Hôm nay,  

Lược Thuật Mạn Đàm Về Luận Án Cao Học Của Trần Thị Như Ngọc:Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật

19/07/201300:00:00(Xem: 8281)
(LNĐ: Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy ngày 6 tháng 7 vừa qua, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo, người phụ trách chương trình VHNT đài phát thanh Saigon Houston, đã có cuộc phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê chung quanh luận án tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Lý luận Văn học của thạc sĩ Trần Thị Như Ngọc, chủ đề “Thơ Du Tử Lê dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật”. (1) Vì cuộc “mạn đàm” dài 1 tiếng, nên chúng tôi xin chỉ lược thuật những câu hỏi đáp cần thiết. Quý bạn đọc muốn nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn xin vào trang mạng saigonhouston.com hoặc dutule.com… Trân trọng. Nguyễn Nguyên)

Nguyễn Ngọc Bảo: mở đầu chương trình kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo đã giới thiệu dàn bài chi tiết luận văn của tác giả Trần Thị Như Ngọc, với những chương như “Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ của Du Tử Lê”; “Cái tôi trữ tình và một số biểu tượng đặc sắc trong thơ Du Tử Lê”; “Ngôn ngữ thơ Du Tử Lê” v.v… Sau đó, ông cho phát thanh ca khúc “Tình sầu Du Tử Lê” (thơ Du Tử Lê, Phạm Duy soạn thành ca khúc) trước khi chính thức bước vào cuộc phỏng vấn.

Nguyễn Ngọc Bảo (NNB): Thưa anh, xin anh cho biết giữa anh và tác giả luận án, cô Trần Thị Như Ngọc (TTNN) có sự quen biết nào không?

Du Tử Lê (DTL): Không thưa anh. Luận án của cô được phổ biến trên mạng từ cuối năm 2012, nhưng mãi tới tháng 5-2013, tôi mới được biết do một người quen, tình cờ đọc được.

NNB: Chắc anh phải ngạc nhiên lắm?

DTL: Vâng. Vô cùng ngạc nhiên. Nhiều năm trước, một ứng viên tiến sĩ ở Saigon cũng đã chuẩn bị làm luận án về thơ của tôi, nhưng bị giáo sư hướng dẫn từ chối với lý do “chưa phải lúc”. Gần nhất, hồi tháng 3 năm ngoái, một nữ SV Đại học Sư Phạm Huế, cũng chọn thơ của tôi để làm luận án tốt nghiệp. Cô đã liên lạc nhiều lần với nhà tôi, Phan Thị Hạnh Tuyền, để xin tư liệu. Vị giáo sư hướng dẫn của cô, không chấp nhận tư liệu lấy từ các trang mạng với lý do, độ khả tín kém. Tuy nhiên, khi cô nộp dàn bài chi tiết cho Hội đồng giám khảo thì kết qủa cô cũng bị từ chối! Dù cô chỉ còn 2 tháng để đổi đề tài và chuẩn bị một luận án khác!

NNB: Vậy, với kết quả bất ngờ là luận án của TTNN, hẳn anh hãnh diện?

DTL: Tôi rất vui, rất hạnh phúc khi được biết tác giả luận án sinh năm 1986, nghĩa là cô sinh sau biến cố tháng 4-1975 rất xa. Cô ta lại là người sinh tại Đông Triều, Quảng Ninh, miền Bắc, chứ không phải ở miền Nam.

NNB: Thưa anh, anh có biết cô TTNN kiếm tìm tư liệu về anh, từ những nguồn nào không, khi mà tôi đọc trong phần tài liệu tham khảo, thấy liệt kê tới 81 tư liệu khác nhau?

DTL: Tôi hoàn toàn không biết. Vì ngoài những tư liệu có sẵn trên mạng, tác giả luận án còn có những tư liệu mà chính tôi cũng không có. Nếu so sánh phần tư liệu mà nhà thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng ở Canada dùng để viết cuốn sách cũng về thơ của tôi, nhan đề “Với Du Tử lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn” (2) thì tư liệu của cô TTNN phong phú hơn nhiều. Tôi nghĩ, tác giả phải bỏ rất nhiều thời gian, để có được chừng đó tư liệu. Trong số 81 tư liệu liệt kê không biết anh Bảo có thấy là có tới 2 bài viết của anh, về thơ của tôi?

NNB: Vâng, thưa anh Du Tử Lê, tôi có thấy. Nhưng, anh Lê, cuộc nghiên cứu của cô TTNH chỉ căn cứ trên 5 thi phẩm anh đã xuất bản tại VN, tính tới tháng 4-1975 mà, không đề cập tới những thi phẩm xuất bản sau đó, ở hải ngoại của anh. Tôi cho mảng thơ sau này, ở hải ngoại của anh cũng rất quan trọng. Anh nghĩ gì về sự kiện này, thưa anh?

DTL: Nếu tôi không lầm thì trong luận án của mình, cô TTNN nhấn mạnh rằng, cô giới hạn đề tài nghiên cứu của cô, trong số thi phẩm đã XB tại Saigon của tôi, trước 1975 mà thôi. Những phần còn lại thuộc về thơ của tôi, cô cho là cần có thời gian để phân tích, đào xới kỹ lưỡng hơn. Dù sao thì với tôi, cánh cửa Trần Thị Như Ngọc cũng đã được mở. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho những tác giả trẻ khác…

NNB: Thưa anh, cá nhân tôi chú ý nhiều tới hai điều đáng quý mà tác giả TTNN đã đề cập tới trong luận án của cô, đó là: Không khí tự do, dân chủ ở miền Nam, giúp cho anh và những tác giả khác, có điều kiện để phát triển tài năng, thực hiện những thử nghiệm của mình. Và, khi đề cập tới QL/VNCH mà anh tham dự, tác giả cũng đã dùng những cụm từ QL/VNCH; chứ không sử dụng hai chữ “Mỹ-ngụy”. Chỉ riêng 2 điểm này thôi, con người của cô cũng đã đáng để chúng ta quý mến rồi phải không anh?

DTL: Vâng, thưa anh bảo. Hai điều đó, cho thấy tư cách, phong cách trí thức của tác giả, và sự trân trọng, đối với dòng văn học miền Nam, 20 năm. Nếu không, thì cô đã không liều lĩnh, bỏ nhiều công sức làm luận án về thơ tôi như vậy.

NNB: Thưa anh, trong luận văn của mình, cô TTNN nhấn mạnh rằng hiện tượng thơ Du Tử Lê phức tạp. Những đặc trưng trong thơ của người làm thơ này vẫn còn nhiều ẩn số cần phải được giải mã. Vậy theo anh tác giả TTNN đã giải mã được bao nhiêu phần trăm thơ của anh?

DTL: Tôi nghĩ khoảng từ 30 tới 40%. Bởi vì bên cạnh những bài thơ dễ hiểu, tôi cũng có những bài thơ… “tối tăm”. Thi ca vốn kiệm lời, ít chữ. Tôi mượn hình ảnh để nói lên những ý tưởng của mình. Nhiều khi hình ảnh tôi chọn, nó quá xa lạ, nên khi đến tay người đọc, nó trở thành tối tăm, khó hiểu chăng? Trong 30 tới 40% đó, tôi hài lòng nhất là khi tác giả luận văn phân tích về cái “tôi”trong thơ của tôi. Tác giả cũng so sánh thơ tình thời tiền chiến đa số mơ hồ, không cụ thể với nhiều hình ảnh trăng, sao, sông nước, hoa tuyết… Trong khi thơ tình của tôi là thành phố, là đô thị. Nó là một không gian khác. Và đời sống của tôi, cũng như của đa số những người sống cùng thời với tôi, ở thành phố nhiều hơn. Nên thơ tình của miền Nam 20 năm, không còn một không gian mơ hồ, trừu tượng nữa.

NNB: Thưa anh, trong tiểu mục nhan đề “Cái tôi hiện sinh của Du Tử Lê”, tác giả viết, bước vào cái tôi hiện sinh của Du Tử lê, người không khỏi bị ám ảnh bởi cái tôi luôn “đau đớn quằn quại, thấm đẫm máu và nước mắt khổ đau (…) Cái tôi trong thơ ông luôn luôn phải bước đi giữa nỗi buồn lặng lẽ bởi cô đơn và cảm thức về cái chết…” Xin anh cho biết nhận xét của anh?

DTL: Tác giả đã nhặt ra một loạt những danh từ, tính từ…mà anh Bảo vừa nhắc lại, đúng là tôi có dùng nhiều thật trong thơ của mình. Nhưng nếu chỉ có chừng đó ghi nhận về tính hiện sinh trong thơ của tôi thì vẫn còn thiếu. Nó còn nhiều mảng tối khác nữa...

NNB: Thưa anh, ngay sau đó, tác giả viết tiếp: “Cái tôi trong thơ bây giờ không còn là cái tôi cảm xúc mà là cái tôi ý thức. Phải đặt thơ ca Du Tử Lê trong vị trí của di cư và chiến tranh để lý giải cho sự giằng xé cái tôi ý thức trong thơ ông. Tình trạng chia cắt đất nước kéo theo sự đặt lại các giá trị, sự chênh vênh trong định hướng tương lai của con người. Chiến tranh đẩy thêm con người vào nỗi đau, sự hoang mang và chết chóc. Khi hiện thực thời đại trở nên bi đát, thân phận con người trở nên mong manh trước biến động của lịch sử và cái chết đang rình rập khắp nơi…hoàn cảnh ấy khiến mỗi cá nhân bị đưa vào trạng thái hoang mang không đích đến…” Thưa anh, anh có công nhận thơ của anh bị nhiều ám ảnh về cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954?


DTL: Có thưa anh. Tôi bị ám ảnh mạnh mẽ. Tới mức nó chìm sâu trong tiềm thức. Rồi từ tiềm thức nó trồi lên, ngoài sự kiểm soát của tôi. Đôi khi đọc lại bài thơ, tôi mới thấy mình bị chi phối bởi những biến động lịch sử mà trong đó, mình chỉ là 1 hạt cát, một chiếc lá bị cuốn trôi…

NNB: Thưa anh, cô TTNN đi đến nhận xét, đó là lý do thơ Du Tử Lê có nhiều hình ảnh chết chóc, thép gai, máu đổ, u tối… Anh nghĩ sao về ghi nhận này?

DTL: Tôi cho là đúng. Thực tình, đời sống riêng của tôi, trong 20 năm miền Nam là một đời sống bế tắc nhiều mặt.

NNB: Thưa anh, trong mắt nhìn của tôi thì một trong những điều lý thú nhất của luận văn tốt nghiệp là tác giả đã nhấn mạnh về “Biểu tượng thành phố”. Và đọc trong luận văn, có vẻ như đây là một khám phá mới. Tôi xin đọc cho quý thính giả nghe:

“…Thành phố như một bức tranh lập thể được ghép lại từ muôn ngàn mảnh vỡ, thanh âm. Đó là hiện thân một phần của đô thị, dù có chối bỏ, trốn chạy, nhà thơ vẫn chứng minh mình thuộc về thành phố, cùng giằng xé với thân phận của một thành phố trong chiến tranh, hoang tàn, rách nát. Ám ảnh thành phố hẳn sẽ chẳng bao giờ chấm dứt trong thơ Du Tử Lê…”

Ở một đoạn khác, tác giả viết trong 5 tập thơ của Du Tử Lê xuất bản trước 1975, biểu tượng thành phố tức hình ảnh về thành phố được Du Tử Lê nhắc tới trong 44 bài (chiếm 24%) “… Có thể nói, biểu tượng thành phố là một thức nhận thẩm mỹ mới của Du Tử Lê…” Anh cho đoạn văn này bao nhiêu điểm?

DTL: Đó là một trong những đoạn mà tôi cho rằng cô TTNN đã giải mã được thơ của tôi, tới mức tối đa. Từ thời trong nước cũng như ra ngoài này, tôi có may mắn, được nhiều người viết về thơ cũng như văn của tôi… Nhưng dường như không ai chú ý tới ám ảnh thành phố trong thơ của tôi, đó là ghi nhận thứ nhất. Thứ hai, chắc anh Bảo không để ý là khi cô TTNN nhắc đến ám ảnh thành phố trong thơ của tôi thì, cô đã trích dẫn rất nhiều bài thơ trong tập thơ đầu tiên của tôi, xuất bản năm 1964. Trong khi những tác giả ở hải ngoại hầu như cũng không mấy chú ý tới tập thơ đầu tay đó. Vì thế, phải nói là tôi rất tâm đắc, khâm phục nhận xét tinh tế của cô ấy.

NNB: Thưa quý vị, nhắc đến biểu tượng thành phố trong thơ Du Tử Lê thì không gì hơn ca khúc “Đêm, nhớ trăng Saigon”, thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương. Mời quý thính giả thưởng thức ca khúc “Đêm, nhớ trăng Saigon”

(Ca khúc “Đêm, nhớ trăng Saigon”, tiếng hát Thái Thanh)

NNB: Thưa anh, bên cạnh “Biểu tượng thành phố”, “Biểu tượng linh hồn”, tác giả luận văn đặc biệt đề cập tới “Biểu tượng tình yêu” trong thơ Du Tử Lê. Có lẽ đây cũng là điều đáng đề cập nhất. Cô viết:

“Rõ ràng Tình Yêu là đề tài lớn đối với Du Lê. Từ những tập thơ sáng tác trong nước cho đến sau này, khi đã sống lưu vong ở hải ngoại, Du Tử Lê vẫn luôn dành mảnh đất mầu mỡ cho thơ tình (…) Trong thơ Du Tử Lê, tình yêu bắt nguồn từ vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ của Em. Trải dài trong năm tập thơ xuất bản trước năm 1975 là những hình ảnh rất đẹp về Em. Đó là vẻ đẹp trong sáng, dung dị nhưng cũng mờ ảo và khó nắm bắt…” Anh có lời phê bình nào cho nhận xét này của tác giả TTNN?

DTL: Thưa anh, thứ nhất, có lẽ tác giả đã không nhận ra rằng tình yêu người nữ ở tôi, bắt nguồn từ lòng tôi yêu mẹ tôi. Mẹ tôi góa bụa rất sớm. Bà ở vậy, nuôi chúng tôi. Tôi là con út, nên được sống rất gần gũi với bà. Từ hình ảnh mẹ tôi, tôi rất trân trọng, kính trọng người phụ nữ. Thứ nhì, tình yêu trong thơ tôi nó cụ thể chứ không mờ ảo đâu. Tuy nhiên, có thể cách diễn tả của tôi trong những bài thơ tình có nhiều gam màu khác nhau, khiến độc giả, và cả cô TTNN thấy nó mờ ảo? Thơ tình của tôi, không hề được viết bằng tưởng tượng. Sự thực hay tính thật trong thơ tình của tôi có phần trăm cao lắm.

NNN: Thưa anh, trong luận văn tốt nghiệp, tác giả TTNN có dành trên 5 trang để nhận xét ngôn ngữ thơ Du Tử Lê. Đại khái, cô cho rằng Du Tử Lê luôn luôn cố gắng đổi mới ngôn ngữ thi ca, để tạo ra những rung động mới mẻ, được nhiều người chấp nhận. Có vẻ như cô TTNN cũng đã nắm vững những cách tân của Du Tử Lê về ngôn ngữ thi ca, anh có đồng ý?

DTL: Vâng, tôi đồng ý. Tôi cũng cám ơn cô TTNN đã ghi nhận như thế. Đó là một trong những nỗ lực chính của tôi.

NNN: Thưa anh, xét toàn bộ luận văn thì theo anh, đâu là điểm đáng chú ý nhất của luận văn này?

DTL: Điều đáng nói nhất theo tôi, là sự can đảm của tác giả. Tôi cũng cảm phục Hội đồng giám khảo đã chấp thuận cho cô TTNN soạn luận án về thơ của một người ở miền Nam, một người trước đây, từng ở phía đối đầu… Đó là tổng thể. Kế tiếp, như anh cũng nhận ra, cô ấy đã phát hiện ảnh hưởng của thành phố trong thơ của tôi. Cùng lúc, cô ấy cũng ghi nhận nỗ lực cách tân ngôn ngữ, làm mới ngôn ngữ mà tôi đeo đuổi đến bây giờ… Đó là những ưu điểm của tác giả luận án, tôi cho là rất đáng trân trọng. Chưa kể sự chịu khó, công phu của tác giả trong việc đi tìm những tư liệu về tôi… Tôi xin được lập lại rằng, có nhiều tư liệu chính tôi cũng không có.

NNB: Thưa anh, một cách vắn tắt, nếu phải chấm điểm luận văn này thì anh có cho tác giả dư điểm tốt nghiệp không?

DTL: Tôi nghĩ trên mức tối thiểu để tốt nghiệp rất xa, anh Bảo à.

NNB: Anh có nghĩ là cô ấy đã được tốt nghiệp?

DTL: Tôi nhớ, trong phần “Tóm tắt các kết quả của luận văn” của cô TTNN, Hội đồng giám khảo đã đánh giá rất cao luận văn ấy. Tôi thấy nên ghi lại rằng, họ đã kết luận:

- Thứ nhất, “…luận văn góp thêm cái nhìn toàn diện, khoa học và khách quan về sáng tác thơ Du Tử Lê (trước 1975) trong nền thơ ca Việt Nam. Qua đó, khẳng định được hướng tiếp cận nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật đối với các hiện tượng văn học thực sự có nhiều ưu thế cần được tiếp tục và phát triển.

“Bên cạnh đó, luận văn còn đóng góp thêm một tiếng nói về việc khẳng định vị trí của Du Tử Lê trong nền thơ ca miền Nam Việt Nam trước 1975 và nền thơ ca Việt Nam nói chung.”

Thứ nhì: “Luận văn có khả năng áp dụng trong thực tiễn: Tài liệu giảng dạy và nghiên cứu.”

NNB: Trước khi chấm dứt, anh có nhắn gì tác giả TTNN?

DTL: Tôi muốn cám ơn sự đồng cảm, chú ý của TTNN dành cho thơ tôi. Và, tôi mong là con đường Trần Thị Như Ngọc mới mở ra, sẽ có nhiều người trẻ đi theo, viết về những tác giả miền Nam khác.

Nguyễn Nguyên (Lược ghi)

Chú thích:

(1) Luận án chủ đề “Thơ Du Tử Lê Dưới Góc Nhìn Tư Duy Nghệ Thuật” của thạc sĩ Trần Thị Như Ngọc, do giáo sư Tiến sĩ Diêu Thị Lan Phương hướng dẫn, mã số 60 22 01 20, lưu trữ tại Thư viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội / Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.

(2) Tập tùy bút / phê bình “Với Du Tử Lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn” của nhà thơ, bác sĩ Nguyễn Đức Tùng do Tự Lực Bookstore ấn hành năm 2007.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.