Hôm nay,  

Nhớ Thiệp Là Nhớ Một Nụ Cười... Nhạo Thế

09/07/201300:00:00(Xem: 6417)
Ở Việt-nam tôi không biết nhiều về anh. Tôi vẫn đọc những bài báo của anh trong Chính Luận, và dù biết anh là một nhà báo có tài và là bạn của nhiều nhà báo chuyên-nghiệp khác, trong đó có cả ông anh tôi, Nguyễn Ngọc Phách, song chúng tôi cũng ít có dịp làm thân với nhau. Bởi có lẽ anh sinh-hoạt chủ-yếu trong quốc-nội (làm tin về Quốc-hội, tin kinh tế tài-chánh, v.v.) trong khi tôi thì lo Trung-tâm Dân-vụ (nơi cung-cấp dịch-vụ cho các ký-giả ngoại-quốc) và Cục Thông tin Quốc-ngoại, nghĩa là nhìn ra ngoài nhiều hơn. Ngay khi tôi về làm Việt Tấn Xã thì tôi cũng là một nhân-viên Nhà nước lo về thông tin trong khi anh là một ký-giả độc-lập, làm báo tư-nhân. Chỉ biết ngay từ những ngày đó, anh đã có dáng dấp của một con người... bất cần đời, đi dép lẹt phẹt vào Quốc-hội và đôi khi cũng hỏi những câu thật... xấc, làm cho không ít ông bà dân-cử chỉ muôn chạy trốn thôi.

Sang Mỹ năm 75, ít năm sau tôi có dịp tiếp tay IRC (International Rescue Committee) tìm kiếm xem ai trong các nhà báo, nhà văn, các văn-nghệ-sĩ đã thoát ra được ngoài này, tôi có dịp tham-khảo nhà báo Phạm Trần, một ông bạn khác của ông Phách anh tôi, thì mới khám-phá được ra không biết bao nhiêu người bị kẹt lại. Rồi đến khoảng 1978 khi Eric Schwartz, lúc bấy giờ đang coi Human Rights Watch Asia*, nhờ chúng tôi (anh Phạm Trần và tôi) làm danh-sách các văn-nghệ-sĩ, nhà báo bị kẹt lại chúng tôi mới có dịp đưa tên Lê Thiệp vào danh-sách để HRW-Asia tìm cách lên tiếng can-thiệp. Thì một năm sau, có tin Lê Thiệp đã vượt biển và được tàu Nhật vớt đưa sang bên ấy. Gặp Ngô Chí Dũng và các anh em trong nhóm Người Việt Tự do (lúc bấy giờ ra báo mang cùng tên, rất giá trị), anh dù đang ở trong trại tỵ nạn cũng tham-gia viết lách một cách rất tích-cực.

Sau được nhận vào Mỹ, anh định cư ở San Jose và tham-gia hết mình vào phong trào kháng-chiến Hoàng Cơ Minh, có lúc lo tờ Kháng Chiến cho Mặt Trận. Thời-gian ở trong Mặt Trận, có lẽ anh đã học được nghề nấu phở nên sau này, khi bỏ Mặt Trận và bung ra làm ăn, anh đã rất thành công trong "chaine" Phở 75 của anh--để thành một trong những nhà báo VN thành triệu-phú đầu tiên ở hải-ngoại. Nhưng dù tiệm Phở 75 của anh ở Arlington có mang mấy chữ Hán đại-tự do cụ Trương Cam Khải viết, "Danh Bất Hư Truyền," anh vẫn tỏ ra là con người lè phè, bình-dân, xem chừng dễ tính mà nhiều người biết nên rất dễ làm thân. Và cũng vì anh hay la cà ở mấy tiệm phở của anh nên anh có rất nhiều bạn, bạn từ xa xưa, từ ngày còn ở VN cho đến các bạn sau này mới quen, kể cả một số bạn Mỹ, nhiều người làm lớn.

Phải nói nếu phở VN ngày nay được nhiều người ngoại-quốc biết đến thì công của Lê Thiệp không phải là nhỏ. Chính những người như anh đã làm cho chữ "phở" ngày nay gần được thành một từ ngữ quen thuộc trong tiếng Anh và nó có khả-năng thành một món ăn quốc-tế không thua gì Pizza (gốc Ý) hay Hot Dog (gốc Đức, gốc Ba-lan).


Nhưng dù anh có nghề tay trái là "phở" Lê Thiệp vẫn không quên được nghề viết lách. Mấy năm cuối đời, anh quay ra viết và viết rất mạnh. Lúc đầu còn là những bài tùy bút hay phóng bút đăng trước tiên trên Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, được rất nhiều người theo dõi. Sau, với sự khuyến khích của Uyên Thao (Nhà xb Tiếng Quê Hương), anh gom chúng thành những tác-phẩm dễ thương như cuốn "Lững thững giữa đời" và "Chân ướt chân ráo." Không viết thì thôi, viết thì có tình, có chiều sâu, viết kỹ. Bởi thế mà một cuốn như "Đỗ Lệnh Dũng" của anh, viết về một người bạn, có ý nghĩa sâu xa hơn là kinh-nghiệm lính của một người vào cuối cuộc chiến. Nó tiêu-biểu cho một người lính miền Nam, xem tưởng phất phơ nhưng tình bạn, tình đồng-đội, tình mẫu tử, và tình quê hương hiển-hiện trong con người lính "Đỗ Lệnh Dũng."

Cái chân-tình của Thiệp đối với bạn bè được coi như một đức-tính quý nhất nơi anh. Anh không thích nói nhưng sẵn sàng ra tay nghĩa-hiệp khi cần giúp vào một chuyện gì, khi thì là chuyện cộng-đồng, nước non, khi thì là một người bạn ngã ngựa. Tóm lại, anh là một con người văn nghệ thật hào-phóng.

Tôi hình như không có duyên nhiều với Lê Thiệp. Phần vì nghề nghiệp, anh có một nghề tự do trong khi tôi thì gần như công-chức. Anh thích nhắm rượu đi kèm với đồ nhậu, tôi thì không uống được một giọt rượu vang--mất hẳn đi cái thú "nam vô tửu..." Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không có phần nào "quý" nhau. Trong những dịp hiếm có khi ngồi trò chuyện với anh ở Phở 75 Arlington, anh vẫn thường hỏi về công việc làm của tôi, những dự-án hay nghiên cứu mà tôi đang thực-hiện.

Bỗng chiều nay (mồng 5 tháng 7/2013), tôi được tin anh đã ra đi. Nhẹ nhõm, lịm đi... coi cuộc sống nhẹ như lông hồng, như hôm anh tuyên-bố anh bị ung-thư sang giai-đoạn chót nhân ra mắt Tuyển tập Trần Phong Vũ, bạn anh. Dù như ai cũng biết ung-thư là một căn bệnh có thể rất đau đớn. Nhưng anh không muốn thấy Mai, vợ anh, và các cháu phải đau buồn vì anh. Tôi không có ở đó, không cả được gặp anh vào những ngày cuối của anh, nhưng tôi vẫn nghĩ: Nhớ đến Thiệp là nhớ đến đôi mắt tinh nghịch, bỡn cợt, đến một nụ cười... nhạo thế giữa các bạn quây quần!

Vĩnh-biệt Bạn, Ông Thiệp nhé!
Nguyễn Ngọc Bích
_______
* Eric Schwartz về sau, đến thời Tổng-thống Reagan (1981-1989), vào làm trong Hội-đồng An-ninh Quốc-gia (National Security Council) và trong tư-cách này, anh còn giúp được rất nhiều người Việt tỵ nạn như tiếp tay bà Khúc Minh Thơ của Hội Gia-đình Tù-nhân Chính-trị VN để hình thành chương-trình H.O sau đó.

(Do Nhà báo Phạm Trần, đại diện thân hữu của Lê Thiệp tiềp nhận và phổ biến để tưởng nhớ đến một Ký giả có lòng với mọi người.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.