Hôm nay,  

Nhẩy Dù Mùa Vu Lan 2012

09/08/201300:00:00(Xem: 6507)
Mũ Đỏ Bùi văn Thái
(LGT: Bài này phổ biến trên các mạng điện thư bởi anh BMH, với ghi chú rằng người hảo tâm có thể liên lạc và trực tiếp gởi về cho:
Giáo viên NGUYỄN THỊ NHÀN
số nhà 134 Đường 4 Khu Phố 3 Phường Tam Phú,
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ chi Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 01214417955 hoặc 01884702761
Video clip: Mũ Đỏ tìm Đồng Đội chiến trường xưa: http://www.youtube.com/watch?v=074hUV3I_GQ
Khánh Dương là một trong những trận đánh lớn do lính Nhảy Dù chống giữ trong tháng 3-1975.)

Viết tiếp theo bài “chiêu hồn tử sĩ Nhảy Dù ở mặt trận Khánh Dương“ trong bài trước vì bài dài quá sợ người đọc sẽ mõi mắt, và chán. Hôm nay xin viết tiếp theo. Tôi muốn đào sâu vào chi tiết, từng mãng đời của các chiến hữu còn sống, hoàn cảnh của họ ngày nay, để từ đó người đọc cảm thấy như đọc lại của chính mình. chúng ta phải hiểu ra rằng Chiến Tranh quả thật chẳng vui vẽ gì đối với bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, dù đó là chiến tranh tự vệ hay xâm lược, tất cã nó mang một ý nghĩa là chết chóc, mà người chết đã trở thành “Tử Sĩ “ đối với những Tử Sĩ, những người đã chết ở Khánh Dương, chúng ta đã thể hiện bằng tất cã tấm lòng tha thiết cầu mong các Tử Sĩ được siêu thoát đến với cãnh giới an lành. Cái chết là sự chấm dứt đời sống của một cá nhân, chết là sự diệt tắt của sinh lực tức là đời sống tâm linh, Chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn của một con người, mặc dầu kiếp sống chấm dứt, nhưng linh hồn của họ không bị tiêu diệt. Sự tan rã của thể xác không làm mất đi phần linh hồn của họ. Sau khi một người nào đó từ giã cỏi trần thì thân nhân của họ đến chùa tổ chức lễcầu siêu cho hương linh người quá vãng được lên cõi tịnh độ. Còn những Tử Sĩ ở Khánh Dương linh hồn của họ lang thang khắp núi rừng mù mịt. có ai cầu nguyện hay cầu siêu cho họ đâu? con người sau khi chết tất cã những gì thuộc về người đó khi họ còn sống không thể ngay lập tức mất đi hoàn toàn được... Với một quan niệm như vậy nên MĐ (Mũ Đỏ) quê nhà quyết tâm chiêu hồn Tử Sĩ ở Khánh Dương về chùa. Khi một người làm việc thiện. năng lượng tốt lành của nó sẽ không thể mạnh mẽ hơn lên bằng khi nhiều người, một tập thể chiến hữu đồng lòng cùng làm một việc. với một năng lượng mạnh mẽ của tình yêu thương của lòng từ bi.. của lòng tha thứ không phân biệt Tử Sĩ hay liệt sĩ nó có thể phá tan tất cả những gì đau khổ nhất...! Vào những ngày trong tháng 3 năm 1975. Lúc đó miền Nam Việt Nam xảy ra những trận đánh quyết tử và kinh hoàng. thời kỳ của sự đổ máu và trắng khăn tang. trong đó trận chiến kinh hoàng nhất là mặt trận Khánh Dương. một đơn vị Nhẩy Dù đã phải ngăn chặn một đoàn quân gần như tổng lực của CSMB. đang tràn xuống miền Nam Nhưng họ đã bị chận đứng lại từ đèo Mdrack cho tới đèo Phượng Hoàng của Khánh Dương trong trận chiến đó có quá nhiểu Thiên Thần Sát Địch ra trận, Và rồi họ đã đi luôn vào lòng đất mà không bao giờ trở về nửa. Để những người như chúng ta còn lại được quyền làm những chuyện kế tiếp về sau.Vì thế hôm nay chúng ta phải biết ơn họ. kính trọng họ. cuộc đời là một sự đáp đền tiếp nối. đối với những MĐ quê nhà, những ký ức về chiến tranh ám ảnh đến mức họ không tài nào sống bình an trong hiện tại.Những khoảng trống trong lịch sử có thể được lấp đầy, nhưng những vết nhơ trong lịch sử thì vĩnh viễn không thể xóa được Khi nào lịch sử ghi đầy đủ không thiên vị giửa người thắng và người thua trong cuộc chiến nầy. Thì Chân Lý sẽ hiện ra, và lúc ấy sẽ không còn tranh cãi nửa..! Đâu phải súng ống vất đi là có Hòa Bình. nói quỵt tẹt thẳng thừng mà nói: mình còn sống sót đã là may mắn lắm rồi..! vì mình là ngụy Dù. người bị thua trong cuộc chiến nầy... còn bây giờ biết đâu câu chuyện chiêu hồn Tử Sĩ ở Khánh Dương nầy, sẽ góp một phần nào đó vào dòng lịch sử tang thương của dân tộc. sau ngày 30. 04.1975

RẰM THÁNG 7 - 2012 Ở CHÙA BỬU HƯNG Chúng ta thừa hiểu ở châu Âu, châu Mỹ có ngày Mothers day.. và ngày Fathers day còn ở VN thì có ngày Vu Lan.. một bông hồng cài áo.. Ngày rằm tháng 7. là ngày lễ Vu Lan và cũng là ngày lễ cúng cô hồn. 2 lễ nầy khác biệt nhau. Một đằng thì liên quan đến chuyện báo hiếu. một đằng thì lại liên quan đến “ ngày tha tội cho tất cã người chết “ dân gian thường có câu “tháng bảy ngày rằm xá tội vong thân “ vào những ngày đó ta cúng vái cho những vong hồn không ai thờ cúng. theo truyền thuyết ngày cô hồn là ngày các vong hồn từ âm phủ được phép về thăm nhà, hoặc các vong hồn không có nơi chôn cất, không được siêu thoát nên còn lang thang trên trần thế. Đối với ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm là ngày xá tội vong thân dân gian thường gọi nôm na là ngày cúng cô hồn và dường như nó đã thắm sâu vào dòng máu của người dân Việt Nam từ xa xưa lâu lắm rồi. và cho mãi đến ngày nay nó đã trở thành một truyền thống trong tầm thức, trong tâm trí của mỗi con người VN. Vì thế rằm tháng 7 còn được coi là ngày cúng cô hồn những linh hồn vất vưởng đó đây không nơi nương tựa. từ đó con người tổ chức cầu siêu như một hình thức bố thí thực phẩm cho họ, đồng thời cầu cho họ được siêu thoát...! khi làm công việc nầy, ta làm với một tình yêu thương, không phân biệt lạ hay quen Tử Sĩ hay liệt sĩ. Khi ta cho đi cũng chính là lúc ta nhận được, lúc quên mình cũng chính là lúc ta tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống Riêng đối với giới tăng ni phật tử thì gọi ngày nầy là ngày báo hiếu. mà thường gọi là lễVu Lan. dù ai có đạo nào đi nửa..! đến rằm tháng 7, ai ai cũng đều tỏ ra tha thiết với ý nghĩa cầu siêu, trai đàng, cũng như xá tội vong thân đối với thế giới xa xâm nào đó..! một ngày hội âm thầm của những oan hồn mà sống đã không nói được khát vọng của mình,và chết trong tức tưởi không có lời để ta thán. Nếu dương gian còn phản phất một chút tình người. còn tưởng nhớ đến ân tình một thuở, thì một cây nhang, một lời cầu nguyện cũng đủ ấm lòng các Tử Sĩ của ta. Chúng ta tin rằng khi linh hồn của các Tử Sĩ nhận được sự cầu nguyện của những chiến hữu còn sống nầy thì sẽ trút bỏ được nổi đau khổ mà họ đã chịu đựng suốt 37 năm qua nơi rừng già hiu quạnh. và họ gần như là được siêu thoát. Cầu nguyện cho các Tử Sĩ đã chết để cho họ được giãi thoát là một ý nghĩa tốt lành. Lời cầu nguyện của những người còn sống có sức mạnh giãi thoát cho những người quá cố. Người chết còn biết trở lại dương gian xin một chút ân tình... xá gì người sống lại không biết âm thầm nở nụ cười hoan hỷ và hòa nhịp lại với nhau.. Cái gì có thể làm dịu đi cho những linh hồn Tử Sĩ đang đói khát và đau khổ đó..! mình đừng bao giờ đi trở lại vết nhơ của bánh xe lịch sử. đừng đi theo con đường của một đồng minh vô nhân đạo. dẩn nhau đi trên đường rồi xô nhau xuống sông. mình đã “ Chiêu Hồn Tử Sĩ từ Khánh Dương được về Chùa rồi, thì nay đến ngày rằm tháng 7. ngày mà các linh hồn của các chiến hữu đang chờ đợi chúng ta. với quan niệm và lòng kính trọng các chiến hữu đã nằm xuống chúng tôi quyết định đến chùa Bửu Hưng để cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho các Tử Sĩ còn đang ở bên kia cỏi u minh khói sương mờ mịt, những người còn sống tin tưởng rằng các linh hồn của các Tử Sĩ sẽ được thanh thản hơn lúc còn đang ở chốn ta bà dung thân tạm bợ. Bây giờ ta cho mọi người thấy “ bên đây Tử Sĩ hay bên kia Liệt Sĩ ai may mắn hơn ai? Những chi tiết của chuyến đi “ Chiêu Hồn Tử Sĩ “ ở Khánh Dương, rồi trai đàng rằm tháng 7 ở Chùa Bửu Hưng tôi có thể tự viết ra theo trí nhớ. Vì đó là một phần không bao giờ quên được trong cuộc đời tôi. Và đó cũng là niềm mơ ước của những MĐ quê nhà... nay đã thành hiện thực. Nghĩ về những linh hồn của các chiến hữu để mọi người chúng ta cùng thông cảm. Vì giửa người còn sống và người đã chết Trong tình huynh đệ chi binh thì nó đã có một mối giây liên lạc, không thể tách rời ra xa không thể tách biệt. Giữa chúng ta và những Tử Sĩ có một chất keo, có một sự hòa hợp.thật thâm sâu, thật thắm thía..! mặc dầu có người đã quay lưng lại với các Tử Sĩ, nhưng chúng ta thì không bao giờ quay lưng lại với chính các Tử Sĩ của chúng ta Chúng ta đã cởi bỏ quân phục. Nhưng chúng ta không bao giờ ngừng phục vụ..! Những MĐ quê nhà sống và đang lây lất trên quê hương. Nhưng chúng tôi không quên họ. những chiến hữu còn đang nằm trong lòng đất lạnh, Dù họ đã được di chuyển về Chùa, “ chúng tôi “ những người làm việc trên là ai? = Họ là những người không quên tình chiến hữu, Họ là những Thiên Thần Sát Địch mà năm tháng không phai nhòa trong kí ức. Tình cảm và đạo lý của người lính miền Nam luôn luôn rộng mở, với kẻ thù với bạn tất cã cũng cùng chung nước mắt thì mặn, máu thì đỏ như nhau... Những Tử Sĩ ở Khánh Dương họ là “Tội Đồ Dân Tộc “ hay “ Anh Hùng Dân Tộc “ tự nó có, không ai có quyền áp đặc hay tự mệnh danh. Rồi đây lịch sử sẽ là quan tòa công chính phán xét họ. Để chứng minh một thông tin nào đó của một câu chuyện như: Chiêu Hồn Tử Sĩ từ Khánh Dương đưa về Chùa nó có đúng hay không đúng, thì chính bản thân người trong cuộc hoặc nhân chứng của sự kiện đó viết ra là chính xác. Khi viết ta phải làm sao diển tả hết “ cả cây, cã rừng và cã sông suối nửa“ thì mới mong thuyết phục được người đọc. Nói nôm na lại người đọc phải được đọc toàn bộ chi tiết của câu chuyện thì mới có thể khẳng định lại đó là sự thật. Những yếu tố và chi tiết trong câu chuyện phải là những sự kiện đã xảy ra y hệt như chính nó. Một câu chuyện mà không có xác thực thì chỉ được coi là phóng tác. dẩu ta có dẩn người đọc tới mức siêu việt nào đó thì chỉ như là giá trị văn chương chứ không có giá trị về việc Chiêu Hồn Tử Sĩ chúng ta thường nói về cái chết bằng nhóm chử “ Đi Về Thế Giới Bên Kia “ Vì vậy cái thế giới đó, nó được mô tả thế nào trong tư tưởng của người còn đang sống. Một điều mà chúng ta tin tưởng rằng: dù ở phương Đông hay phương Tây. châu Á hay châu Âu. Tất cã đều tin rằng có một thế giới khác sau khi con người rời bỏ cuộc sống ở trần gian. Những người còn sống như chúng ta phải tự nhủ: Đua chen trong cuộc sống vật chất. những người còn ở quê nhà hay nơi nào đó ở hải ngoại,chúng ta thật sự có lổi khi chưa đưa được các Tử Sĩ vể với quê hương gia đình họ. Gần 37 năm qua, xương cốt của các chiến hữu vẩn còn phải nắm đâu đó trong rừng sâu của đèo Phượng Hoàng, Khánh Dương. Những mẩu tin nhắn: con muốn tìm hài cốt của cha, vợ tìm chồng, anh tìm em..vv. Vẩn còn xuất hiện trong thời gian qua. như là một nổi đau ray rứt trong lòng người. Vậy thì ta hiểu thế nào về những đau thương, mất mát, thiệt thòi nầy đây..! Một lần nửa xin nghiêng mình trước anh linh của các anh hùng Tử Sĩ trong trận chiến Khánh Dương. Nay các anh đã về an vị nơi Chùa rồi, “ Món nợ Ân Tình phải trả cho thật trọn vẹn “ Nay rằm tháng 7, một ngày rằm lớn nhất trong năm. Ngày nầy nếu ta không đến cùng với các Tử Sĩ. thì cũng giống như ta đón TẾT mà không có bánh mứt dưa hành, vui Xuân mà không có trẩy lộc mai đào..! Dù đường xa xôi nắng nôi bụi bậm. từ Sài Gòn đến Chùa Bửu Hưng là 140 cây số, dù vậy chúng tôi vẩn quyết tâm đến cầu siêu cho các chiến hữu. 4 chiếc xe Honda đèo nhau đi đến Chùa Bửu Hưng. Vì đây là năm đầu tiên cầu siêu cho các Tử Sĩ. Nên Sư trụ trì có thĩnh cao tăng.Thượng Tọa, Đại Đức, cùng tăng ni ở chùa Tỉnh Vĩnh Long đến cùng chay đàng và cầu siêu cho các Tử Sĩ ở Khánh Dương. trong suốt thời gian đại lễphật Tử đã tề tựu rất đông để tham dự, Trước khi khai đàng, theo nguyện vọng của GĐMĐ quê nhà, cũng có một chay đàng chẩn tế để giúp đở cho các gia đình nghèo khổ cơ nhở tại địa phương. Những người lính Nhẩy Dù của 37 năm về trước. hôm nay cũng chan hòa lệ rơi khi được tin những oan hồn cùa các Tử Sĩ trong trận Khánh Dương đã được tăng ni Phật Tử tới tận nơi Chùa cầu nguyện giãi oan, siêu thoát. Cầu nguyện cho họ được siêu thoát và được tiêu diêu nơi miền cực lạc. Hôm nay ta viết lên đây là để giải tõa bớt đi sự ấm ức, những chèn ép từ lâu nhiều ngày, nhiều tháng và nhiều năm còn chất chứa trong tâm tư. kèm theo một vài hình ảnh để chúng ta hy vọng rằng, trong tương lai lớp trẻ sẽ ghé thăm nơi nầy, và chúng sẽ học được câu chuyện của những người đã từng tham chiến. Những người mà họ chưa từng gặp mặt. Những người đã chiến đấu một cách kiên cường. HÌNH ÀNH CẦU SIÊU TẠI CHÙA BỬU HƯNG sư trụ trì Chùa Bửu Hưng mặc áo Nâu. (vị Cao Tăng mặc áo xanh, 2 đại đức mặc áo vàng được sư trụ trì mời từ chùa ở Tỉnh Vĩnh Long đến để cùng hòa hợp cầu siêu. Vì là năm cầu siêu đầu tiên cho các Tử Sĩ ở Khánh Dương. Nên thời gian cúng chay đàn. cúng cầu siêu. được bắt đầu từ rất sớm 8 giờ sáng cúng đến 11 giờ trưa nghĩ ăn cơm. 12 giờ tiếp tục cho đến 4 giờ chiều. các sư thay phiên nhau tụng... ! tăng ni, phật tử và những Mũ Đỏ quê nhà. thì quỳ ai mòn mõi quá thì ngồi bẹp xuống luôn...rồi sau đó lại tiếp tục quỳ tiếp...
mu_do_cau_sieu_phat_qua__resized
Hình ảnh Mũ Đỏ Nhảy Dù cầu siêu cho chiến hữu.
SỰ KỲ DIỆU & SỰ LINH ỨNG

Thời gian làm lễtrai đàng rồi cầu siêu quá dài. buổi sáng tụng kinh báo hiếu của tăng ni phật tử ta thường gọi là lễVu Lan. Rồi từ 12 giờ trưa đến 1530 là bắt đầu tụng kinh cầu siêu cho các anh hùng tử sĩ ở Khánh Dương. thời gian thì quá dài. vì thế ai ai cũng thắm thía cho một buổi cầu siêu trong tình chiến hữu với nhau. khi thì quì lạy, khi thì đứng nghe tụng king của các sư, khi thì lạy liên tục khi nghe tiếng chuông.và rồi có người vì mòn mõi quì không nổi nửa ngồi bẹp xuống luôn. sau khi nghỉ được đôi chút. rồi thì tiếp tục quì tiếp. Riêng bản thân tôi cũng đã phải ngồi bẹp xuống đến 3 lần vì quá mệt và mõi. Dù rằng mệt mõi nhưng trên gương mặt mọi người ai ai củng lộ vẽ hân hoan và mãn nguyện. Vì tất cả đều được thắp những nén nhang nồng ấm đến với các Tử Sĩ. Chúng tôi vừa quì vừa cầu nguyện, khấn vái. mà nói đúng hơn là trò chuyện cùng họ (Tử Sĩ) Vì đối với chúng tôi họ vẩn còn sống, vần mơ hồ ẩn hiện đâu đây. Tử Sĩ họ giống như những vì sao, ta không luôn luôn trông thấy họ Nhưng ta biết họ luôn luôn có mặt nơi đây. Từ trong đáy sâu của tâm hồn chúng tôi, họ mãi mãi là những anh hùng Tử Sĩ rất xứng đáng được kính trọng. còn đối với ai đó, không từng cầm súng vào thời điễm đó, thì họ đâu có quan tâm vì họ có biết gì đâu? Nếu ta không nói ra... Còn đối với những người đã đi qua dòng chảy của lịch sử ấy. dường như nó là ký ức của quá khứ, là nồi đau của vết thương chiến tranh không dể gì khép lại lành lặng trong ngày một ngày hai. Trong khi sư tụng king cầu siêu. chúng tôi cùng nhau khấn vái Đ/úy Lê công Vũ ĐĐT/ĐĐ 54 đại diện cho các Tử Sĩ ở Khánh Dương. Ngày ở đèo Phượng Hoàng chúng tôi cũng khấn vái: đích thân nói với các chiến hữu hãy làm những cái chốt chận trên đường đừng cho xe nào qua lại đề anh em làm lễcúng vái và chiêu hồn các anh về Chùa. và sự mầu nhiệm đó đã xảy ra suốt 3 giở trên đèo Phượng Hoàng không có một chiếc xe nào hay bóng dáng con người qua lại, dù là một chiếc xe 2 bánh Honda Hôm nay trong ngày rằm tháng 7, chúng tôi cầu xin các anh có sự linh ứng giúp cho nhà Chùa và các chiến hữu còn sông luôn luôn có cơ hội để được đến thăm các anh.Vì rằng hành trang mà các anh có thể mang theo chỉ co là tình thương thôi, một thứ tình thương vô vị kỹ. những “ Tử Sĩ “ đã suốt đời cống hiến mật ngọt cho đời, để rồi khi nằm xuống thế nhân đã đền ơn họ bằng muôn ngàn lời cay chén đắng. Buổi cầu siêu kết thúc lúc 4 giờ chiều. khi chuần bị ra về MĐ T.Trân ĐĐ 53. cao hứng sáng tác bài thơ tặng các anh Tử Sĩ anh ta không phải là một nhà Thơ. chỉ sáng tác theo bộc phát.nguyên văn của MĐ Trân Bình yên nơi cõi Phật Đèo Phượng Hoàng nơi anh nằm xuống Sau những ngày rảo bước rông chơi Chung bạn bè đồng đội chơi vơi Nơi biền lửa các anh ngã xuống Giờ các anh nằm đây cùng bè bạn Bao xót thương anh đề lại cho Đời Tôi và bạn cùng bao nhiêu người nửa Đến thăm anh trong một sáng sương mờ Đưa các anh về an cư nơi cõi Phật Nghe tiếng chuông chùa giãi thoát nồi đau Bạn bè anh vẩn còn nhớ đến nhau Chúng tôi đến thăm các anh lần lượt Anh em tôi những người còn xót lại Vẩn lang thang đi kiếm đi tìm Dù ở đó là rừng sâu núi thẵm Hay cao nguyên gió núi mưa rừng Bạn bè anh có cã khắp đó đây Không lùi bước dù cho mưa bảo lớn Đưa các anh về nghe tiếng mõ hồi kinh Mong sao cho sớm được bình yên Nơi cõi Phật anh an tâm siêu thoát MĐ. T.Trân. ĐĐ 53 mùa Vu Lan Và rồi sự kỳ diệu & linh ứng đã xảy ra. Khánh Dương là vùng rừng núi hoang vu, đầy bí ẩn và cũng có lắm chuyện hoang đường, lẫn huyền thoại... Ở đây tôi chỉ nói lên những dử kiện đã xảy ra sau khi đi chiêu hồn Tử Sĩ về. nói lên nhưng không phân tích, tôi để người đọc tự phân tích lấy, tự đánh giá lầy. Hồi ký đoản văn hay tự truyện nó là chân tay của sử ký, do đó ta phải viết lại cho đúng sự việc đã xảy ra. không thêm bớt. Nhưng trung thực.Câu chuyện chiêu hồn Tử Sĩ ở Khánh Dương rồi ngày xá tội vong thân rằm tháng 7 sự thật là vậy, Ta nhớ và viết lại thì đâu có gì là khó khăn đâu..! Nhưng viết làm sao cho ra một cái nhìn về sử sách sau nầy thì rất là khó.. tôi không muốn viết một câu chuyện tuy có thật.. Nhưng rồi sau đó nghe mọi người bảo: nghe qua thì cũng hay hay tạm được.. Nhưng chẳng có gì để đóng góp cho kho tàng sử liệu cã. Vì thế tôi muốn hậu duệ con cháu cùa chúng ta khi xem qua. Hảy đào cho sâu, vạch cho rỏ để không bị nhầm lẩn..Lịch sử đã không công bằng.. QLVNCH là một quân đội bị bỏ quên. Họ là một quân đội anh hùng đã chiến đấu trong cuộc chiến 21 năm để bảo vệ Tự Do Những Tử Sĩ dù họ có chết đi. Nhưng tình yêu thương của người còn sống vẩn ngập tràn. Đây chính là tính nhân bản của người lính VNCH.trong cuộc sống chúng ta thường chỉ hay nghĩ đến trường hợp xấu nhất. Nhưng rồi có lúc ta nhận ra rằng xung quanh chúng ta vẩn còn có rất nhiều người lương thiện. Khi người lính bỏ xác tại mặt trận tất cả hầu như bị bỏ quên. kể từ khi rừng già im tiếng súng.. Một chính thể, một xã hội cho là tốt đẹp thì đừng bao giờ phân biệt đối xử.. Tử Sĩ hay Liệt Sĩ nhất là: Người trong một nước phải thương nhau cùng Nói đến con người là nói đến lịch sử. Nhất là những Tử Sĩ. họ đã đóng một vai trò lớn nhỏ nào đó trong lịch sử của dân tộc V.N. Chúng ta phải để lại cho hậu duệ của mình một ít di sản, mà không có một di sản nào bằng sự thật nó thuộc về văn hóa tinh thần... đó là... NHẠC “ SẾN “ & “ NGỤY QUÂN “ Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975. Miền Nam xuất hiện 2 tử mà nó không có trong Tự Điển đó là: “ nhạc sến “ và “ ngụy quân “ vào thời điễm đó tôi còn quá trẻ, ham vui, không hiểu gì hết..? hai từ lạ quắc với người dân miền Nam.. có người bảo rằng từ Sến là do chử Marie Sến. mà ra. Marie Sến tức là người giúp việc, con nhỏ ở đợ, con sen, người nhà quê, ít học mù chử, Osin... Nói đến nhạc Sến là nói đến nhạc tầm thường, tào lao... loại nhạc nhà quê mà các cô gái thường hát khi buồn và chán đời, hát cho vơi đi tâm sự nồi lòng mà khi ở không, vô công rổi việc.. nhớ người thương.. hát cho qua nồi nhớ nhung khi rớt vào tâm trạng đó.. Và cũng đã có một thời gian báo chí lên án “nhạc Sến “ cho rằng đó là loại nhạc phản động của tụi Mỹ-Ngụy..Nhưng không hiểu tại sao “ Sến “ mà người ta thuộc lào lào.. người ta khắc cốt ghi tâm.. người ta tìm kiếm trên “ Google “.. “ Sến “ mà sao khi ca người ta cười ha hả.. có bản nhạc người ta khóc nửa.. nói đúng ra nhờ.. “ nhạc Sến mà người ta nuôi dưỡng được những tâm hồn trong một xã hội quá ư là thờ ơ và vô cảm..Mà không hiểu tại sao..? những bản nhạc nào được xuất xưởng trước ngày 30-04-1975 đều bị qui và kết tội là nhạc Sến..Tiếng Sến được nghĩ theo kiểu: dè bĩu, mĩa mai, khinh khi, miệt thị... Nhưng sẽ thật là sai lầm khi quan niệm “ nhạc Sến “ với hàm ý nêu trên... bởi trong dòng nhạc Sến nầy nó nói lên tình yêu quê hương.. tình yêu trai gái.. những danh lam thắng cảnh của đất nước..! Nhạc sỹ Bảo Thu có nói: Nếu xuân nầy vắng anh: như lá khô lìa xa cành, như giao thừa im tiếng pháo, mai úa sát bên hiên... thì đừng đến xuân ơi... Trần thiện Thanh thì nói.. Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chử không ngay.. Nhưng thư của lính ghi giửa rừng cây khi nhớ em thật đầy... Dù mang âm hưởng nói về người lính VNCH.. nhưng thực chất là nó nói về tình yêu trai gái kẻ hậu phương người tuyển tuyến, không có ý nói gì về người của phía bên kia hay chính trị..dù lúc đó là thời điễm chiến tranh ác liệt nhất... Và còn nhiều tuyệt tác nửa mà chưa chắc các nhạc sỹ thuộc dòng nhạc hàn lâm nào sáng tác được...Rồi đây tôi nghĩ con người sẽ tìm về “ nhạc Sến “ một ngày gần đây không xa lắm nửa đâu... !

*** Sau ngày 30-04.. Bổng dưng tôi được mọi người xứng danh gọi là “Ngụy Quân“ lúc đó tôi còn trẻ, không hiều gì hết..? Rồi danh từ “Mỹ-Ngụy“ cũng được nói thường xuyên trong cuộc sống từng giờ và hằng ngày.. từ MỸ là người MỸ.. còn từ “ ngụy “ là gì tôi không hiều..? lính Ngụy là lính gì..? Vào thời Phong Kiếm Xuân Thu của bạo chúa Tần Thủy Hoàng.. có 6 nước mà Tần Thủy Hoàng đã đi chinh phục gồm thâu về một mối đó là.. Tề, Sở, Hàn, Yên, Triệu và NGỤY.. lúc đó tôi tưởng mình là lính mà tiền thân là nước Ngụy bên TÀU... Rồi theo thời gian tôi mới hiều ra rằng Ngụy ở đâylà sự Giả dối.. gian xảo... xảo quyệt.. Lính Ngụy là những người lính Giả dối, gian xảo, độc ác.. Mà người chiến thắng đã ghép và áp đặt cho người phía bên thua cuộc.. như vậy thì lính Ngụy hay Ngụy quân là đồng nghĩa với lính Giả. một đoàn quân Giả dối... từ Ngụy ở đây ám chỉ là một sự Giả dối... ***- Có những thứ Giả mà ta xài không được như: Hàng hóa Giả, Tiền Giả.. thường thì đồ Giả không ai xài, không ai chấp nhận nó...còn nếu nói về răng Giả... có nghĩa là răng không phải tự trong xương thịt của mình mọc ra.. mà được người đời làm sẵn.. nâng niu nó rồi gắn nó vào hàm.. đó là yêu cầu tất yếu của xã hội.. của người xữ dụng thì nó vẩn đạt hiệu quả cao.. Vậy thì trong cuộc sống đôi khi người ta cũng cấn phải xữ dụng thứ đồ Giả.. Răng Giả.. tay chân Giả.. Giả mà thật... còn Răng thật lại là Giả... Vì nó ở với mình không được bao lâu rồi lần lượt ra đi... Mà mỗi lần ra đi của nó... nó quậy cho người ta te tua, tưng cà na.. và đau nhức... Cụm từ Giả và Thật trong chử nghĩa. Trong đời sống con người, từng lúc, từng nơi, từng vật dụng đều có sự thay đổi khác nhau... Không phải đồ Giả là vứt bỏ, là khinh khi nó... Đôi khi con người cần cái Giả để thay thế cái thật, cái Giả mà phục vụ tốt và có ích cho con người thì lại là rất cần thiết, thứ nào có hại cho con người thì dù thật cũng thành Giả.. Vậy thì xin đừng đem hai chử Lính Giả hay Ngụy Quân ra để làm cái màng thưa thù hận hòng che mắt thế gian mà chỉ đào sâu thêm sự chia rẽ trong lòng người dân...Đất nước đã im tiếng súng trên 37 năm mùa cóc chín. Cã đất nước đang cùng nhau tiến về đích vinh quang “ của đỉnh cao trí tuệ xã hội chủ nghĩa “ thế nhưng tại sao những con người mang hai chử lính Giả =Ngụy Quân. Bị xua đuổi, bị dìm vào tuyệt địa ngay trên chính quê hương của họ...lính giả hay ngụy quân mà làm tốt cho xã hội, đúng theo đạo đức của người VN. thì ta gọi là giả hay thật... Ở đây tôi không có ý nói về chính trị, một Ngụy Dù có cấp bậc là đơ vèm cùi bắp thì làm chính chị chính em cái quái gì..? mà ở đây tôi chỉ nói lên khía cạnh nhân bản và tính nghệ thuật của con người mà thôi.. Cái gì nó sống được trong lòng mọi người thì tự nó sẽ tồn tại và còn mãi mãi như: lính Giả hay nhạc Sến.. Có một điều quan trọng mà ai còn đang ở quê nhà.. thì cần phải biết hai chử “ Giử Mình “ đừng để dính vào hai chử “ Phản Động “.. đi tù cải tạo lâu lắm nha.. Từ ngàn xưa đến nay, văn hóa Việt Nam không có từ “ Phản Động “ nầy..! Mà nó chỉ xuất hiện sau ngày 30-04-1975 cái nghĩa thông dụng và chính xác của nó là: Ai có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại nhà nước CHXHCNVN.. Thì người đó là Phản Động.. Không lẽ MĐ (mũ đỏ) quê nhà ngây thơ đến độ đưa đầu vào bụi gai hay sao..? Những người lính Giả = Ngụy Dù luôn tâm niệm rằng phải từ bỏ và không nên dính dấp đến 2 chử chính trị. Vì nó rất nguy hiễm cho bản thân và gia đình.. đối với nhà nước VN họ có đôi tai thính như tai thợ săn trong đêm tối.. Vì vậy ngụy quân chỉ nên làm những chuyện từ thiện... giúp đở đổng bào nghèo khốn khó..Những hành động của ngụy quân đã làm hôm nay mà mai sau được mọi người kính phục thì coi như mình được “Tích Đức “ rồi... Chuyện đi chiêu hồn Tử Sĩ Nhẩy Dù ở Khánh Dương.. thỉnh vong linh những người đã chết vể Chùa.. Cầu Siêu ngày rằm tháng 7... đem quà đến cho đồng bào nghèo, cơ nhở, khó khăn về kinh tế trong cuộc sống.. Những chuyện làm biểu hiện về mặt đạo lý của người VN xưa nay vẩn là vậy.. cái truyền thống ấy đã ăn sâu vào tâm thức người VN suốt 4 ngàn năm quê hương ngạo nghể rồi.. Những việc làm nêu trên của Lính Ngụy ở quê nhà không biết rằng có bị dính vào hai chử “ Phản Động “.. hay không? Vì trên lý thuyết “con cừu không có quyền lý luận trước một con chó sói “ mà phải “ Ngậm một mối căm hờn trong củi sắt “.. Có tranh luận, có bàn cải thì sau đó nó mới Văng ra Công Lý.. Thôi thì Hên Xui.. khi mình cảm thấy đó là việc thiện thì mình cứ làm.. Với quan niệm đó nên tôi...có sao nói vậy người ơi..! Thật sự tôi đã nhìn thấy viên hột xoàn nằm dưới đáy sông rồi.. do đó tôi phải viết và kể lại với một niềm lạc quan, vô tư và đầy hứng thú.Vì nếu không có người viết thì sự thật sẽ vĩnh viển nằm trong bóng tối..Câu chuyện chiêu hồn Tử Sĩ ở Khánh Dương đã làm chấn động dư luận không ít. Các nhà hảo tâm. từ thiện vô tình họ được biết đến Chùa Bửu Hưng. một ngôi chùa nghèo nàn nằm xa xôi nơi hoang vắng.Và rồi một sự cứu trợ cho bà con nghèo nơi đó đã xảy ra.300 phần quà. mổi phần quà trị giá 300 ngàn+ 100 ngàn tiền mặt = 20 dollars...Nếu không có Ngụy Dù đem bài vị về chùa Bửu Hưng Thì có ai biết nơi miền xa xôi đó người dân đang sống trong cảnh đói nghèo và thiếu thốn đâu? Trong xã hội VN hiện tại chúng ta đã thấy có một cái hố sâu khoãng cách giửa giàu và nghèo quá to lớn. giai cấp nghèo là những người nông dân, người vùng xa, cái nghèo đã đưa họ đến tình trạng te tua, rách nát và tuyệt vọng... Nhưng ngược lại..nó đã phát sinh ra một số nhà giàu mà dân Sài Gòn bây giờ gọi nôm na là Tư Bản Đỏ ăn chơi lẩy lừng, Tiền thì vun vút như lá mùa Thu rụng..Một xã hội mà kẻ thì giàu quá mức, người thì khổ vô cùng, phân chia giai cấp rỏ rệt, người thua trong cuộc chiến thì bị khai thác triệt để.. Thế mới biết khoa học kỷ thuật hiện đại ngày nay có thể chế ra máy móc tối tân, kể cả máy thăm dò địa chấn, máy báo tín hiệu của những cơn sóng thần sắp xảy ra. Nhưng họ không thề nào chế tạo được trái tim nhân ái cùa con người..Trái tim nhân ái nó chỉ được tôi luyện xuất phát từ một truyền thống nào đó... cái truyền thống nhân ái đó..nó đã nằm sẳng trong lòng những người Lính Gĩa=ngụy Quân>Ngụy Dù... còn những ai không có trái tim nhân ái là tại vì:(Người Mẹ đã mang bệnh di truyền từ trong nhiễm sắc thể rồi.. Thì lũ con làm sao tránh khõi căn bệnh trầm kha được..!) Người dân bây giờ cũng quá mệt mõi trên quê hương của chính họ rồi.. Giống như Chí Phèo chán cái Làng Vũ Đại của anh ta.. theo nguyên tắc.. một canh bạc bịp không thể kéo dài mãi được. Vì số lượng người ngu thường có giới hạn..Tiền mà rách nếu ta dán đúng cách thì nó vẩn còn có giá trị.. LÍNH GIÃ mà có trái tim nhân ái. Sống theo đạo lý của kẻ làm người thì Gĩa còn tốt hơn thật. Thật mà nhân cách sống không tốt thì có xịt dầu thơm (Imorten 3 số 7) vào thì nó vẩn cứ nặng mùi...Một sự ngở ngàng và bất ngờ xảy ra lúc phát quà cho đồng bào nghèo ở chùa Bửu Hưng...Khi chuẩn bị phát quà thì du kích và chính quyền xã nơi đó xuất hiện. Họ xin 50 phần quà để phát cho du kích và những người thuộc chính quyền nơi đó..Vì muốn sự phát quà cho người nghèo. cơ nhở được trọn vẹn, nhà từ thiện đồng ý cho chính quyền địa phương nơi đó 50 phần quà,. Và khi những người ở xa đến trể nhà từ thiện xin lổi nói là hết quà vì lý do ngoài ý muốn.. và họ cho thẳng bằng tiền mặt là 400 trăm ngàn = 20 usd. đây là sự thật 100% không phải câu chuyện mà ta đặc ra để mà nói xấu một chế độ. Nếu không cho thì niềm vui sẽ không được trọn vẹn.. còn Ngụy Dù quê nhà chỉ làm một công tác từ thiện của tình người.. không hề mang một tính chất chính chị chính em nào trong việc làm nhân đạo nầy..? vài hình ảnh phát quà cho bà con nghèo sống cơ nhở nơi chùa Bửu Hưng GĐMĐ (gia đình mũ đỏ) đang đưa quà cứu trợ vào từng bao.. để chuẩn bị phát quà..có một số vợ con của Ngụy Dù đi theo phụ giúp công việc từ thiện nầy..
mu_do_cau_sieu__resized
Hình ảnh Mũ Đỏ Nhảy Dù cầu siêu cho chiến hữu.
Đồng bào nghèo sống trong khu vực chùa Bửu Hưng tập trung chờ lãnh quà.. trong đó có một số là đồng bào thiểu số.. sống xa xôi trong chân núi.. trên rẩy..trên nương...

Hình ảnh những cụ già, bà lảo.. Từ trong chân núi xa xôi, nắng nôi, bụi bậm..đi xa hằng cây số để đến được chùa Bửu Hưng.. Dù mệt mõi nhưng trên gương mặt các cụ luôn nở một nụ cười vui vẻ và với những câu nói đầy xúc động “ sau hơn 37 năm. đây là lần đầu tiên chúng tôi nhận được quà của những người VN có tắm lòng nhân ái “ trên gương mặt họ biểu hiện cho ta thấy.. Dường như ở lâu trong cái khổ..! họ cũng đã quen rồi với cái khổ..

từ phải sang: MĐ.Việt Vinh(tổng hành dinh)MĐ Tấn TĐ5, MĐ Thái TĐ5, MĐ Chánh TĐ5, MĐ Dũng 3 pháo binh. Khi sư trụ trì đọc tên ai, MĐ Chánh kiểm tra lại phiếu nhận quà. khi lãnh quà xong được hướng dẩn đến nhận bì thư có 100 ngàn VN đồng (VNĐ)... Trước khi phát quà..! cách đó mấy ngày Chánh, Tấn cùng sư trụ trì đã lặn lội vào tận chân núi, trong Nương rẩy để phát phiếu lảnh quà và mời họ ra Chùa để lãnh. người mặc áo nâu xa phía sau là MĐ Cái Bang có nhiệm vụ đưa quà ra phía trước để phát cho đồng bào.

Những người ở xa trong núi ra trể. hết quà MĐ Thái thay mặt sư trụ trì đọc lời xin lổi với bà con và viện với lý do là trục trặc về khâu vận chuyển. xin bà con thông cảm và nhận bì thư thay thế quà nhưng giá trị thì giống nhau 400 ngàn VNĐ= 20 USD chuyện cứu trợ không biết có hợp pháp với chính quyền VN hay không..? từ đó ngụy Dù quê nhà tính làm rụp rụp mà không lường trước được tình hình khó xử lại xảy ra, Khi vào cuộc thì giống như ta nhai nhầm cục sạn.. rồi lại ê răng..? đối với Ngụy Dù ở quê nhà. họ không sợ bất cứ thứ gì bằng sợ bị người khác khinh rẻ..Đó là một nền tảng của đạo lý. Cuộc chiến ý thức hệ vốn đã ăn sâu vào con người của cả 2 bên, đến bây giờ rỏ ràng vẩn chưa thể gột bỏ hết. Nhưng không có gì ngăn cản được lòng nhân ái, nó đã làm nên một cuộc sống an vui cho mọi người. Oán ghét.. Hận Thù.. Củng sẽ bị tiêu diệt trước sức mạnh của lòng nhân ái..cái quan trọng của món quà từ lòng nhân ái là ta phải đưa vào tận con tim của họ, chứ không phải chỉ như trên đôi tay giống như bố thí.. Thành thật xin cảm ơn các đích thân,NT, HT cùng các chiến hữu đã bỏ một khoảng thời gian quí báo cũa mình để xem qua một vài hoạt động của GĐMĐ ở quê nhà trong mùa Vu Lan và công tác từ thiện cứu trợ đồng bào nghèo trong khu vực Chùa Bửu Hưng... xin cảm ơn Sài Gòn.

January. 9th.2013 NHẨY DÙ CỐ GẮNG MĐ.

Bùi văn Thái

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.