Hôm nay,  

Tập Nhạc Trần Kim Bằng: Từ Tình Yêu Tới Quê Hương

13/08/201300:00:00(Xem: 8375)
Trần Kim Bằng đã xuất hiện một cách lặng lẽ, tuy rằng anh có một phong cách nhạc độc đáo và rất riêng, kể cả nhạc viết về tình yêu và nhạc viết về quê hương.

Với sự thúc giục của nhiều bằng hữu, nhạc sĩ Trần KIm Bằng mới tuần qua đã xuất bản Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng. Anh chọn chủ đề cho tập nhạc là Duyên.

Với 50 trang in trên giấy láng, khổ giấy đánh máy, tuyển tập nhạc của Trần Kim Bằng xuất hiện một cách tự nhiên, y hệt như đúng thời tiết cơ duyên là hoa nở.

Nhiều người từ xa biết tới nhạc anh là qua trang web http://www.trankimbang.com, trong khi lần đầu tôi nghe nhạc anh là qua mạng YouTube với ca khúc Tôi Đi Trên Phố, trên màn hình là những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại và lời ca khởi đầu bằng:

“Tôi đi trên phố Cali. Rừng cờ bay phất phới, lòng như say. Ngàn cánh tay chung một lòng, chung một lòng. Đòi tự do, dân chủ cho quê nhà.

Tôi đi trên phố Paris. Lòng còn vương vấn mãi, tình quê xưa. Ngàn trái tim, yêu dân mình, thương dân mình. Đòi tự do, dân chủ cho quê nhà...”(hết trích)

Nhạc của Trần Kim Bằng đã cất cánh bay thật xa theo với những làn sóng cờ vàng lộng gió trên các đường phố của người biểu tình vì tự do, vì dân chủ, vì nhân quyền cho VN. Đó chỉ là một phần trong thế giới riêng của Trần Kim Bằng.

Cảm xúc đó khác hẳn với khi gặp anh tại tòa soạn Việt Báo tuần qua, khi anh tới thăm và tặng một bản Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng, Chủ Đề Duyên.

Và rồi anh xuất hiện đa dạng thêm. Tôi lắng nghe đĩa CD với 17 ca khúc của anh, và hiểu thêm những khung trờì thơ mộng trong lòng anh. Không chỉ là những thơ mộng, mà còn là những nốt nhạc ghi lại các đau đớn, như trong ca khúc Trọng Thủy Mỵ Châu khi nàng phải lựa chọn giữa tình riêng và nợ nước:

“...cơ nghiệp dụng mưu. Duyên tình tan mối thù. Ta lấy cung chàng coi. Lông ngỗng xin đưa đường, lòng thiếp như đêm đầy sao trời...”

Khởi đầu ca khúc Trọng Thủy Mỵ Châu là tiếng trống như vó ngựa chạy về phương Bắc, kèm với tiếng sáo réo rắt như tiếng than thở... Và rồi giọng một nữ ca sĩ hát lên những lời như tiếng khóc: “Trâm vàng thề ước, ly rượu nồng say. Ta cùng nângc hén này, duyên sắt son từ đây...”

Nhưng rồi đau đớn xiết bao, khi tới điệp khúc của bản nhạc này: “Kinh thành bao vây, nước non quay cuồng binh đao. Cung thần ô hay! Cớ sao không diệt quân thù...”

Cũng còn một phương diện khác đã xuất hiện trong thế giới của anh, khi Trần Kim Bằng phổ nhạc theo ý thơ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, với lời kêu gọi thiết tha:

“Là người Công giáo con phải yêu tổ quốc gấp bội. Chúa dạy con, hội thánh bảo con. Cha ông mang giòng máu ái quốc, sôi trào trong huyết quản con.”(hết trích)

Trong lời Bạt (trang 2 và 3), nhà văn Trương Ngọc Bảo Xuân đã ghi nhận về nhạc sĩ Trần Kim Bằng:

“...Giòng nhạc mới nhất của Bằng chuyển sang Rhumba hay Boléro là "Chuyện Tình Mình", giai điệu tây phương sang cả, quấn quít, làm tôi nhớ tới hàng me óng ánh buông thả những giọt nắng, nhớ Sài Gòn, trước 1975 của một thời, một trời yêu. Căn gác trọ buổi chiều tới thăm trước khi anh nhập ngũ. Ôi! có chuyện tình nào mà không đẹp nhất trên đời?

Nghe "Duyên Tan", "Duyên Sầu" hay "Duyên Vắng" mùa thu nào quen nhau, yêu nhau, rồi... xa nhau, thực thấm thía.

Với "Duyên Mộng", nhạc sĩ tạo nên bức tranh của những ngày xưa đầm ấm, dưới trời đầy sao, trao lời hò hẹn... vừa kể chuyện vừa hỏi, vừa trả lời, giòng nhạc êm dịu, hiền hòa, yên lặng quá. Không gian mơ màng, ta nghe chuyện tình ngâu. Cách dùng âm điệu, và lời ca, làm mường tượng ra hình ảnh rất phong phú...” (hết trích)

Đó là tình yêu, đó là khi mắt Trần Kim Bằng ngẩn ngơ nhìn về một thời “Gió thu nào nghe hết chuyện đôi lứa. Yêu mãi bên người, gắn bó không rời... Nghe như đâu đây hương thu xưa bay, người đâu cố nhân. Một mối tình cũ, ngàn năm còn yêu, mãi mong chờ.” (trích ca khúc Có Mùa Thu Về).
tran_kim_bang_2013_resized
Trần Kim Bằng ký tặng tại tòa soạn Việt Báo.
Và khi lòng anh nghĩ về quê nhà, các ca khúc về quê hương lại được viết xuống. Như nhà văn Trương Ngọc Bảo Xuân phân tích:

“Như vậy, khi nghe nhạc của Trần Kim Bằng, ta không thể không phân tâm ra làm hai mảnh. Một mảnh cho tình yêu lứa đôi muôn thuở, một mảnh cho tình yêu quê hương tha thiết, khắc khoải... Nhân một lần về thăm nhà, người nhạc sĩ có những nhận xét sao lạ lẫm? Chốn cũ có nhiều đổi thay?... "Phố cũ xa lạ quá!" tuy sống nơi xa luôn mơ 1 ngày về. Sao hôm nay, chân anh bước trên đường quê hương nhưng lòng thấy ngậm ngùi, rồi lại cũng phải ra đi tiếp...”(Lời Bạt của Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng)

Nhưng nhạc sĩ Trần Kim Bằng là ai? Hãy nghe nhà văn Ngọc Anh VB kể về tiểu sử của anh nơi trang 24-25, trích:

“Sinh trưởng tại Sài Gòn, vượt biên qua Si Kew-Thái Lan, Galang - Nam Dương 1980, đến Hoa- Kỳ năm 1981. Sinh hoạt văn nghệ với bạn hữu tại Quận Cam từ 1982 đến 1996. Bản nhạc đầu tay, viết về tình yêu từ 1988. Đến nay thì đã có nhiều thể loại khác nhau theo giòng cảm hứng mỗi lúc. Nhạc Trần Kim Bằng được bạn bè tiếp tay phổ biến trên internet và giới săn lùng nhạc mới yểm trợ, khuyến khích. Sáng tác của anh không nhiều nhưng mỗi tác phẩm đều trang trọng, gần gũi, và cuốn hút hồn người. Bản nhạc được thâu âm đầu tiên và trình làng “Net” là ca khúc “Trọng Thủy - Mỵ Châu” thuộc lãnh vực huyền sử. Với nhạc phẩm này, người viết nhạc tài tử đã thuyết phục được khán thính giả của một số đài phát thanh vùng Bắc Mỹ và giới thưởng ngoạn thường vốn khắt khe khi thưởng thức những tác phẩm mới.

Trong những năm gần đây, Trần Kim Bằng chuyển hướng sáng tác, thiên về tình yêu quê hương, tổ quốc, như “Ai Người Tri Kỷ?”, “Con Có Một Tổ Quốc” nhạc phổ thơ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, hay “Tôi Đi Trên Phố”, bản nhạc tranh đấu cho dân oan, đòi Tự Do Dân Chủ cho quê hương.... Cuối năm 2012, anh trình làng Net nhạc phẩm “Ngày Tự Hào”, viết theo lối Rockin' của Âu Mỹ, ca khúc chính trị với âm hưởng thúc giục nhau tiếp nối truyền thống hào hùng của ông cha ta, nòi kiên cường bất khuất, kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam dừng u sầu nữa, hãy mạnh dạn đứng lên, phất cờ chính nghĩa, vung gươm Triệu Trưng, làm cách mạng, xoá bỏ độc tài, bứt gông cùm xiềng xích trói buộc bấy lâu, mang niềm tin đi gieo khắp nơi, sống một đời sống ý nghĩa...bản nhạc này với số "hits" cao hiện đang gây nhiều chú ý trên một số diễn đàn…về cảm tưởng khi hát và nghe nhạc Trần Kim Bằng, một số bạn hữu cho biết họ trân trọng chia sẻ về những hình ảnh nhân vật lịch sử, lồng trong nhạc khúc, khi ca lên, cảm được điều gởi gấm của tác giả, như nhắc nhở nhau công ơn tổ tiên, truyền thống hào hùng của dân tộc trong công việc bảo vệ, gìn giữ đất nước. Khi đươc hỏi vì sao thì nhạc sĩ cho biết ngay từ khi còn nhỏ anh đã rất mê những anh hùng, những chiến công oanh liệt nơi sử Việt theo từng giòng thời gian...”(hết trích)

Nhạc của Trần Kim Bằng đã có nét rất riêng của anh. Khi viết về tình yêu, nhạc anh đã rất mực thiết tha như ngọn gió thu hiu hắt; và khi viết về quê hương, nhạc anh đã rất mực hùng tráng như mang theo cả “tiếng trống khua giục giã rộn vang, ánh đuốc oai nghiêm...”

Độc giả quan tâm có thể truy cập vào trang nhà của nhạc sĩ Trần Kim Bằng

http://www.trankimbang.com-- để xem và nghe một phần trong tuyển tập của anh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.