Hôm nay,  

Tản Mạn Về Tính Thiền Trong Thi Ca

17/08/201300:00:00(Xem: 7540)
Đi vào cõi Thiền trong Thi ca là đi vào cõi mênh mông bạt ngàn, trùng trùng điệp điệp của muôn vàn cảm xúc. Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quan và tri giác của cuộc sống đời thường. Tính Thiền trong Thi ca là một dạng ngôn ngữ được sử dụng như là một công cụ tìm kiếm chân lý, hay nói cách khác là lịch nghiệm nó bằng sự rung động của trái tim hơn là để hiểu nó.

Nói về Thi ca và Thiền, Tuệ Sỹ viết: "… Muốn cho lời thơ tuyệt diệu thì phải là không gò ép vừa không vừa tĩnh. Tĩnh cho nên thâu tóm hết mọi vọng động; không cho nên bao hàm vạn cảnh. Ngắm nhìn sự đời bôn ba giữa đời mà như thấy mình nằm trên chóp đỉnh non cao. Đủ hết mặn nồng, chua chát trong đó có cái hương vị tuyệt vời.

… Đạt tới cõi thượng thừa của thơ, như người học thiền chứng chỗ không tịch của Đạo; cái đó vừa khó, vừa dễ. Học Thiền ba mươi năm đày đoạ thâm tâm mà không thành. Phẫn chí bỏ đi, bất chợt thấy một cánh hoa rơi, cõi không tịch cũng hốt nhiên, đột ngột mở ra chỗ ảo diệu đó." Vì thế, tính Thiền trong Thi ca luôn ẩn chứa những tư tưởng uyên áo, thậm thâm vi diệu.

Thử đọc bài thơ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 – 1117) bàn về triết lý Có Không (hữu không) thâm u viễn viễn đầy thuyết phục:

“Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không.”
(Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có, có không là gì?)

Bằng sự quán chiếu tu tập sâu sắc về triết lý Tánh Không, Thiền sư đã trực ngộ được bản thể của vũ trụ nhân sinh là thâm diệu mà ngôn ngữ thế gian không thể diễn đạt hết nghĩa lý sâu xa, nó chỉ có thể “thực chứng” với nổ lực của tự thân.

Vì tự tại vô ngại với vạn pháp mà Thiền sư nhìn hoa rơi mà chẳng thấy xuân tàn, nhìn lá vàng rơi mà chẳng thấy mùa thu úa màu. Mãn Giác Thiền sư (1052 - 1096) trong “Cáo Tật Thị Chúng” đã cho chúng ta diện mạo của một mùa xuân miên viễn như thế:

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
(Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.)

Sanh, trụ, dị, diệt hay xuân, hạ, thu, đông là quy luật tuần hoàn tất yếu của vũ trụ, nhưng qua cái nhìn “vô ngã tính” và cách chuyển tải triết lý Phật giáo bằng ngữ điệu Thi ca của Thiền sư, bài thơ đã trở nên bất hủ.

Cứu cánh của Thiền là “đốn ngộ”, là đưa hành giả trở về với “Bản lai diện mục”. Cho nên, dù chỉ là những câu thoại đầu đơn giản hay những bài kệ, câu thơ ngắn gọn nhưng cũng có thể trở thành chiếc bè để đưa hành giả sang bên kia bờ giác ngộ.

Chỉ là chuyện đói thì ăn, khát thì uống thôi mà Trần Nhân Tông (1258 – 1308), sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm, đã chỉ cho chúng ta một “công án” Thiền trong bài “Kệ Vân” (bốn câu cuối của “Cư Trần Lạc Đạo Phú”):

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”
(Cư trần vui đạo hãy tùy duyên,
Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền.
Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm,
Vô tâm trước cảnh hỏi gì thiền.)

Thơ Trần Nhân Tông vừa mang tính chất uyên bác thâm u của một Thiền sư, vừa mang tính chất dân dã nên dễ đi vào lòng người. Từ sự thực nghiệm sâu sắc về Thiền đi đến một đời sống tâm linh đầy phóng khoáng, không gò bó bởi hình tướng của thế gian. Đọc bài thơ “Nguyệt” ta mới cảm nhận sự rung cảm đầy chất lãng mạn của Ngài:

“Bán song đăng ảnh mãn sàng thư,
Lộ trích thu đình dạ khí hư,
Thụy khởi châm thanh vô mích xứ,
Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.”
(Đèn song chếch bóng, sách đầy giường,
Đêm vắng, sân thu lác đác sương,
Thức dậy tiếng chày đâu chẳng biết,
Trên cành hoa quế, nguyệt lồng sương.)

Nhìn thấy trăng trong giọt sương lung linh huyền ảo giữa đêm khuya thanh vắng chỉ có Thi sĩ và Thiền sư mới nhìn được. Khách thể là trăng, chủ thể là thi nhân. Cả chủ thể lẫn khách thể đang gặp nhau trong cuộc tồn sinh phiêu phong bạt ngàn vô tận.

Trăng trong thơ Lý Bạch thì khác, ông u uẩn trong trăng niềm cô liêu khắc khoải về một quê hương xa xăm vời vợi. Bài thơ “Tĩnh Dạ Tứ” thể hiện điều đó:

“Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.”
(Đầu giường trăng tỏ rạng
Đất trắng ngỡ như sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.)

Cái chếch choáng mờ ảo giữa màn đêm, hồn thơ Lý Bạch đã bay bỗng lâng lâng vào cõi mộng ảo bao la đất trời. Ở đây trăng là sương hay sương là trăng? Hay như cuộc đời mộng thực, tỉnh mê mờ ảo?

Hàn Mặc Tử thì điên với trăng trong thống ẩm cuồng ca:

“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
...
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!”.
(Trăng Vàng Trăng Ngọc)

Trăng trong Thi ca có khi là cái đẹp trong sáng hồn nhiên, nhưng cũng có khi là giọt lệ chia ly, là tiếng hờn lưu lạc, là chứng nhân cho nội tâm đắng cay, sầu khổ.

Tô Đông Pha không thổn thức trong trăng mà nghẹn ngào trong đêm mưa buồn thanh vắng:

“Thềm vắng, đêm mưa, buồn da diết
Nghẹn ngào cô quạnh khóc ai đây.”

Hay như Tuệ Sỹ một mình bước đi heo hút cô liêu trên đỉnh tuyết để tìm lại hồn mình trong “dấu tích hoang đường”:

“Ai tóc trắng đìu hiu trên đỉnh tuyết
Bước chập chùng heo hút giữa màn sương
Viên đá cuội mấy nghìn năm cô quạnh
Hồn tôi đâu trong dấu tích hoang đường.”

Trong cuộc phiêu bồng lang thang từ mấy nẻo luôn hồi, thi nhân cảm nhận cuộc sống như là một cuộc chơi. Vũ Hoàng Chương ngậm ngùi:

"Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở nọ sông cát bồi,
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về."

Bùi Giáng cứ ngỡ dạo gót trần gian chơi một chút rồi đi, nhưng “Có ngờ đâu ở mãi đến bây giờ.” Và cuộc chơi đó vẫn đến hồi kết:

"Rồi tôi cũng phải xa tôi
Đời tài hoa cũng xa xôi ven trời."

Trịnh Công Sơn xem cuộc đời như hạt bụi trong cuộc tồn sinh rong chơi lữ thứ... “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai vươn hình hài lớn dậy / Ôi cát bụi tuyệt vời / Mặt trời soi một kiếp rong chơi...”

Thiền sư và Thi sĩ tuy đi hai con đường nhưng chung một hướng. Thiền sư đi tìm sự chứng ngộ tâm linh, còn thi sĩ đi tìm cái đẹp trong muôn trùng cảm xúc bao la bạt ngàn của con người và vũ trụ vạn hữu.

Thơ và Thiền gặp nhau trong cảm nhận tri thức và trực giác. Thiền không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, mà thơ cũng không thể dùng lời để diễn đạt hết xúc cảm của nội tâm. Thơ là “Thi thị khả giảng bất khả giảng chi gian” có nghĩa là thơ có cái giảng và có cái không thể giảng được. Thơ và Thiền nằm trong cái siêu nhiên đó. Cho nên, những bài thơ tuy là thơ thiền nhưng vẫn phóng khoáng. Phạm Thiên Thư trong tập thơ “Đưa em tìm động hoa vàng” có đoạn viết:

"Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động Nam Hoa có Thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn."

Khi Thiền sư đủ bản lĩnh để đổi kinh lấy rượu rồi là thong dong “thõng tay vào chợ”, “kỵ ngưu quy gia”, giải thoát và giác ngộ.

Thiền sư Ngốc Tử muốn lên cõi Niết Bàn vẫn thương cho người ở lại:

“Tim này ví xẻ làm đôi
Nửa dâng cúng Phật chao ôi còn nàng?
Lung linh dưới ánh trăng vàng
Như lai Điều ngự trên làn tóc em.”

Như Lai là Điều Ngự, điều ngự cũng có nghĩa là về ngự trên làn tóc em. Trong em, Thiền sư nhìn thấy được thấp thoáng có bóng dáng của Như Lai dưới ánh trăng vàng lung linh huyền ảo.

Hai câu thơ sau của Thiền sư Thiện Quang cũng mang Từ bi tâm của công hạnh Bồ tát:

“Ta sợ khi ta thành chánh quả
Nghìn năm chẳng thấy dấu chân em.”

Ta là Thiền sư biết chuyển hóa tự thân, đoạn trừ khổ đau, đạt đến cảnh giới Niết Bàn vẫn thương cho em cứ mãi rong ruỗi trôi dạt trong biển sanh tử luân hồi.

Tính Thiền trong Thi ca không chỉ là những triết lý siêu việt, ngôn ngữ huyền ảo mà cũng có lúc phóng khoáng với một tinh thần lạc quan, yêu đời.

Cuộc đời chúng ta như những “Con chim ở trọ trần gian, con cá ở trọ trong khe nước nguồn...”, thắc mắc làm chi bến nọ bờ kia.

Dù sao ta cũng phải cám ơn trần gian tạm bợ này như nhà thơ Bùi Giáng:

“Ta cám ơn trần gian này lắm lắm
Nhờ nơi đây ta biết được vui sầu.”

Và vẫn biết rằng “Luân Hồi Có Nhau” như nhà thơ Thái Tú Hạp:

"Ta về tịch mặc ngàn hoa
Lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời
Nhân gian dành trọn cuộc chơi
Ta cùng em hát bên đồi xuân xưa
Nhất quán rồi - mộng mai sau
Tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi
Cảm ơn thơ, cảm ơn đời
Trăm năm nhật nguyệt, đầy vơi nghĩa tình".

Tính Thiền trong Thi ca vượt ra ngoài ngôn ngữ của thế gian, vượt ra ngoài luận lý của con người, chỉ có thể cảm nhận nó bằng sự rung cảm của tâm hồn.

Kỷ niệm Khóa Tu Học Bắc Mỹ, 8 / 2013
(hanlongan@gmail.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.