Hôm nay,  

Việt Ngữ và Việt Học Trong Đaị Học Dòng Chánh Hoa Kỳ

17/07/201300:00:00(Xem: 6005)
Nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục (DoeD: Department of Education) là khuyến khích giúp đỡ cho mọi học sinh, sinh viên có cơ hội học hỏi chu đáo, chuẩn bị cho sự tranh đua trong kích thước toàn cầu ở một xã hội nhiều thực tế va chạm và đa dạng trong tương lai.

Nói rộng ra là chuẩn bị cho thế hệ sắp tới có thể làm việc hữu hiệu trong môi trường toàn cầu, bao gồm nhiều chủng tộc, dân chúng nhiều quốc gia ở khắp mọi nơi với nhiều sự khác biệt về văn hóa, cách hành xử, với những phong tục tập quán khác nhau, nói những ngôn ngữ khác biệt. Trong sự phân phối trách nhiệm thì phần vụ chính yếu trong lãnh vực này là của nha giáo dục quốc tế và ngoại ngữ (IFLE: International and Foreign Language Education) trong tổng nha đại học (OPE: Office of Postsecondary Education) của bộ giáo dục Hoa Kỳ.

IFLE được cấp ngân khoản để điều hành 18 chương trình, bao gồm 10 trong nội địa và 8 tại môi trường quốc tế, mục đích là để các học sinh, sinh viên đại học tới tiến sĩ, giáo chức từ tiểu học đến đại học, các nhà quản trị giáo dục mọi cấp có cơ hội đem ngoại ngữ vào giáo trình, đi du học để nghiên cứu tại ngoại quốc, mời các nhân viên giáo dục đến Mỹ trao đổi kinh nghiệm và hợp tác, các chương trình này có thể là ngắn hạn từ một năm hay dài hạn kéo dài 3, 4 năm .

Mỗi năm IFLE trong ủy ban liên bộ (ngoại giao, quốc phòng, giáo dục) sau khi tham khảo sẽ có những quyết định về sự cần thiết và ưu tiên cho những ngôn ngữ mà Hoa Kỳ cần trong khía cạnh văn hóa và nhất là về kinh tế toàn cầu cùng an ninh quốc gia . Hiện tại có 78 ngôn ngữ trong danh sách này và các định chế giáo dục được thông báo và khuyến khích hổ trợ trong việc nghiên cứu học hỏi và giúp sinh viên có kiến thức cần thiết. Việt Ngữ tuy không đứng hàng đầu về nhu cầu thiết yếu như Nga Ngữ, Ả Rập Ngữ, Ba Tư Ngữ, Hoa Ngữ, Hàn Ngữ song được coi như quan trọng, các trung tâm về Đông Nam Á Học, nơi Việt Ngữ và giáo trình Việt Học được nghiên cứu và giảng dạy từ những thập niên có Chiến Tranh Lạnh và Chiến Tranh Việt Nam vẫn còn tồn tại và vẫn hoạt động tại các đại học chính yếu của Hoa Kỳ.

Định chế chính là trung tâm ngôn ngữ (NRC: National Resource Center), kèm theo chương trình tài trợ ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hóa khu vực (FLAS: Foreign Language and Area Studies fellowship program).

NRC tọa lạc tại các đại học chính yếu, và trong vòng hàng chục năm qua đã phát triển để có kiến thức về văn hóa, văn minh của các vùng mà họ có trách nhiệm, FLAS được tài trợ ngân khoản để cấp học bổng cho sinh viên đi du học tại chỗ, cấp ngân khoản để các nhân viên giảng huấn đến tận địa phương nghiên cứu , đồng thời trợ cấp tài chánh cho các chương trình trao đổi sinh viên, mời các giáo sư đến thỉnh giảng.

Hiện tại có 8 trung tâm NRC có giảng dạy Việt Ngữ và nghiên cứu Việt Học với các chương trình có thể đưa đến việc cấp phát văn bằng:

- Cornell University
- UCLA
- UC Berkeley
- University of Hawaii at Manoa
- University of Michigan at Ann Arbor
- University of Wisconsin at Madison
- University of Washington
- Harvard University

Có nhiều đại học khác có các lớp dạy Việt Ngữ và nghiên cứu Việt Học như Johns Hopkins University, George Washington University, George Mason University, UC Riverside, UC Irvine, Arizona State University, University of Maryland đó là chưa kể tới các đại học và cao đẳng cộng đồng tại các khu tập trung đông người Mỹ Gốc Việt thí dụ như CSU Long Beach, CSU Fullerton, Northern Virginia (NOVA) Community College, Montgomery County (MC) Community College, Coastline Community College (CCC) .


Một vài thí dụ về các chương trình Việt Học nằm trong giáo trình đưa tới tốt nghiệp với văn bằng đại học:

- Cornell University: được tài trợ từ năm 1950, có 8 lớp về ngôn ngữ từ trình độ sơ cấp đến văn chương, 4 lớp về lịch sử và văn hóa từ xa xưa tới cận đại, sinh viên có thể theo học Việt Học và là một phần trong chương trình văn bằng cử nhân và cao học (BA, MA) về Đông Nam Á Học. Đại Học này là đại học chính yếu đầu tiên tổ chức vào năm 2012 một cuộc hội thảo "tiếng nói của miền Nam (VNCH)" và mời các vị cựu lãnh đạo của VNCH lên tiếng trong một cuộc hội thảo quy tụ các học giả đến từ Pháp, Việt Nam và trong Hoa Kỳ, một sinh viên tiến sĩ Gốc Việt có trong Ban Tổ Chức và ban giám đốc phân khoa có quan niệm là cho tới nay các buổi thảo luận, các bài bình luận, các dự án nghiên cứu chỉ đề cập đến vai trò của Hoa Kỳ và Bắc Việt, vì vậy đại học đã mời các vị cựu lãnh đạo VNCH trình bày về xã hội miền Nam qua các khía cạnh văn hóa, giáo dục, chính trị, nhân văn. Ngoài ra đại học Cornell còn xuất bản bản dịch vễ Kim Vân Kiều (Zhukov) và về các tác phẩm của Phan Châu Trinh (Vinh Sinh).

- University of Wisconsin, Madison: có chương trình Đông Nam Á Học từ năm 1973 và nhận được tài trợ từ IFLE từ năm 1983, mỗi năm tổ chức khóa học hè bao gồm 8 tuần trong chương trình sôi động, thẩm thấu và phẩm chất để có kết qủa, các khóa văn chương được thêm vào tùy theo nhu cầu.

- University of Washington: ở vào vị trí trên bờ phía Tây của Mỹ và phía Đông của Thái Bình Dương, đại học này có một chương trình quy mô về Việt Ngữ và Việt Học, tuy nhiên chưa có giáo trình đưa tới việc cấp phát văn bằng.

- University of Michigan, Ann Arbor: có chương trình cử nhân và cao học về Đông Nam Á Học, khuyến khích sinh viên đặt trọng tâm vào văn hóa và ngôn ngữ của một quốc gia trong vùng và đến quốc gia đó để học hỏi tại chỗ, một nữ sinh viên gốc Việt theo học, về quê hương trong dịp hè trong chương trình học, sau này có dịp làm việc trong môi trường văn hóa y tế trong chương trình President's Emergency Plan for AIDS Relief (do cựu tổng thống George W. Bush khởi xướng).

Sự gìn giữ ngôn ngữ là một việc làm đòi hỏi rất nhiều công sức trong âm thầm, cần sự kiên nhẫn, bền bỉ, cần rất nhiều thời gian. Thông thường khi các thanh niên nam nữ lập gia đình, có con cái thì sự chú ý về ngôn ngữ mẹ đẻ gia tăng. Có nhiều câu nói, nhiều thành ngữ chỉ có thể thể hiện trọn vẹn trong ngôn ngữ đó vì bối cảnh văn hóa được tạo thành, như có người nói "dịch là diệt" (traduire, c'est trahuire), có nhiều người không phải Gốc Việt song đã học Việt Ngữ, đi vào Việt Học để có thể có sự thông cảm sau xa, hiểu biết cặn kẽ văn hóa và văn minh Việt Nam .

Các trung tâm Việt Ngữ là những viên gạch giữ vững căn nhà văn hóa Việt Nam và xây dựng cho thêm phát triển và vững mạnh, để có thể giúp cho các thế hệ sau được dễ dàng hơn thì chúng ta cũng phải cải tổ phương pháp sư phạm, đào tạo lớp giáo chức gần gũi với môi trường mới, vận động đưa Việt Ngữ vào học trình giáo dục Hoa Kỳ, có những chương trình nghiên cứu sâu rộng và giảng dạy ở trình độ văn chương tại đại học và các định chế giáo dục. Tại mỗi gia đình việc tạo cơ hội cho các em thiếu nhi "yêu tiếng Việt từ lúc nằm nôi" là điều sẽ làm cho Việt Ngữ là sự hứng thú để các em học hỏi và giao thiệp qua ngôn ngữ mẹ đẻ nhất là với cậc bậc cao niên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.