Hôm nay,  

Tập Nhạc Trần Kim Bằng: Từ Tình Yêu Tới Quê Hương

13/08/201300:00:00(Xem: 8372)
Trần Kim Bằng đã xuất hiện một cách lặng lẽ, tuy rằng anh có một phong cách nhạc độc đáo và rất riêng, kể cả nhạc viết về tình yêu và nhạc viết về quê hương.

Với sự thúc giục của nhiều bằng hữu, nhạc sĩ Trần KIm Bằng mới tuần qua đã xuất bản Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng. Anh chọn chủ đề cho tập nhạc là Duyên.

Với 50 trang in trên giấy láng, khổ giấy đánh máy, tuyển tập nhạc của Trần Kim Bằng xuất hiện một cách tự nhiên, y hệt như đúng thời tiết cơ duyên là hoa nở.

Nhiều người từ xa biết tới nhạc anh là qua trang web http://www.trankimbang.com, trong khi lần đầu tôi nghe nhạc anh là qua mạng YouTube với ca khúc Tôi Đi Trên Phố, trên màn hình là những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại và lời ca khởi đầu bằng:

“Tôi đi trên phố Cali. Rừng cờ bay phất phới, lòng như say. Ngàn cánh tay chung một lòng, chung một lòng. Đòi tự do, dân chủ cho quê nhà.

Tôi đi trên phố Paris. Lòng còn vương vấn mãi, tình quê xưa. Ngàn trái tim, yêu dân mình, thương dân mình. Đòi tự do, dân chủ cho quê nhà...”(hết trích)

Nhạc của Trần Kim Bằng đã cất cánh bay thật xa theo với những làn sóng cờ vàng lộng gió trên các đường phố của người biểu tình vì tự do, vì dân chủ, vì nhân quyền cho VN. Đó chỉ là một phần trong thế giới riêng của Trần Kim Bằng.

Cảm xúc đó khác hẳn với khi gặp anh tại tòa soạn Việt Báo tuần qua, khi anh tới thăm và tặng một bản Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng, Chủ Đề Duyên.

Và rồi anh xuất hiện đa dạng thêm. Tôi lắng nghe đĩa CD với 17 ca khúc của anh, và hiểu thêm những khung trờì thơ mộng trong lòng anh. Không chỉ là những thơ mộng, mà còn là những nốt nhạc ghi lại các đau đớn, như trong ca khúc Trọng Thủy Mỵ Châu khi nàng phải lựa chọn giữa tình riêng và nợ nước:

“...cơ nghiệp dụng mưu. Duyên tình tan mối thù. Ta lấy cung chàng coi. Lông ngỗng xin đưa đường, lòng thiếp như đêm đầy sao trời...”

Khởi đầu ca khúc Trọng Thủy Mỵ Châu là tiếng trống như vó ngựa chạy về phương Bắc, kèm với tiếng sáo réo rắt như tiếng than thở... Và rồi giọng một nữ ca sĩ hát lên những lời như tiếng khóc: “Trâm vàng thề ước, ly rượu nồng say. Ta cùng nângc hén này, duyên sắt son từ đây...”

Nhưng rồi đau đớn xiết bao, khi tới điệp khúc của bản nhạc này: “Kinh thành bao vây, nước non quay cuồng binh đao. Cung thần ô hay! Cớ sao không diệt quân thù...”

Cũng còn một phương diện khác đã xuất hiện trong thế giới của anh, khi Trần Kim Bằng phổ nhạc theo ý thơ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, với lời kêu gọi thiết tha:

“Là người Công giáo con phải yêu tổ quốc gấp bội. Chúa dạy con, hội thánh bảo con. Cha ông mang giòng máu ái quốc, sôi trào trong huyết quản con.”(hết trích)

Trong lời Bạt (trang 2 và 3), nhà văn Trương Ngọc Bảo Xuân đã ghi nhận về nhạc sĩ Trần Kim Bằng:

“...Giòng nhạc mới nhất của Bằng chuyển sang Rhumba hay Boléro là "Chuyện Tình Mình", giai điệu tây phương sang cả, quấn quít, làm tôi nhớ tới hàng me óng ánh buông thả những giọt nắng, nhớ Sài Gòn, trước 1975 của một thời, một trời yêu. Căn gác trọ buổi chiều tới thăm trước khi anh nhập ngũ. Ôi! có chuyện tình nào mà không đẹp nhất trên đời?

Nghe "Duyên Tan", "Duyên Sầu" hay "Duyên Vắng" mùa thu nào quen nhau, yêu nhau, rồi... xa nhau, thực thấm thía.

Với "Duyên Mộng", nhạc sĩ tạo nên bức tranh của những ngày xưa đầm ấm, dưới trời đầy sao, trao lời hò hẹn... vừa kể chuyện vừa hỏi, vừa trả lời, giòng nhạc êm dịu, hiền hòa, yên lặng quá. Không gian mơ màng, ta nghe chuyện tình ngâu. Cách dùng âm điệu, và lời ca, làm mường tượng ra hình ảnh rất phong phú...” (hết trích)

Đó là tình yêu, đó là khi mắt Trần Kim Bằng ngẩn ngơ nhìn về một thời “Gió thu nào nghe hết chuyện đôi lứa. Yêu mãi bên người, gắn bó không rời... Nghe như đâu đây hương thu xưa bay, người đâu cố nhân. Một mối tình cũ, ngàn năm còn yêu, mãi mong chờ.” (trích ca khúc Có Mùa Thu Về).
tran_kim_bang_2013_resized
Trần Kim Bằng ký tặng tại tòa soạn Việt Báo.
Và khi lòng anh nghĩ về quê nhà, các ca khúc về quê hương lại được viết xuống. Như nhà văn Trương Ngọc Bảo Xuân phân tích:

“Như vậy, khi nghe nhạc của Trần Kim Bằng, ta không thể không phân tâm ra làm hai mảnh. Một mảnh cho tình yêu lứa đôi muôn thuở, một mảnh cho tình yêu quê hương tha thiết, khắc khoải... Nhân một lần về thăm nhà, người nhạc sĩ có những nhận xét sao lạ lẫm? Chốn cũ có nhiều đổi thay?... "Phố cũ xa lạ quá!" tuy sống nơi xa luôn mơ 1 ngày về. Sao hôm nay, chân anh bước trên đường quê hương nhưng lòng thấy ngậm ngùi, rồi lại cũng phải ra đi tiếp...”(Lời Bạt của Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng)

Nhưng nhạc sĩ Trần Kim Bằng là ai? Hãy nghe nhà văn Ngọc Anh VB kể về tiểu sử của anh nơi trang 24-25, trích:

“Sinh trưởng tại Sài Gòn, vượt biên qua Si Kew-Thái Lan, Galang - Nam Dương 1980, đến Hoa- Kỳ năm 1981. Sinh hoạt văn nghệ với bạn hữu tại Quận Cam từ 1982 đến 1996. Bản nhạc đầu tay, viết về tình yêu từ 1988. Đến nay thì đã có nhiều thể loại khác nhau theo giòng cảm hứng mỗi lúc. Nhạc Trần Kim Bằng được bạn bè tiếp tay phổ biến trên internet và giới săn lùng nhạc mới yểm trợ, khuyến khích. Sáng tác của anh không nhiều nhưng mỗi tác phẩm đều trang trọng, gần gũi, và cuốn hút hồn người. Bản nhạc được thâu âm đầu tiên và trình làng “Net” là ca khúc “Trọng Thủy - Mỵ Châu” thuộc lãnh vực huyền sử. Với nhạc phẩm này, người viết nhạc tài tử đã thuyết phục được khán thính giả của một số đài phát thanh vùng Bắc Mỹ và giới thưởng ngoạn thường vốn khắt khe khi thưởng thức những tác phẩm mới.

Trong những năm gần đây, Trần Kim Bằng chuyển hướng sáng tác, thiên về tình yêu quê hương, tổ quốc, như “Ai Người Tri Kỷ?”, “Con Có Một Tổ Quốc” nhạc phổ thơ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, hay “Tôi Đi Trên Phố”, bản nhạc tranh đấu cho dân oan, đòi Tự Do Dân Chủ cho quê hương.... Cuối năm 2012, anh trình làng Net nhạc phẩm “Ngày Tự Hào”, viết theo lối Rockin' của Âu Mỹ, ca khúc chính trị với âm hưởng thúc giục nhau tiếp nối truyền thống hào hùng của ông cha ta, nòi kiên cường bất khuất, kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam dừng u sầu nữa, hãy mạnh dạn đứng lên, phất cờ chính nghĩa, vung gươm Triệu Trưng, làm cách mạng, xoá bỏ độc tài, bứt gông cùm xiềng xích trói buộc bấy lâu, mang niềm tin đi gieo khắp nơi, sống một đời sống ý nghĩa...bản nhạc này với số "hits" cao hiện đang gây nhiều chú ý trên một số diễn đàn…về cảm tưởng khi hát và nghe nhạc Trần Kim Bằng, một số bạn hữu cho biết họ trân trọng chia sẻ về những hình ảnh nhân vật lịch sử, lồng trong nhạc khúc, khi ca lên, cảm được điều gởi gấm của tác giả, như nhắc nhở nhau công ơn tổ tiên, truyền thống hào hùng của dân tộc trong công việc bảo vệ, gìn giữ đất nước. Khi đươc hỏi vì sao thì nhạc sĩ cho biết ngay từ khi còn nhỏ anh đã rất mê những anh hùng, những chiến công oanh liệt nơi sử Việt theo từng giòng thời gian...”(hết trích)

Nhạc của Trần Kim Bằng đã có nét rất riêng của anh. Khi viết về tình yêu, nhạc anh đã rất mực thiết tha như ngọn gió thu hiu hắt; và khi viết về quê hương, nhạc anh đã rất mực hùng tráng như mang theo cả “tiếng trống khua giục giã rộn vang, ánh đuốc oai nghiêm...”

Độc giả quan tâm có thể truy cập vào trang nhà của nhạc sĩ Trần Kim Bằng

http://www.trankimbang.com-- để xem và nghe một phần trong tuyển tập của anh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.