chế độ độc tài, cộng sản trị! Vì thế dân Đức thiếu tin tưởng vào Tả Khuynh, hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ.

Chưa hết, nhân sinh nhật 85 tuổi của Fidel Castro hôm 13-8-2011, cấp lãnh đạo đảng Tả khuynh (Die Linke) tại Đức biên thư tâng bốc chúc mừng lãnh tụ cộng sản nước Cuba là Fidel Castro mà không chịu đưa ra lời giải thích xác đáng đã bị các đảng đối thủ chính trị chỉ trích nặng nề. Cả hai vị đảng trưởng Tả Khuynh cũng không đá động gì đến tình trạng vi phạm nhân quyền trắng trợn tại Cuba, ngược lại còn tâng bốc “Đồng chí kính yêu Fidel Castro” đã có thành tích lịch sử mang lại sự nghiệp “thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Cuba trong giáo dục, khoa học. văn hoá, y tế và thể thao cùng nhiều lãnh vực khác…”. Sau cùng, Lưtzsch và Ernst lại còn hứa hẹn sẽ ủng hộ Fidel Castro hết mình cũng như “xiết chặt tình hữu nghị với dân tộc Cuba” (sic)!

Vì thế Tả Khuynh bị nghi ngờ rằng chưa lột xác, chưa từ bỏ hẳn chế độ cộng sản và theo thiển ý người viết đây là nguyên nhân SPD và nhất là CDU và FDP luôn khước từ việc liên minh phân quyền với đảng Tả Khuynh bởi lẽ họ chưa có lập trường chính trị rõ ràng, sợ rằng nếu "hợp tác với Tả Khuynh" thì thế nào cũng bị cử tri Đức "bỏ phiếu bằng chân", ảnh hưởng đến việc tham chính hầu đem lại phúc lợi, no ấm cho dân chúng Đức nói riêng.

Chỉ còn hơn 4 tuần nữa là bầu cử nên các cơ quan truyền thông báo chí Đức liên tục phổ biến kết quả các cuộc khảo sát ý kiến cử tri. Hôm 11.8.2013 họ đưa ra kết quả ý kiến của phụ nữ dành cho ứng cử viên Steinbrueck của SPD. Qua đó nhiều phụ nữ và cử tri Đông Đức cho biết từ chối ông Steinbrueck! Có 19 phần trăm phụ nữ muốn ứng cử viên Peer Steinbruck (SPD dựa theo khảo sát EMNID cho báo "Bild am Sonntag". 59% nói rằng họ ưa chuộng bà Angela Merkel (CDU) hơn. Ở Đông Đức, chỉ có 24 % cử tri ủng hộ Steinbrueck, nhưng có đến 47 % nói rằng họ ủng hộ bà Merkel. Nhìn chung, bà Merkel chiếm 53 % số phiếu trong câu hỏi liên quan đến chức Thủ tướng trong khi ông Steinbrueck chỉ có 27 phần trăm.

Theo xu hướng hiện nay, cử tri ủng hộ cho CDU là 41 phần trăm (+1%), FDP vẫn ở 5%. Theo cuộc thăm dò của Emnid SPD được 25%, đảng Xanh 13%, Tả Khuynh 8%. Dựa theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri Đức thì sự ủng hộ FDP đang có xu hướng đi lên nhẹ. Nếu cuộc bầu cử xảy ra vào chủ nhật tới, FDP chiếm được 5% số phiếu bầu. Như vậy trên lý thuyết nếu không có gì thay đổi, tuy suýt soát nhưng FDP "sẽ tái nhập cảnh vào Quốc hội (Bundestag) Đức", có nghĩa FDP cũng sẽ được tham chính!. Emnid phỏng vấn từ 1 đến 7 Tháng 8 năm tổng cộng 1875 cử tri Đức.

Ngược lại, kết quả thăm dò ý kiến cử tri của Infratest dimap hôm 16/08/2013 thì cho thấy liên minh đang cầm quyền màu đen và vàng chiếm ưu thế hơn vì SPD và đảng Xanh bị thiệt hại nhẹ.

Trong chương trình "Câu hỏi Chủ Nhật" của dài ARD thì CDU chiếm 42%, FDP: 5%; SPD: 25%, Xanh: 12% và Linke: 8%! Tính ra, theo ARD thì Liên đảng cầm quyền CDU / CSU và FDP cùng nhau đạt được 47%. Khối đối lập SPD, đảng Xanh và Linke tổng cộng chỉ có 45%!.


Về câu hỏi liên quan đến thành phần của chính phủ liên bang mà cá nhân họ thích sau cuộc bầu cử thì có 23% muốn có một liên minh lớn giữa CDU và SPD; 17% chọn liên minh Đỏ+Xanh, và 17% cho sự tiếp nối của chính phủ liên minh Đen+Vàng (gồm CDU+CSU+FDP); 16% thích có một Liên minh giữa CDU và Xanh. Mười một phần trăm (11%) yêu thích liên minh Đỏ+Đỏ+Xanh.

Hôm 17.08.2013. Angela Merkel (CDU) bất ngờ cho biết là sẽ không khước từ một liên minh lớn giữa CDU và SPD sau cuộc bầu cử vào tháng 9.2013!. Bà Merkel nói qua nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (tạm phóng dịch): "Tôi đã từng dẫn đầu một liên minh lớn, vì vậy dân Đức sẽ hoàn toàn không thể tin được tôi nếu tôi loại trừ giải pháp này". Tuy nhiên, "không có sự nghi ngờ nào hết rằng đó sẽ là điều tốt hơn cho người dân ở Đức, nếu chúng tôi có thể tiếp tục liên minh giữa Liên đảng CDU/CSU và đảng Tự Do Dân Chủ Đức (FDP)". Bà Merkel nói thêm: "Một liên minh lớn thực sự không ai muốn nhắm đến !".

Hôm sau, FDP phản đối lời tuyên bố của bà Merkel về vụ liên minh lớn. Tổng thư ký FDP, Doering nói: "Ai muốn Liên minh màu đen và vàng tiếp tục cầm quyền thì phải chọn và bầu cho FDP", Doering còn cho biết thêm: "Gabriel, chủ tịch đảng SPD có thể làm tăng giá trị một liên minh lớn, bởi vì ông ta luôn luôn có sự lựa chọn giữa Đỏ+Đỏ+Xanh. Và đó là sự lựa chọn đầu tiên của SPD".

Chuyên gia tài chính của SPD, Lothar Binding đã cảnh báo đảng của ông về việc loại trừ không chịu liên minh với CDU ngay từ đầu. Ông nói qua báo BamS: "Luôn luôn là sai lầm nghiêm trọng khi loại trừ một liên minh!". Xác định việc thành lập một chính phủ là vấn đề của cử tri". Tổng thư ký Michael Roth của SPD tiểu bang Hessen cảnh cáo qua báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" và chống lại "chiến lược giới hạn lựa chọn liên minh". Chúng tôi không thể nói với cử tri rằng nếu liên minh màu Đỏ+Xanh không thể thành lập được thì chúng tôi chắc chắn sẽ đi vào phe đối lập." Ông khuyên đảng của ông đừng vội vàng từ chối chuyện liên minh với đảng này hay đảng kia!

Ngược lại, ứng cử viên thủ tướng Peer Steinbruck của SPD thì "bảo vệ sự từ chối của ông về một liên minh lớn với CDU". Ông nói qua báo Hamburger Morgenpost: "Phần lớn các thành viên và các người được ủy nhiệm hoàn toàn không muốn lặp lại giải pháp này". Steinbrueck cho biết sự quyết định phù hợp với "tâm trạng trong nội đảng SPD. Chúng tôi đã có kinh nghiệm của chúng tôi từ năm 2005 đến năm 2009".

Hôm 17.8.2013 Peer Steinbruck (SPD) đi xa hơn tí nữa và tuyên bố là nếu ông chiến thắng cuộc bầu cử thì chính phủ ông sẽ cắt giảm thuế trong tương lai. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo "Bild am Sonntag", để giải quyết việc giảm thuế ông chủ trương chống lại mạnh mẽ hơn việc llừa đảo thuế má!. "Nó rất quan trọng đối với tôi trong cuộc chiến chống trốn thuế, với tư cách là thủ tướng! Chúng ta càng thành công trong việc chống trốn thuế thì mức thuế có thể được hạ xuống.

Đồng thời Steinbrueck cũng muốn chống lại sự "lạm dụng mini-việc làm, hợp đồng làm việc tạm thời " mà trong đó cần có sự đồng ý của người lao động trong tương lai. Peer Steinbrueck (SPD) còn đưa ra kế hoạch "tăng cường sự tham gia của tổ chức công đoàn và hội đồng sản xuất (Betriebsrten), những cơ quan có thể quyết định tại các cơ sở, hãng xưởng liên quan đến công việc tạm thời và hợp đồng làm việc.

Trong khi đó, Thống đốc của tiểu bang Baden-Wrttemberg Winfried Kretschmann (Xanh) cho biết qua báo "Handelsblatt" và cổ động đảng Xanh của ông nên nghiêm túc xét lại việc liên minh với đảng CDU. "Nếu sau cuộc bầu cử, kết quả Đỏ+Xanh không đủ túc số phiếu để lên cầm quyền thì chúng ta cần phải mở cửa cho việc liên minh". Hy vọng rằng chúng ta sẽ không thể ngồi đó và xem những đảng phái khác tìm cách liên minh với nhau thành lập chính phủ. Thay vào đó, chúng ta nên thăm dò, chen vào !"
duc_quoc_merkel_germany_election_py_resized
Thủ tướng Đức Angela Merkel vận động.
Đi từ những dữ kiện nêu trên, người viết mạo muội đưa ra vài nhận định riêng sau đây:

- Tuy hiện tại theo kết quả thăm dò FDP đạt được tỷ lệ số phiếu tối thiểu là 5% nhưng cũng chưa chắc chắn là FDP sẽ thắng cử để được tham chính và cũng chưa rõ ràng là trong trường hợp FDP được vào Quốc Hội Đức liệu CDU+FDP có thể tiếp tục thành lập liên minh chính phủ sau cuộc bầu cử vào hạ tuần tháng 09-2013.

- Tính chung lại (theo kết quả thăm dò cử tri mới nhất ở trên) cho dù ví dụ FDP được 5-6% số phiếu, cộng với CDU (45-46%) thì cũng chỉ ngang ngữa với SDP+Xanh+ Tả Khuynh.

- CDU bảo đảm sẽ hơn phiếu SPD, là đảng mạnh nhất và trên nguyên tắc có thể thương lượng với tất cả các đảng phái thắng cử để lập chính quyền liên bang tại Đức. Vần đề còn lại là CDU sẽ liên minh với ai, FDP, SPD hay Xanh?

- Trong trường hợp FDP bị loại, CDU đơn phương cũng có thể "bị hất ra khỏi chính quyền" NẾU ba đảng SPD+Xanh và Tả Khuynh liên minh với nhau.

- Đóng vai trò quan trọng cho liên minh cầm quyền sẽ là Tả Khuynh, nếu Liên đảng CDU + CSU và FDP tổng cộng chỉ chiếm kkoảng 45 hay 46% cử tri Đức ủng hộ!.

- CDU và ngay cả SPD xưa nay cho biết (và đã xảy ra) là trên bình diện liên bang không bao giờ liên minh với Tả Khuynh (hậu thân của đảng cộng sản Đông Đức cũ) vì có sự cách biệt rất lớn, hầu như không có điểm nào tương đồng trên lãnh vực chính trị nói chung.

- Qua đó, một liên minh lớn giữa CDU và SPD sẽ xảy ra hoặc có thể sẽ có một liên minh CDU + Xanh (nếu thí dụ rằng CDU được hơn 40% và Xanh hơn 10%) vì như vậy theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri mới nhất thì hai đảng CDU+Xanh chiếm đa số phiếu tuyệt đối sau bầu cử. Dĩ nhiên đây chỉ là dự kiến của người viết!

- Một giả thuyết khác cũng có thể xảy ra. Nếu FDP không đạt được 5% tổng số phiếu thì đương nhiên cả hai bị loại ra khỏi chính quyền Đức. Một mình CDU không làm gì nổi cả vì SPD+Xanh sẽ hơn phiếu CDU. SPD+Xanh sẽ lên nắm quyền, trừ trường hợp CDU đi với Tả Khuynh, một chuyện khó mà có thể xảy ra dựa theo đường lối chính trị của CDU và Tả Khuynh trong quá khứ.

- Và điều quan trọng hơn hết so với các nước theo chế độ cộng sản hay độc tài đảng tri: Cộng Hoà Liên Bang Đức là một nước Dân Chủ, Đa Nguyên Đa Đảng nên chuyện phân quyền khó tránh khỏi, chính vì thế khó bị đưa đến độc tài đảng trị!. Nếu đảng nào khi cầm quyền mà không phục vụ quyền lợi người dân thì sẽ bị "khối đối lập chỉ trích ngay", không nhân nhượng. Và cuối cùng "đảng này" sẽ mất đi sự ủng hộ của cử tri Đức qua lá phiếu dân chủ của họ trong lần bầu cử tới!

Đức là một quốc gia Tự Do, đa đảng nên lá phiếu dân chủ đã đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thủ tướng và đại biểu trong chính quyền Đức.

Họ tranh cử rất dân chủ, tuy cũng có phe phái nhưng vì quyền lợi Quốc Gia Dân Tộc. Trong nghị viện hay quốc hội hầu như không có chuyện "nghị gật" như ở VN hay các nước xã hội chủ nghĩa và độc tài đảng trị. Họ chọn người khả năng, có uy tín để lãnh đạo, đa số chính trị gia Đức (có lẽ vì có tay nghề chuyên môn hoặc tốt nghiệp đại học, từng hành nghề (luật sư, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, giáo sư, chuyên viên ngân hàng, điện toán..v.v... trước khi làm chính trị vì vậy sau khi rút lui, thất bại trên chính trường họ trở về với nghề nghiệp cũ!) nên hầu như họ không tham quyền cố vị nếu so với các nước theo chủ nghĩa cộng sản hay độc tài đảng trị. Khi thấy rằng không còn đủ uy tín đối với cử tri, nghị sĩ, thượng nghị sĩ, tổng trưởng, bộ trưởng và ngay cả tổng thống Đức sẵn sàng từ chức!. Đảng nào, nghị sĩ nào làm việc bê bối, mất uy tín thì sẽ bị đào thải trong lần bầu cử sau. Điển hình FDP đã thất bại và bị loại ra khỏi nghị viện tại các tiểu bang Saarland, Bá Linh, Mecklenburg-Vorpommern hoặc như đảng Tả Khuynh (hậu thân cộng sản DDR) chỉ còn 2,2% cử tri ủng hộ và bị loại ra khỏi nghị viện Schleswig-Holstein và tương tự với 2,6%) đã bị loại ra khỏi chính quyền tiểu bang NRW trong cuộc bầu cử tháng 5-2012.

Tóm lại, có thể nói tình hình chính trị Đức hiện nay đang lâm vào tình trạng khá phức tạp. Chắc chắn sẽ còn nhiều bất ngờ sau cuộc bầu cử lại quốc hội Đức vào tháng 9 năm 2013 tới!

© Lê-Ngọc Châu (Nam-Đức, Chiều tối 17.8 và sáng 18.8.2013)

(Tài liệu tham khảo: Internet, AFP, Yahoo-News)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.