Hôm nay,  

Cuối Cùng Cũng Phải Chia Ly với Lê Thiệp

16/07/201300:00:00(Xem: 5283)
Điều những người thân, quen, bạn hữu quý mến anh Lê Thiệp lo sợ cuối cùng rồi cũng xảy ra. Anh Lê Thiệp đã vĩnh viễn từ bỏ mọi người.Anh Lê Thiệp là một cựu hoc sinh Chu Văn An của miền Đông Bắc Hoa Kỳ

Anh ra đi vào buổi sáng, một ngày quang đãng thật đẹp. Anh đi nhẹ nhàng như thiếp vào cõi mộng (theo lời kể của người bạn thân, BS Hoàng Xuân Trường). Đối với tôi, ra đi như vậy là nhất. Không đau đớn, vật vã, cũng không kéo dài cái giây phút đau lòng cho người ở lại.

Tôi đã biết nhiều về anh Lê Thiệp qua cuốn bút ký Lững Thững Giữa Đời do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành.

Kỷ niệm đẹp nhất về tuổi thơ của anh là những giây phút ngồi trên lòng bố dưới gốc bích đào ở góc sân nhà. Bước vào tuổi thiếu niên, thì hình ảnh thoáng qua như in đậm nét trong tâm hồn chàng trai mới lớn cũng là những bông hoa đào vẽ rải rác trên vạt áo dài thiếu nữ mà anh thoáng gặp trước tiệm Mekong ở Đà Lạt, để rồi sau đó biến thành mối tình “thuở thiếu thời đầy hoa mộng”.

Cuối cùng anh lại được sống ở một vùng có hoa anh đào nở rực rỡ vào những ngày xuân thật đẹp, suốt gần ba mươi năm cho tới khi anh vĩnh biệt cõi trần.

Vì quá yêu hoa đào và có nhiều kỷ niệm với hoa đào nên trong chuyến về thăm Việt Nam, đi chơi Đà Lạt, anh thấy những cây hoa đào èo uột, lơ thơ quá, anh bỗng có ước vọng muốn Đà Lạt có rừng hoa anh đào rực rỡ như bờ sông Potomac của Thủ đô Hoa Kỳ. Anh đã quyết định làm một việc không ai tưởng tượng được.

Năm 2009, giữa mùa đông giá rét, trước Lễ Giáng Sinh có ba ngày, anh đã lái xe xuống tận một vườn ươm cây ở North Carolina để mua 230 gốc đào gởi về Việt Nam cho người bạn đem trồng ở Đà Lạt. Lý do anh phải vất vả lái xe trong tuyết lạnh như vậy vì hoa đào phải trồng đúng thời điểm nó mới đơm hoa. Dù đã cẩn thận tính kỹ như vậy nhưng cho tới giờ này khi anh đã từ biệt cõi trần, 230 cây đào của anh vẫn chỉ có lá xanh um chứ chưa có một bông hoa nào cả. Người ta bảo có thể vì khí hậu Đà Lạt khác với khí hậu bên Mỹ.

Nhìn bề ngoài anh Lê Thiệp có vẻ cứng cỏi, phong trần, ít ai tưởng tượng anh có thể làm một việc như vậy. Bỏ bao nhiêu là tiền bạc, công sức, cho một ước muốn quá sức lãng mạn.

Hình như trong tâm hồn anh vẫn còn nguyên vẹn cái ngông nghênh bất cần đời của thời trai trẻ,.

Đường công danh sự nghiệp anh đã là một phóng viên, một nhà báo, một nhà văn nổi tiếng và trong thương trường anh đã rất thành công với công ty phở 75. Đời sống gia đình, anh rất hạnh phúc với người vợ trẻ đẹp và ba đứa con ngoan đã thành đạt. Tóm lại anh có đủ tất cả những điều mà người đời mong muốn.

Lần cuối cùng tôi gặp anh Lê Thiệp là ngày ra mắt những tác phẩm mới của tủ sách Tiếng Quê Hương. Anh Lê Thiệp được mời lên nói chuyện. Rất tự nhiên, không giấu diếm, anh nói về căn bệnh hiểm nghèo của mình, bệnh ung thư gan, mới phát hiện nhưng đã tới thời kỳ chót. Anh nói một cách bình thản, pha chút khôi hài cố hữu rất có duyên của anh. Nghe anh nói, tôi biết anh đã can đảm chấp nhận định mệnh của đời mình. Quả là thái độ của một nguời đàn ông can truờng, đáng nể.

Vợ chồng tôi quen biết anh chị Lê Thiệp khá lâu. Nhớ lại một buổi tối thật vui tại một tiệm ăn Ý ở Reston. Anh chị Lê Thiệp, anh chị Hoàng Xuân Trường, vợ chồng tôi và hai người bạn nữa. Vừa ăn cơm vừa nói chuyện, ngồi gần tới giờ đóng cửa tiệm mà chuyện vẫn chưa dứt. Cả bọn lại phải về nhà anh chị Lê Thiệp uống cà phê, ăn bánh ngọt để tiếp tục, chuyện vẫn nổ như pháo rang. Cuối cùng nhìn đồng hồ khuya quá, đành phải chia tay.


Tôi với anh Lê Thiệp cũng có duyên văn nghệ với nhau. Tôi đã làm MC cho buổi ra mắt tác phẩm đầu tiên của anh ở hải ngoại. Cuốn truyện dài Đỗ Lệnh Dũng. Cùng làm MC với tôi là nhà báo Phạm Trần. Đứng bên cạnh nhà báo gạo cội, tôi cũng hơi run. Tuy nhiên mọi việc cũng trôi qua một cách suôn sẻ.

Hôm đi dự buổi ra mắt sách Những Cánh Hoa Dại Màu Vàng của tôi, anh Lê Thiệp nói đùa: “Kỳ tới ra mắt sách của tôi là chị phải lo từ A tới Z đấy nhé”.

Ai ngờ, tập bút ký Lững Thững Giữa Đời của anh chưa kịp ra mắt thì anh đã bỏ đi rồi.

Nói về tập bút ký này, có nhiều bài rất hay và có giá trị về lịch sử làm báo. Bao nhiêu kỷ niệm của cả một thời gian dài trước 1975 trong làng báo chí. Nhưng bài ký tôi thích nhất lại là bài nói về kỷ niệm với người bạn thâm giao, ông Đỗ đình Duyệt, một tên tuổi quen thuộc của vùng Hoa Thịnh Đốn. Anh viết về lần đến thăm anh Duyệt vào một buổi trưa hè, anh Duyệt ở một nơi xa thành phố trong một trang trại ở miền quê. Hai ông ngồi uống rượu, nhâm nhi món ve rang giòn do chính tay anh Duyệt chế biến với tất cả nghệ thuật khéo léo. Tôi thích bài viết này vì anh Lê Thiệp viết thật hay và dùng chữ thật khéo.

Để tả cái thú vị khi “xơi” một chú ve rang giòn. Anh viết như sau: “Bỏ một con ve óng vàng vào miệng mà như cuộn gọn thời gian lại. Cái giòn tan thanh tao lẫn với hương thơm của rễ cây, của trời đất như thấm vào tận đáy lòng.”

Làm sao anh Đỗ đình Duyệt có thể tìm được người bạn nào biết thưởng thức con ve rang giòn của anh với cái cảm nhận tinh tế như anh Lê Thiệp.

Tri kỷ đi rồi, chắc anh Đỗ đình Duyệt sẽ buồn lắm!

Trong bài này có đoạn anh Duyệt bùi ngùi nói với anh Thiệp: “Ngần này tuổi rồi, bạn bè cũng vơi gần hết. Nhớ năm nào, ngày xưa còn ông đại tá Nguyễn Bé, ông này cũng làm một mẻ ve rang với tôi, vậy mà ông ấy qua đời cũng gần hai mươi năm rồi. Lại sắp sửa giỗ Ngọc Dũng nữa”.

Anh Duyệt ơi, một ngày nào, có người bạn ghé qua thăm anh, hai người lại ngồi nhậu ve rang giòn với nhau chắc chắn anh sẽ nhớ anh Lê Thiệp nhiều lắm. Tôi như đang nghe thấy anh lại ngậm ngùi nói với người bạn: “Nhớ ngày nào Lê Thiệp còn ngồi đối ẩm, ăn ve rang giòn với tôi, vậy mà…”

À, tôi phải hỏi thêm anh, trong bài này, anh Lê Thiệp có viết, ngày ấy khi tiễn anh Lê Thiệp về, anh đã ân cần nắm tay anh Thiệp nói: “Tôi vừa gầy đuợc một bè rau rút nhỏ. Sang tháng ông xuống, ta làm một bữa rau rút chấm muối vừng. Có khi lại hay”.

Sau đó có khi nào anh Lê Thiệp trở lại ăn rau rút chấm muối vừng với anh chưa?

Nếu rồi, năm nay anh cố gầy một bè rau rút nữa. Khi nào rau rút mọc đủ ăn, anh nhớ cho vợ chồng tôi xuống ăn rau rút chấm muối vừng với anh nhé. Thú thật với anh, tôi thèm và nhớ rau rút lắm! Từ ngày xa quê hương, tôi chưa từng đuợc ăn lại rau rút nên nhớ rau rút vô cùng.

Vợ chồng tôi và anh, chúng mình sẽ cùng ăn rau rút để nhớ về anh Lê Thiệp, chứ tôi không dám ăn món ve rang giòn của anh đâu. Tôi thấy tội nghiệp mấy con ve lắm. Vả lại, chắc anh cũng không muốn làm món ve rang giòn nữa, bởi vì có ai biết thưởng thức món ăn đó với cả tâm hồn tinh tế, nhậy cảm như ông bạn Lê Thiệp của chúng ta đâu.

Kỷ niệm ngày tiễn đưa Lê Thiệp

Hồng Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đông Tiến là con đường tiến về phía Đông, hướng về phía Mặt Trời của đất nước Việt Nam thân yêu từ hải ngoại
Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước
Tin tức không làm ai ngạc nhiên là mấy ngày qua bà con dân oan các tỉnh thành phía Nam lại rủ nhau về Sài gòn tiếp tục "khiếu kiện đông người"
Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn
Dù cho khẩu hiệu đề cao lòng yêu nước của đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu đã bị người đời bác bỏ không thương tiếc
Luật Sư Nguyễn Quang Trung thay mặt các dân cử gốc Việt, phát biểu tại phiên họp Hội Đồng Thành Phố về dự án mở sòng bài
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề trên qua cuộc trao đổi sau đây do Nguyễn Khanh thực hiện hầu quý thính giả.
Phong Trào Xanh Việt Nam - Green Vietnam Movement - Chủ Động Ứng Phó Với Thảm Trạng Ô Nhiễm Môi Sinh Ở Việt Nam.
Thế kỷ hiện nay có nhiều biến động. Qua các yếu tố, chính yếu là vật chất, thế giới chúng ta đang sống, ngày càng thu nhỏ lại
Mấy năm trước đây, khi Tổng-Thống Bush lên tiếng kêu gọi toàn cầu tiếp tay chống khủng-bố thì Việt-Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.