Hôm nay,  

Cuộc Gặp Gỡ Obama-Sang Và Vấn Đề Nhân Quyền Việt Nam

23/07/201300:00:00(Xem: 8135)
Thứ Năm tới đây, 25/7, Chủ-tịch nước VNCS Trương Tấn Sang sẽ sang gặp Tổng-thống Obama với một phái-đoàn mà theo tin giờ chót sẽ có khoảng 70 người, bao gồm "nhân viên nhà nước, nhân viên an ninh, y tế, báo chí, doanh nghiệp, giáo dục, quốc phòng và đặc biệt" một phái-đoàn tôn-giáo gồm 4 người (2 Tin Lành, 1 Phật-giáo và 1 Công-giáo) (theo Hải Huỳnh của Dânlàmbáo).

Hãy tạm gác sang bên vấn-đề "đối-tác chiến-lược" mà đôi bên đều xem là mục-đích chính của chuyến đi, thông-báo của Phòng Báo chí Toà Bạch Ốc hôm 11/7/2013 cho biết: "Tổng thống [Obama] cũng mong muốn thảo luận về nhân quyền... và... việc hoàn thành một thỏa ước về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao."

Ráp hai nguồn tin thì ta có thể đoán là:

- Chuyện "thảo luận về nhân quyền" chắc chắn là sẽ có chứ không phải chỉ ở mức độ "mong muốn."

- Chuyện này đã được chính-thức thông-báo trước cho Hà-nội, và

- Hà-nội ít nhất cũng trông chờ là vấn-đề "tự do tôn-giáo" thế nào cũng được nêu ra, do đó mà Hà-nội đã chuẩn-bị sẵn một tiểu-phái-đoàn tôn-giáo 4 người nhằm trả lời những chỉ-trích, nếu có, về vấn-đề này.

Tóm lại, Hà-nội đang sợ có thể bị đưa trở lại trong danh-sách CPC (các quốc gia đáng quan-tâm đặc-biệt), một điều sẽ ngăn chặn nhiều chương-trình lớn nhỏ tiến tới trong việc làm ăn buôn bán giữa hai nước, kể cả chuyện vào TPP (Trans-Pacific Partnership, "quan-hệ đối-tác xuyên Thái Bình Dương"), nhất là "ở tiêu chuẩn cao" ("high standard TPP"). Vì nếu không sợ thì Hà-nội đã không cần đem theo tiểu-phái-đoàn tôn-giáo đi cùng với ông Sang.

Tại sao sợ?

Có một vài dư-luận cho rằng cuộc tranh đấu cho nhân-quyền của cộng-đồng VN hải-ngoại, nhất là ở Mỹ, là vô vọng. Theo một bài mới ra hôm 20/7, tác-giả cho rằng người ta "nói Mỹ đòi 3 quyền lợi, nhưng [theo ông] chỉ có 2 mà thôi, đó là quyền lợi về chiến lược và quyền lợi về kinh tế, còn 'dân chủ và nhân quyền' chỉ là chiêu bài được dùng để đòi hỏi các quyền lợi khác." (Tác-giả nhấn mạnh)

Nhưng tôi nghĩ khác. Như lấy trường-hợp Miến-điện (Myanmar), phải chăng Mỹ cũng đã chỉ đòi nới rộng tự do, dân-chủ và nhân-quyền (cho bà Aung San Suu Kyi và dân-tộc Miến) như một "chiêu bài"? Nếu hiểu thế thì làm sao giải thích được chuyện Mỹ đã đón bà Aung San Suu Kyi sang làm thượng-khách (nói chuyện trước Lưỡng Viện Quốc-hội) rồi sau đó, cũng tiếp cả Tổng-thống Thein Sein, người được xem là đã nới rộng được một phần không-gian tự do, dân-chủ ở Miến?

Chính tiền-lệ Miến-điện phải cho Hà-nội thấy là mở rộng không-gian dân-chủ, tự do ở Việt-nam có những lợi-ích cụ-thể và trông thấy được trong "quan-hệ đối-tác chiến-lược" với Mỹ. Đó là một chuyện.

Một lý-do nữa để cho Hà-nội sợ thật, đó là Luật về Tự do Tôn-giáo Quốc-tế của Mỹ là một luật có thật, đã được Quốc-hội Mỹ thông qua từ lâu (1998), và có mang theo nó biện-pháp chế tài (như có thể bị liệt-kê vào danh-sách CPC). Đây là khác hẳn các dự-luật về Nhân-quyền ở Việt-nam mà đã vài lần được Hạ-viện thông qua với một đa-số áp-đảo nhưng rồi bị chặn lại, không vượt qua được ngưỡng cửa các tiểu-ban trên Thượng-viện (nhất là Tiểu-ban Ngoại-giao mà trước đây do ông John Kerry gác cửa) để ra biểu quyết ở khoáng-đại Thượng-viện nên đã không thành luật. Mà đã không thành luật thì có gì mà Hà-nội phải e ngại?

Nay tình-hình đã đổi thay. Ông Kerry đã sang làm ngoại-trưởng và không còn ở Thượng-viện để chặn được các dự-luật về nhân-quyền (như của TNS John Cornyn ở Texas đệ-trình) nữa. Vậy khả-năng Dự-luật về Nhân-quyền VN do Dân-biểu Chris Smith đưa ra năm nay (HR 1798) có rất nhiều khả-năng được thông qua Hạ-viện một cách vẻ vang để được đưa lên Thượng-viện và ở đây, cũng có khả-năng đi qua các tiểu-ban để ra khoáng-đại cho các TNS biểu quyết. Và nếu chuyện này xảy ra thì chúng ta sẽ có thêm một vũ-khí để buộc Hà-nội phải tôn trọng những tiêu-chuẩn nhân-quyền mà ngày nay đã quá phổ-thông trong thế-giới văn-minh của loài người.

Bảy hướng áp-lực

Lần này cũng khác ở điểm trong quá-khứ, chúng ta có thể có lẽ phải ở về phía ta nhưng chúng ta đã vụng tranh đấu. Vụng trước nhất là vì chúng ta biết nhiều chuyện, có nhiều tin tức nhưng lại có tật chỉ thích "mình nói với mình," có nghĩa là chỉ người Việt lên tiếng trên các diễn-đàn, phương-tiện truyền-thông của người Việt cho những người Việt khác nghe. Mãi gần đây ta mới có thói quen nói với người bản-xứ để tranh thủ được sự đồng-tình của họ. Một tỷ-dụ, ta phải đợi gần 38 năm rồi mới biết sử dụng sức mạnh của tuổi trẻ giỏi vi-tính và quần-chúng để gởi những thỉnh-nguyện-thư vào Toà Bạch Ốc mà tháng 3 năm nay đã lên đến hơn 150.000 chữ ký trong vòng hơn một tháng. Cho đến bây giờ, ta vẫn chưa tranh thủ được sự tiếp tay của các báo đài chính-mạch trong cuộc vận-động cho nhân-quyền VN, do vậy mà câu chuyện nhân-quyền bị chà đạp ở VN chưa lên mặt báo tiếng Anh bao nhiêu và cũng do đó chưa nằm trong ý-thức của đại-chúng để họ có thể ủng-hộ chúng ta.

Tuy-nhiên, tình-hình này đang mau chóng đổi thay. Ngày nay, tuổi trẻ VN hải-ngoại rất ý-thức về vấn-đề nhân-quyền ở VN, và những chương-trình động-viên qui-mô không thể xảy ra được nếu đã không có sự tham-gia của các anh chị em trẻ. Phong trào thỉnh-nguyện-thư hồi tháng 3, phong trào do Boat People S.O.S. của anh Nguyễn Đình Thắng và cựu-Dân-biểu Cao Quang Ánh phối-hợp hồi đầu tháng 6 vừa rồi thu hút gần 600 người về vận-động hành-lang trên Quốc-hội, phong trào "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói" của SBTN, phong trào nhạc đấu tranh (như Hưng Ca, Hùng Ca, Hùng Sử Ca v.v.) đang dồn dập lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn người vào hàng ngũ đấu tranh... thay vì chỉ lác đác có một số người "chuyên-viên" như trong quá-khứ. Đó là một hướng áp-lực ngày càng đông đảo và hứa hẹn thành một lực-lượng khó rập tắt!


Bên cạnh đó, các tổ-chức chính-trị lớn và cộng-đồng của người Việt hải-ngoại cũng vừa ra một "Tuyên-bố nhân cuộc viếng thăm tới đây của ông Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc" đưa ra những đòi hỏi cụ-thể và đích-danh liên-hệ đến những tù-nhân lương-tâm và chính-trị hiện đang ngồi bóc lịch ở Việt-nam.

Hướng áp-lực thứ hai, như trên đã nói, là Quốc-hội, tức bên Lập pháp Hoa-kỳ. Nếu trong quá-khứ Hạ-viện vẫn ở bên ta thì nay khả-năng Thượng-viện cũng dần dần về hùa là không thể gạt ra được. Mà không chỉ là Quốc-hội liên-bang! Các luật và nghị-quyết Cờ vàng trên khắp nước là một bằng-chứng chúng ta đã tạo được cho cộng-đồng chúng ta một thế đứng trong lòng xã-hội Hoa-kỳ. Gần đây, Nghị-quyết 455 của Tiểu-bang Virginia công-nhận một ngày "Nam Việt Nam" cũng báo trước một khuynh-hướng có thể lan rộng, lôi cảm-tình của các đại-nghị-viện địa-phương và người dân Mỹ về phía chúng ta! (Như Dân-biểu tiểu-bang Hubert Võ đã vận-động thành công cho một nghị-quyết tương-tự ở Austin, Texas, hay hạt Tarant, cũng ở Texas, cũng đã ra một nghị-quyết tương-tự!)

Hướng áp-lực thứ ba là các tổ-chức phi-chính-phủ về Nhân-quyền như Ân-xá Quốc-tế (AI, tắt cho Amnesty International), Hội Theo dõi Nhân-quyền (HRW, tắt cho Human Rights Watch), Nhà Tự do (Freedom House), Ủy-ban Bảo-vệ Ký-giả (CPJ, Committee to Protect Journalists) ở Mỹ, Phóng-viên không biên-giới (RSF, tức Reporters sans Frontières) ở Pháp, tổ-chức Bảo vệ những người bảo vệ nhân-quyền (Defend the Defenders) ở Ái-nhĩ-lan, Sáng-hội Rafto (Rafto Foundation) ở Na-uy, cơ-quan Minh bạch Quốc-tế (Transparency International) ở Đức, hay Văn-bút Quốc-tế (P.E.N. International) trên trường quốc-tế... Đa-phần các tổ-chức này có bản tường-trình hàng năm về nhân-quyền ở trên thế-giới, trong đó có VN, hay những bảng đánh giá, trong đó VNCS thường gần lọt xuống đáy sổ về các thứ tự do (ngôn-luận, báo chí, tôn-giáo, hội họp v.v.).

Hướng áp-lực thứ tư đến từ các quốc gia tự do trên thế-giới. Như Liên-hiệp Âu-châu (mà trong nước quen gọi là "E-U," tắt cho hai chữ "European Union") đã hơn một lần ra những nghị-quyết lên án sự thiếu tự do và nhân-quyền ở VN khuyến-cáo "E-U" và các quốc gia ở Âu-châu phải đặt nhân-quyền lên hàng đầu khi nói chuyện làm ăn buôn bán với VNCS. Mới hôm 11/7 vừa qua, 34 dân-biểu ở nhiều nước trong "E-U" đã có thư cho bà Catherine Ashton, Phó-chủ-tịch về Chính-sách Ngoại-giao và An-ninh, với phó-bản cho ông Ủy-viên về Thương mại, khuyến-cáo 4 điều (phải thả một số người đích-danh, đỡ đầu cho các xã-hội dân-sự ở trong VN, đòi hỏi Hà-nội phải cải-tổ chế-độ luật pháp lạc hậu của họ và gắn liền nhân-quyền với các quan-hệ trong những lãnh-vực như thương mại v.v.). Riêng Ngoại-trưởng Úc Bob Carr hôm rồi đi họp ASEAN ở Brunei đã gặp và nói thẳng với Bộ-trưởng Ngoại-giao Phạm Bình Minh của Hà-nội là phải thả ba người tranh đấu cho quyền lao-động ở VN là Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh.

Ở Mỹ, Dân-biểu Frank Wolf mới đây đã thẳng thừng lên án chính-sách nhân-quyền thất bại của chính-quyền Obama, Dân-biểu Ed Royce mới có thư cho TT Obama nêu trường-hợp các bloggers bị bỏ tù, ngược-đãi, hạch sách và ở trong Quốc-hội hiện đang luân-lưu hai lá thư, một gửi cho ông Trương Tấn Sang và một gửi lên TT Obama đòi hỏi những tiến-bộ cụ-thể về nhân-quyền ở VN trước khi nên tiến xa hơn trong việc đón nhận Hà-nội làm "đối-tác chiến-lược." Hai Thượng-nghị-sĩ John McCain và Joseph Lieberman đã sang tận Hà-nội để nói thẳng với giới lãnh-đạo VNCS là "không có cải thiện về nhân-quyền thì đừng hòng mua loại vũ-khí sát thương thượng-thặng của Mỹ được"--loại mà Hà-nội rất cần trong lúc này.

Hướng áp-lực thứ năm đến từ các báo đài lớn trên thế-giới. Nếu trong quá-khứ vấn-đề nhân-quyền ở VN chỉ thỉnh thoảng được nhắc đến trong các báo chuyên-ngành hay loại dành cho các thành-phần trí-thức (như những tờ Atlantic Monthly hay Dissent) thì gần đây, New York Times đã có bài dài về Cù Huy Hà Vũ, Washington Post có bài về Luật-sư Lê Quốc Quân, ABC cũng có phóng-sự về ông, thậm chí đến đài Al Jazeera Quốc-tế của Ả-rập cũng đã phỏng vấn tôi về tình-hình lao-động, buôn bán phụ nữ ở VN v.v.

Hướng áp-lực thứ sáu đến từ những cơ-quan lo về Nhân-quyền trong Liên-hiệp-quốc. Như Báo-cáo-viên về Tự Do Tôn Giáo của LHQ (U.N. Rapporteur on Religious Freedom) đã sang tận VN điều tra và báo-cáo về trường-hợp Giáo-hội Phật-giáo VN Thống nhất bị chèn ép, đàn áp như thế nào. Như Nhóm Công-tác về Bắt giữ tùy tiện (U.N. Working Group on Arbitrary Detention) đã ra nhận-định và kết-luận về trường-hợp Cù Huy Hà Vũ là ông nằm trong số những người bị bắt giữ bất hợp pháp.

Cuối cùng và có lẽ còn quan-trọng hơn cả là áp-lực từ ngay những tù-nhân lương-tâm ở trong các trại tù ở VN ngay trong lúc này. Chúng tôi đang muốn nói đến cuộc tuyệt thực 25 ngày mới đây (25/5 đến 21/6) của Tiến-sĩ Cù Huy Hà Vũ ở Thanh-hoá và cuộc tuyệt thực hiện còn đang tiếp-diễn của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở Nghệ-an và đã đạt đến ngày thứ 28.

Không thể nói là ngần ấy áp-lực sẽ không đem lại kết-quả gì. Nhất là khi tên của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được chính Tổng-thống Obama nhắc đến vào Ngày Báo Chí (Press Day) năm ngoái như một trường-hợp bị tù vì những lời phát biểu hoàn-toàn hoà-bình và xây dựng của Anh ("Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt-nam"). Trong khi Hà-nội đang cần Mỹ như một cái cầu phao để cân bằng ảnh-hưởng quá nặng nề của Trung-Cộng, tôi gần như chắc chắn là Hà-nội, tức ông Trương Tấn Sang, nếu không nể mặt Tổng-thống Hoa-kỳ thì ít ra cũng phải nể mũi của ông Obama một chút... để mà có một số nhượng bộ về nhân-quyền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.