Hôm nay,  

Bão Và Loạn Trong Hợp Tuyển Của Hương Giang

14/08/201300:00:00(Xem: 7967)
Ít ngày trước tôi được một người bạn chuyển tận tay món quà bất ngờ của chị Hương Giang – Một tuyển tập thơ văn với tựa đề rất ấn tượng – “Ngày Bão Loạn”.

Thông thường, ngoài khả năng thiên phú văn chương, xã hội và hoàn cảnh sống luôn tạo nên phong cách của một người cầm bút. Đối với tác giả Hương Giang, có lẽ chị không nằm ngoài những quy luật ấy.

Cảm nhận về “loạn” của chị có lẽ chính là thời loạn, thời chiến tranh loạn lạc mà gia đình chị đã từng phải nếm trải đau thương giống như bất cứ gia đình người Việt nào trước năm 1975. Còn “bão” có lẽ chính là trận bão lớn tháng 4 năm 1975, làm hàng chục triệu gia đình Miền Nam bị bắt buộc phải sống đày ải trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) hà khắc, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm chân trời mới, để lại sau lưng quê hương yêu dấu, với bao cay đắng, ngậm ngùi:

“Quê hương em có những ngày tan nát.
Có bao người thân đi mãi không về.
Bóng dáng cuộc đời tăm tối lê thê.
Khi em lưng trần đắp bờ đắp đập”. (Bài: Quê Hương)


Một chặng đường khác ngắn hơn, nhưng cũng có thể coi là “loạn” đối với người tị nạn mà tác giả Hương Giang từng là một nạn nhân điển hình. Chị đã từng bị bắt bớ, bị cầm tù khi cùng gia đình vượt biên trốn chạy chế độ XHCN cách nay mấy chục năm. Đau đớn nhất trong cơn loạn ấy, mẫu thân của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (chồng chị Hương Giang) đã phải nằm lại một nơi nào đó trên biên giới Tây Nam, hoặc trên Biển Đông, đến nay gia quyến vẫn không tìm ra dấu vết. Như vậy người đọc “Ngày Bão Loạn” có thể hiểu được vì sao tác giả Hương Giang lấy tựa đề “Ngày Bão Loạn” đặt cho tác phẩm của mình…

Đọc “Ngày Bão Loạn” cảm nhận sâu sắc nhất, chính là ấn tượng về sự dung dị, chân thật đến mộc mạc trong cách viết. Nhưng cũng thật đằm thắm trong những lời thơ như những cánh cò cánh vạc, những ruộng mía vườn cau thấp thoáng trưa hè, điểm xuyết là tiếng ầu ơ đưa nôi của người mẹ quen tảo tần mưa nắng, trĩu nặng tình thương bao la biển trời cho những đứa con luôn bé bỏng dại khờ trong mắt mẹ Việt Nam…

Có lẽ cũng chính vì là một người phụ nữ đằm thắm, nên bên cạnh những đoản văn phần nhiều khắc họa chân dung những người kháng chiến trong Mặt Trận do cố đề đốc Hoàng Cơ Minh thành lập. Những áng thơ của tác giả Hương Giang trong tác phẩm “Ngày Bão Loạn” làm người đọc nghĩ ngay đến một phụ nữ dịu hiền, chân chất, dạt dào tình yêu thương. Nhưng nổi bật nhất trong thơ chị, vẫn là tình mẹ bao la, tình yêu dành cho người mẹ, người mẹ của riêng chị và một người mẹ lớn hơn, đó là đất mẹ, là tổ quốc:

“Như mưa từ trời, ơn đức chảy xuôi.
Mẹ là trăng sao, Mẹ là đất trời.
Mẹ vươn tay dài cho ngày lửa đạn.
Đêm thâu ngọt ngào tiếng võng à ơi”. (Bài: Mẹ)


Hình tượng “Mẹ” trong thơ chị Hương Giang trải đầy trong con chữ. Phải là một người vô cùng yêu mẹ và ý thức được tình mẹ, mà chị cũng là một trong những bà mẹ Việt Nam ấy, thì chị mới có thể khắc họa được chân dung người mẹ đậm đà như vậy:

“Nhưng Mẹ ngại gì trời mưa hay nắng.
Suốt những tháng năm đau thương đằng đẵng”.
Hoặc:
“Mẹ đợi chờ anh tự mãi bao giờ” (Bài: Như nước về sông)
Đặc biệt rõ nét hơn trong bài “Mẹ”:
“Mẹ là sông sâu khi nước lên đầy.
Nắng sớm mưa chiều, tóc bạc màu mây.
Mẹ là tiếng dầm đêm khuya khua nước.
Mẹ là quê hương thao thức từng ngày”.
Và thật thổn thức trong bài “À Ơi Cánh Cò”:
“Mẹ gánh gồng con dọc đường ly loạn.
Trên đôi chân khẳng khiu ngỡ có
chiếc giày thần”
…”Thương câu hò đứt ruột”.

ngay_bao_loan_y_resized
Một phần bìa của Ngày Bão Loạn.
Bên cạnh hình tượng người mẹ, thơ của tác giả Hương Giang cũng rất chăm chút nâng niu đề tài tình yêu. Có lẽ chị cũng là một người phụ nữ khao khát yêu thương, đây là một món quà rất có ý nghĩa với độc giả. Tình yêu lứa đôi của chị trong thơ, thường gắn với tình yêu đất nước, nặng nghĩa quê hương:


“Bởi có lòng nào không chợt băn khoăn.
Khi nhìn áo anh mấy mùa bạc trắng.
Thương anh miệt mài vai gầy áo mỏng.
Chuyện nước non nhà gánh nặng vai mang” (Bài: Như Nắng Ngang Rừng).


Năm 2007 tiến sĩ Quân bị bắt tại Việt Nam. Thay vì than khóc trong tuyệt vọng, chị Hương Giang đã bình tĩnh động viên và gửi gắm tình yêu đến cho chồng mình (có lẽ cũng là người tình tuyệt vời của chị) một bài thơ rất lãng mạn và cao thượng, chị đã nhờ nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đọc cho tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nghe trong tù, có đoạn:

“Yêu cái hạt gạo khắc tên mình một nửa.
Thương điều chọn lựa – dù xót xa –
Đang làm mình cách trở”…


Là một người đấu tranh, trong thơ Hương Giang cũng toát lên hào khí ấy. Và với thủ pháp riêng, chị đã khéo léo đưa chủ trương chính trị đấu tranh bất bạo động vào trong thơ một cách tài tình:

“Vũ khí ta không là bom là súng.
Vũ khí ta mười mấy năm oan khuất.
Muôn triệu tấm lòng Ray rứt hằng đêm.
Muôn triệu con người ôm đất nước trong tim”.
(Bài: Để Tôi Trồng Dậu Hoa Trước Ngõ)


– Bài này có thể tác giả viết trước những năm 1990 vì có câu “mười mấy năm” (t/g).

Có lẽ ấn tượng nhất trong mảng đấu tranh, thơ của chị Hương Giang đã thể hiện rõ ràng quan điểm trước mọi hiểm nguy mà người dấn thân có thể gặp phải:

"Con sẽ phải đối mặt với muôn nghìn bất trắc
Những khổ lụy cuộc đời
Dằng dặc như nắng mưa
Con hãy chọn cho mình những gì bền chặt nhất
Những gì...
Không một ai
Có thể tước đoạt mất
Dẫu cuộc sống có thăng trầm
Năm tháng đổi thay". (Bài: Hạnh Phúc)


Thưa quý bạn đọc! Nhà nước Việt Nam Cộng sản luôn gọi những người đấu tranh là “phản động”. Người ta cứ nghĩ phản động là cái gì gớm ghiếc, thô kệch và xấu xa lắm. Nhưng nếu ai đó hãy bỏ chút thì giờ để đọc các tác phẩm viết, và nghe tiếng nói của những người “phản động” chân chính trên các đài phát thanh hải ngoại, trên mạng Internet, thì thấy ngay họ chỉ là những người khác biệt với chủ nghĩa Cộng Sản ở tư tưởng chính trị. Thực tế phản động cũng là những con người bình thường như bao người khác. Họ cũng có trái tim nồng nàn yêu thương, nặng lòng với quê hương đất nước. Họ có thể là những người anh, người cha rất mực hiền lành, đôn hậu, và có thể cũng là những người chị, người mẹ, người phụ nữ dạt dào yêu thương, dạt dào tình mẹ. Họ cũng có thể là những nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ lãng mạn và trào phúng, nhưng lại rất "đời thường". Trường hợp của chị Hương Giang là một ví dụ cụ thể…

Để đi sâu vào phân tích văn và nhất là thơ của tác giả Hương Giang, có lẽ tôi sẽ phải ngồi cả tuần viết bình luận mới xong. Vì vậy trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi chỉ lược qua vài nét, cũng đủ thấy tầm vóc của Hương Giang, chị không phải là một nhà văn lớn, hay là một nhà thơ nổi tiếng, mặc dù chị đã có nhiều bài đăng trên các báo cách nay rất lâu. Nhưng khi đọc “Ngày Bão Loạn” chắc chắn độc giả cũng như tôi, sẽ thấy nhiều điều thú vị. Và tin chắc rằng người đọc sẽ còn khám phá được nhiều nét rất riêng, rất tài hoa, nhưng cũng rất chính luận của tác giả Hương Giang.

Lê Nguyên Hồng

GHI CHÚ:

Chiều Thơ Nhạc Ngaỳ Bão Loạn với tuyển tập của nhà thơ Hương Giang. Chủ Nhật 25-8, từ 2:00PM-4:00PM. Tại Viện Việt Học 15355 Broohurst St. #222, Westminster, CA 92683. Tel: 714-854-2010. Với các văn nghệ sĩ: Nguyễn Đình Toàn, Song Nhị, Diên Nghị, Nguyễn Quốc Quân, Trúc Hồ, Xuân Ánh, Nguyễn Hoàng Hà, Lâm Dung, Quế Hương, Hạnh Lâm, Nguyên Phong, Ngọc Quỳnh, Thế Khảỉ, Huy Cường, Phạm Ngọc Tú, Bảo Long, Hoàng Thúy Phượng. Vào cửa tự do.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.