Hôm nay,  

Người Em Gái Pleiku

03/08/201300:00:00(Xem: 11517)
“Em Pleiku má đỏ môi hồng.
Ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông.
Nên tóc em ướt và mắt em ướt nên em mềm như mây chiều trong…”


Vần thơ sầu mộng của thi sĩ Vũ Hữu Định được phổ thành lời trong bản nhạc “Còn Chút Gì Để Nhớ” đã lâu lắm rồi nhưng khi cất tiếng hát chiều nay, lòng tôi vẫn xao xuyến lạ thường! Bài thơ phải là chứng tích cho một chuyện tình lãng mạn… có thật. Nỗi lòng này như hơi lửa đã có lần sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trên vùng trời cao nguyên giá buốt.

Tự nghĩ câu chuyện lòng ấy... có thật nên dù chưa đặt chân lên Pleiku một ngày, tôi cảm thông ngay được cảnh chiều quạnh hiu của bao kẻ xa nhà đi chinh chiến bơ vơ trên miền đất đỏ, hơi sương lạnh bay giữa những hàng thông... “may mà có em, đời còn dễ thương”.

Suy ngẫm đến những ân tình mà lời thơ trên có thể gởi gấm, tôi mạnh dạn ghi lại ý nghĩ của mình miên man tưởng tượng trong những tình huống khác nhau. Chẳng biết đúng hay sai nhưng bài thơ đẹp nào cũng thường ẩn ý, mặt nổi thì lãng mạn, mặt chìm thì đam mê… Tùy tác giả vần thơ bất hủ ấy hay người chiến sỹ năm xưa đã một thời ngang dọc trên vùng hỏa tuyến này, vô tình đọc đến đây mà còn nhớ đến kỷ niệm xa xưa… sẽ cho chúng ta biết tâm tình hư thực ra sao?

Pleiku.. địa danh khói lửa vùng Tây nguyên, người bản xứ đọc là “Plây Cu”, tiếng Anh hay Việt đều cùng một âm hưởng. “Em Plây Cu má đỏ môi hồng” nói lên hình ảnh thẹn thùng của nét mặt, chính thức bởi hai hiện tượng: tình yêu và khí hậu miền núi cao. “Ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông” do đó tiết trời cao nguyên về chiều thường là không gian lý tưởng cho những kẻ đang yêu… ôm nhau san sẻ hơi ấm trong giá lạnh. “Nên tóc em ướt…” hình ảnh sương khuya của thành phố “trời thấp thật buồn” đọng trên mái tóc tựa như Mộng Dưới Hoa của thi sĩ Đinh Hùng: “mây ngàn gió núi đọng trên mi” nhưng khi “mắt em ướt” thì chỉ có thể hiểu: một là hạnh phúc ngay bây giờ, hai là nỗi buồn vô thường của lứa đôi trong bối cảnh chiến tranh “ở đây với em chiều nay, mai đi rồi… anh sẽ còn trở lại hẹn hò nữa không?” “Mắt ướt” vì em khóc mối tình phù du chẳng khác gì ánh hỏa châu cuối trời… đêm đêm lóe sáng rồi tàn cũng rất vội! Cuối cùng “nên em mềm như mây chiều trong…” điều này tự nó đã đặt nên câu hỏi? “Mây chiều trong” có nghĩa mỏng, nhẹ nhàng một đám mây bay nhưng thân “em mềm như mây chiều” thì khó cảm nhận hơn nếu không “nghĩ sâu để hiểu” là em “ướt hết cả”… Khởi đầu là tóc và mắt vì bản chất lãng mạn của thi nhân nhưng thực sự là em ở trong trạng thái yêu đương dồn dập, đó là ý nghĩa của chữ “mềm” và chờ đợi dâng hiến mối tình chân thật với người tình phong sương chiến trận...


“Cảm ơn em, cảm ơn thành phố có em! Mai xa lắc trên đồn biên giới, còn một chút gì để nhớ để thương…” Còn gì đẹp hơn thế nữa khi một chiến sĩ quên thân mình và cả người yêu “má đỏ môi hồng” nơi hậu phương để nếu sống sót trên chiến địa “còn có chút tình để nhớ để thương”. Câu nói cuối cùng ấy thật hào hùng! Hình ảnh ly cà phê có cả hai vị ngọt đắng… ngọt thì ngọt đậm và đắng thì đắng chát trong mối tình “Người Em Gái Pleiku”.

Những hàng thông xanh trên cao nguyên thả bụi phấn vàng vào bầu “trời thấp thật gần” khi mùa xuân trở lại. Chẳng biết một ngày nào tôi có diễm phúc đến thăm phố núi Pleiku thực hiện chuyến “đi năm phút đã về chốn cũ” như lời thơ nhưng những ai đã từng quen, chắc không nên nhìn lại bởi vì người cũ hay cảnh cũ ít khi nào đẹp hơn hình ảnh đã một lần khắc đậm trong tim như triết gia đã diễn tả: “Không ai bơi được hai lần ở cùng một khúc sông…”

Tôi viết những dòng chữ này để kính tặng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã một thời ngang dọc trên vùng núi Tây Nguyên, nhớ lại kỷ niệm êm đềm mà đời người nhiều khi chỉ qua một lần rồi thôi… Muốn nói với các anh rằng sự hy sinh ấy không vô nghĩa mà chính bộ đội đối phương đã là những “dã tràng se cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì!”. Câu ngụ ngôn này không cần phải dài dòng cắt nghĩa khi nhìn vào thời sự đất nước ngày hôm nay.

Các anh đã viết nên chuyện tình “Người Em Gái Pleiku” và khi xưa nhiều lúc đã “tận hưởng” mỗi lần may mắn được tiếp tế trong trại tù để thấy vị ngọt đến tận bao tử của một cục đường, vị đậm chát đến se lưỡi của vài hạt muối.

Những ý thức “tận hưởng” ấy không bao giờ xuất hiện trong cảnh đời thường. Tao hóa ở một khía cạnh nào đó rất công bằng bởi vì hiện tượng ấy chỉ hiển hiện song đôi với những hoàn cảnh khắc nghiệt. Còn lại mọi nơi, mọi lúc, mọi người giữa cuộc sống bình thường chỉ vỏn vẹn hai chữ “tạm hưởng” nhất là định cư tại một đất nước an bình và đầy đủ vật chất như ngày hôm nay.

“Cảm ơn thành phố có em”! Đó là lời ca của các anh khi từ giã người yêu, còn riêng tôi viết kể lại chuyện tình “Người Em Gái Pleiku” một cách thô thiển để cảm ơn chính các anh, những người lính Việt Nam Cộng Hòa thua trận nhưng chính nghĩa mãi mãi trường tồn trong lòng dân tộc.

Cao Đắc Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.