Hôm nay,  

Dâng Đóa Hồng tới Nước Mỹ Nhân Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4 Tháng 7

06/07/201300:00:00(Xem: 6026)
Hoa Kỳ là một quốc gia thuộc Châu Mỹ, tới nay vẫn còn là một siêu cường số 1 của thế giới về kinh tế, quân sự. Đó là một Tiểu Lục Địa rộng lớn, có lãnh thổ chạy từ bờ Thái Bình Dương qua Đại Tây Dương, diện tích xấp xĩ với Âu Châu, đứng thứ tư sau Liên Bang Nga (6.592.812 Sq.Ml), Gia Nã Đại (3.851.787 Sq.Ml) và Trung Cộng (3.691.000 Sq.Ml). Như vậy, tính đến năm 2013, diện tích Hoa Kỳ là 3.623.420 Sq.Ml hay 9.384.658 Km2 và dân số hơn 300 triệu người. Do đất nước quá rộng lớn, còn dân chúng thì tạp chũng, lại có nhiều nền văn hóa dị biệt, tự do quá trớn và cạnh tranh ráo riết để mà sinh tồn. Bởi thế không ai sinh sống trên đất nước này, dù là bản địa hay di dân, người bình thường hoặc Tổng Thống, dám khẳng định nước Mỹ là thiên đàng hay địa ngục, vì sự tốt, xấu, may mắn hay bất hạnh.. đều do công ăn, việc làm, tức là Tiền chi phối.

Dù cho vật đổi sao dời hay thiên hạ có nói gì chăng nữa, thì tới nay Hoa Kỳ cũng vẫn là quốc gia vĩ đại nhất về đủ mọi phương diện kể cả mức thu nhập bình quân đầu người trên 40.000 USD bỏ xa Thụy Sĩ (33.800) , Úc (30.700), Anh (29.600), Nhật (29.400), Đức và Pháp (28.700)..

Căn cứ vào tác phẩm nổi tiếng Un Jour De La Vie De LAmerique do nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp ấn hành, tổng hợp từ bài viết của hơn 200 ký giả ngoại quốc và trên 250.000 tấm ảnh độc đáo vô cùng giá trị. Nhờ vậy chúng ta mới có cơ hội hiểu được phần nào về Một đất nước trong một lục địa , đông nhất vẫn là da trắng (chiếm 77% ), da đen (12 %) , gốc La Tin như Y Pha Nho, Bồ Đào Nha (8%) .. còn lại là thiểu số người gốc Châu Á, Polynésien và Da Đỏ . Có hơn 73,5% người Mỹ sống tại các đô thị lớn nhỏ . Los Angeles nằm trong tiểu bang California, là một trong những siêu đô thị hiện nay của Hoa Kỳ, xuất phát từ cái tên do người Mễ đặt El Pueblo De Nuestra Senora Le Reina De Los Angeles De Porcianculal , hiện có trên 12 triệu dân nói lẫn lộn tiếng Tây Ban Nha và Anh Ngữ. Trong khi đó New York lại là thành phố lớn nhất của Mỹ, cũng là đô thị có nhiều người Do Thái sinh sống nhất trên thế giới, sử dụng tiếng Yiddish (Israel) , loại cổ ngữ chỉ còn xài ở Trung Đông mà thôi.

Toàn quốc có 15.132 phi trường lớn nhỏ, trong đó Chicago và Dallas Fort Worth được coi là lớn nhất thế giới, cứ 14 giây là có một phi cơ hạ hay cất cánh nhưng có điều kỳ lạ là người Mỹ không thích xuất ngoại bằng máy bay, nên trung bình hằng năm có chừng 15 triệu người ra nước ngoài. Về phương tiện giao thông, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 6 triệu cây số xa lộ , 150 triệu xe ô tô đủ loại và 30 triệu xe vận tải hạng nặng, xuôi ngược khắp nước hàng ngày, qua vận tốc ấn định từ 88-105 km/giờ.

Kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cho dù mọi người xài cả xe Nhật lẫn Châu Âu. Thủ đô ô tô của Mỹ là Detroit thuộc tiểu bang Michigan nằm kế Ngủ Đại Hồ. Một người di dân Pháp tên Antoine De La Mothe Cadillac đã lập ra thành phố này. Vì vậy để tưởng nhớ tới ông, các công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, mới đặt tên cho một loại xe đắt tiền nhất do Hoa Kỳ chế tạo là Cadillac .Tới nay ba đại công ty Géneral Motors, Ford và Chryslev vẫn đứng đầu cả nước và thế giới về mức sản xuất xe, qua sự hổ trợ của nhiều công ty nhỏ . Ngoài ra Hoa Kỳ còn là cường quốc dẫn đầu thế giới về điện nguyên tử, máy bay, máy điện toán, thuốc lá, bắp, thịt bò, than đá..

Tuy người Mỹ sống rất thực tế nhưng hầu hết đều tham gia các công tác từ thiện với số tiền góp và tậng phẩm hằng năm gần 100 tỷ mỹ kim. Tóm lại không có ai dám nói rằng mình biết hết chuyện nước Mỹ vì đời sống ở đây gần như thay đổi từng giây từng phút, khó lòng dự đoán được. Với Người Việt Tị Nạn Cộng Sản qua 33 năm lưu vong, nay đã để lại một dấu ấn tốt đẹp và đậm nét trong những trang sử của Hoa Kỳ. Đó là sự hình thành các cộng đồng Người Việt Quốc Gia mà biểu tượng là Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được nhiều Tiểu Bang công nhận, tại các thành phố lớn như San José, Los Angeles, Houston, Wasington DC, New York.. và nhất là Little Sài Gòn, thủ đô của Người Việt Hải Ngoại..

Tóm lại, người Mỹ không cần biết tới đời tư của bất cứ cá nhân nào khi họ dấn thân vào con đường chính trị, miễn sao các cấp lãnh đạo, mang cho dân chúng có đủ cơm ăn áo mặc, đất nước thanh bình, uy tín của Hoa Kỳ được tôn trong khắp thế giới là đủ rồi.

Ngoài các vấn đề trên, đối với người Mỹ cho dù là người địa phương hay di dân, trong thâm tâm bất cứ ai cũng đều mang một sự hãnh diện với thế giới, qua các công trình kiến tạo của tiền nhân suốt 200 năm lập quốc : phố xá khang trang, nhà cửa đồ sộ, thư viện đầy ắp báo chí sách vở, chợ búa sạch ngon, bến tàu phi trường tấp nập rộn rịp về cảnh sắc lẩn tình người. Nói chung, dù dân tộc Hoa Kỳ chỉ mới lập quốc nhưng hầu hết đều có lễ nghĩa đạo đức, lương thiện và chan hòa tình thương không biên giới (trong đó sự cưu mang hơn 3 triệu người VN Tị Nạn Cộng Sản, từ tháng 5-1975 tới nay), nên đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm và đứng đầu thế giới về mọi mặt.

Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở , chúng ta phải biết nhập gia tuỳ tục , làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.

1 - Ý NGHĨA NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7 :

Sau thời gian dài chiến đấu đẳm máu với thực dân Anh. Cuối cùng 13 Tiểu Bang trong Liên Hiệp Anh ly khai, cũng đã dành được Độc Lập cho xứ sở, mà ngày nay chúng ta trang trọng đón mừng hằng năm. Đó là ngày 4-7-1776 , lần đầu tiên BẢNG TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN được công bố trước quốc dân đồng bào..

Cũng từ đó, ách nô lệ của Anh tại đây chấm dứt. Để tạo nên niềm tự hào của một dân tộc có độc lập và tự do thật sự, năm 1789 Webster Noah là người đầu tiên ấn hành quyển Tự Điển Tiếng Mỹ, nói lên ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Cùng lúc Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những mẫu tự đơn giản. Nhận thức được tương lai của đất nước, sẽ mở rộng bờ cỏi và đón nhận nhiều sắc dân tới lập nghiệp tại Hiệp Chũng Quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy Noah Webster càng chú trọng rất nhiều tới ngôn ngữ học bằng cách phát hành nhiều loại sách giáo khoa, giảng dạy về ngữ pháp, chính tả.. tới nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong dời sống người Mỹ.

Sau này có M.Guffey hợp tác với Noah, đã bộc lộ tinh thần ái quốc và đạo đức, qua các tác phẩm được phổ biến, làm cho mọi người cảm động và càng ý thức rõ hơn bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với xã hội và quốc gia của mình. Tuy ngày nay theo bánh xe văn minh của nhân loại, những công trình của các bậc tiền nhân đã bị lỗi thời với thời gian nhưng tên tuổi của ông vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, đối với lịch sử Hoa Kỳ, chính Noah Webster đã có công tạo nên Ngôn Ngữ riêng cho người Mỹ, dù nó có nguồn gốc từ tiếng Anh mà thật sự không phải là tiếng Anh nguyên thủy. Trường hợp này cũng tương tự như Ngôn ngữ Việt Nam, có nguồn gốc từ Hán Tự và La Tinh nhưng không phải là chữ Hán hay La Tinh gốc.

Cùng với chiều hướng Độc Lập trên, Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là Washington đã phát biểu Hiệp Chũng Quốc bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh nhưng Nay Là Quốc Gia Độc Lập. Vậy tai sao chúng ta cần gì phải quay về với Châu Âu hay Luân Đôn để bắt chước họ ? qua đợi chờ xin xõ phê chuẩn. Trong đó, sự học hỏi trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự quê mùa, lỗi thời .Hởi ôi nếu các nhà lãnh đạo VN bao đời, có được một phần tư tưởng độc lập như TT Mỹ, thì chắc chắn đất nước chúng ta ngày nay đâu phải đắm chìm trong vũng bùn ô nhục tồi tệ và thua kém nhân loại.

Để đổi lấy nền Độc lập cho đất nước Hoa Kỳ ngày nay, nhiều đại biểu của 13 Tiểu Bang ly khai đã gục ngả trước súng đạn của thực dân Anh. Thomas Jefferson được đề cử soạn thảo Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chũng Quốc, trong lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn giữa Anh-Mỹ. Thế rồi sau ba ngày tranh luận gay gắt, giữa các đại biểu trong phòng họp, cuối cùng hội nghị cũng đã bỏ phiếu, thông qua và chấp thuận Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập trên, vào ngày 2-7-1776.

Điều bi thảm mà tới nay con cháu ít ai biết tới. Đó là vào ngày 4-7-1776 công bố nền độc lập của Hoa Kỳ, được diễn ra trong thầm lặng, chết chóc, máu lệ khổ đau. Bởi thực dân Anh đâu có để yên cho những người chủ xướng, nên ra tay triệt hạ tất cả ai lúc đó dám nói tói Độc Lập cho Hoa Kỳ. Theo sử liệu, có 56 người đã ký vào Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Độc Lập Mỹ. Tất cả đều là sĩ phu trí thức đương thời, biết trước hậu quả về hành động của mình nhưng bất chấp mạng sống cá nhân8 và gia đình, chấp nhận hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đất nước.. Trong số này có Francis Hopkinson quê New Jersey là một tài hoa hiếm có. Ông chính là tác giả của Lá Quốc Kỳ Mỹ được lưu hành và tồn tại tới ngày nay. Tóm lại tất cả những người trong cuộc đều có gia đình, lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin (70 tuổi) và ba người chỉ mới 20 tuổi.

Ngay khi phát giác được Bảng Tuyên Ngôn Độc Lập, Thực dân Anh lồng lộn điên cuồng, ra lệnh truy tìm và hạ sát những người có tên trong đó. Ngoài ra còn treo giá 500 Bảng Anh cho ai chỉ điểm, phát giác họ. Cuối cùng Anh tuyên bố Treo Cổ Tất Cả. Do sự khủng bố trên, nên hầu hết những người liên hệ tới Bảng Tuyên Ngôn, lớp chết, lớp ở tù. Nhiều người bị thương tật khốn khổ vì sự tra tấn đánh đập dã man của kẻ thù, khiến cho nhà tan cửa nát, gia đình ly tán. Trong số ít ỏi sống sót sau này,hai người đã trở thành Tổng Thống Mỹ là John Adams và Thomas Jefferson.

Cái giá độc lập của Hoa Kỳ là thế đó, mà những người khai sinh ra nó, phải đổi bằng mạng sống, máu lệ đem về. Cho nên các thế hệ sau ai nấy đều vô cùng cảm kích và trang trọng noi theo truyền thống yêu nước của tổ tiên mọi thời. Đó là kết quả của quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một miền đất tạp chũng nhất trên thế giới,lại là đệ nhất siêu cường, một xứ sở tự do cá nhân nhưng ai cũng biết dừng lại trước giới hạn của mình, đối với quyền lợi chung của Tổ Quốc. Cho nên đừng phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hoà, Tất cả tuy hai mà một vì ai cũng chỉ biết có quyền lợi của dân tộc và đất nước Hoa Kỳ mà thôi.

2- THỦ ĐÔ HOA KỲ VÀ TÒA BẠCH ỐC:

Mới đây, nhà xuất bản The Preseavation Press đã phối họp với các đại nhật báo Mỹ US Today, Miami Herald, Tampa Tribune.. mở một cuộc thăm dò rộng rãi ý kiến trong dân chúng, để lựa chọn Hai Chục Công Trình Xây Dựng, được ưa thích nhất tại Hoa Kỳ. Tất cả các kiến trúc trên đều có liên hệ mật thiết tới những trang lịch sử dựng và giữ nước của tiền nhân. Điều này đã nói lên tình yêu nước nồng nàn của đồng bào cả nước đối với di sản của quốc gia họ .

Từ ngày lập quốc tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một Liên Bang Dân Chủ, chịu ảnh hưởng của nền chính trị Châu Âu, dựa trên nguyên tắc phân quyền và chủ quyền thực sự do lá phiếu của người dân tín nhiệm quyết định. Hiện Mỹ có 50 Tiểu Bang và Thủ Đô là Washington (Hoa Thịnh Đốn), có diện tích 178 km2, dân số 606.900 người theo thống kê năm 2004. Hằng năm thủ đô đón tiếp hơn 20 triệu du khách muôn phương, đổ về thắm viếng các công trình kiến trúc tại đây. Có điều ít ai ngờ được là thủ đô Hoa thịnh Đốn, đã được khai sinh từ một kiến trúc sư tài ba người Pháp P.C Lenfant nhưng sau đó ông đã bị lãng quên vì sự bội bạc của người Mỹ.

Theo tài liệu từ LHistoire, thì ngày 11-3-1791, tám năm sau khi 13 thuộc địa cũ của Anh Cát Lợi được độc lập, trở thành Tân Quốc Gia Hoa Kỳ. Việc lực chọn thủ đô cho Liên Bang gặp nhiều trở ngại khi chỉ có một địa điểm thích hợp. Trong lúc đó khắp lãnh thổ, đâu cũng là những vùng thích hợp và đủ điều kiện lịch sử, vì sự liên hệ tới cuộc chiến đấu chống quân Anh như Boston, Philadelphia, Yorktown.. được các đại biểu đề nghị. Tuy nhiên cuối cùng , Hội Đồng Quốc Gia quyết định theo đề nghị của Thomas Jefferson , một thành viên trong Quốc Hội , đồng thời là Thống Đốc Tiểu Bang Virginia, chọn một địa điểm trung gian , nằm trong Quận Columbia, để xây dựng thủ đô Liên Bang..

Đây là ý kiến dung hòa của Quốc Hội, được Vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington (1732-1798), chấp thuận và giao phó việc tìm địa điểm , lập đồ án xây dựng Thủ đô được chọn, tọa lạc trên hai bờ sông Potomac. Công trình trên được ủy nhiệm cho một Thiếu Tá Công Binh người Pháp tên Pierre Charles LEnfant thực hiện.

Ông sinh ngày 2-8-1754 tại Ba Lê (Pháp), là con trai của Họa sư Pierre Lenfant , phụ trách xây dựng cung điện cho Hoàng đế Pháp Louis XV. Xuất thân là một Trung Úy Pháo Binh của quân đội Pháp. Ông đã cảm khái trước tinh thần yêu nước và sự hy sinh cao cả của Nghia Quân Hoa Kỳ lúc đó,đang chiến đấu anh dũng chống lại quân Anh. Bởi vậy L Enfant đã tình nguyện theo Đoàn Chí Nguyện Pháp , sang giúp người Mỹ đang tranh thủ cho nền độc lập xứ sở. Năm 1779, LEnfant bị trọng thương trong trận ác chiến tại Savannah và bị Anh bắt làm tù binh, khi cùng đồng đội cố thủ tại cứ điểm Charleston. Được trao trả cho Hoa Kỳ qua cuộc thương thuyết của Bá tước Rochambeau và trở thành Sĩ Quan Huấn Luyện đầu tiên của Quân Đội Mỹ.

Ngày 13-12-1971, dự án xây dự thủ đô Hoa Thịnh Đốn của LEnfant hoàn tất, được đệ trình Quốc Hội và Tờ Công Báo Mỹ đăng tải với những lời khen ngơi , gọi công trình trên như là Trung tâm của Lý Trí, Tuyên Ngôn đẹp nhất của Thế kỷ, Biểu tượng kính yêu của Quốc Gia trẻ trung Hoa Kỳ vừa được độc lập. Nhưng dù dự án được Tổng Thống Washington rất ưa thích tán đồng lai bị đám Nghị Viên thới nát lúc đó, vắt chanh bỏ vỏ, cấu kết với bọn nhà giàu, đầu cơ trục lợi, ém nhẹm trù dập, từ chối. Cuối cùng LEnfant đã bị người Mỹ lãng quên và chết trong cảnh nghèo đói thãm thê vào năm 1825.


Thủ đô Liên Bang được chính thức thừa nhận vào tháng 12-1800, khi Đoàn Đại Biểu từ các Tiểu Bang tới trú ngụ tại Dinh Capital. Năm 1900 kỹ niệm 100 thành lập thủ đô. Quốc Hội Mỹ cử một Ủy Ban lo phát triển và xây dựng thủ đô trong tương lai. Nhân dịp này, các vị lãnh đạo Hoa Kỳ đã tuyên bố rất hối tiếc trong quá khứ, đã phủ nhận Đồ Án Xây Dựng Thủ Đô của Hoạ Sư LEnfant, nên ngày nay phải tốn nhiều công sức và ngân khoản tu sửa lại thành phố. Đồng thời người Mỹ cũng quyết định Cải Táng Hài Cốt của LEnfant, từ một khu nghĩa địa nghèo nàn, về Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, để Ông được nằm chung với các đấng Anh Hùng Liệt Nử của nước Mỹ, ngày đêm nhìn ngắm lâu đài, phố thị nguy nga, núi sông hùng tráng bên hai bờ Potomac.

Đây là một thành phố độc lập về hành chánh mang tên là Washington D.C (District of Columbia), để phân biệt với Tiểu Bang Washington ở phía tây bắc Hoa Kỳ, giáp giới với Canada. Do không lệ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào, nên thủ đô hiện phải đương đầu với tỷ lệ tội phạm đứng đầu cả nước, mặc dù đây là trung tâm đầu não, tượng trưng cho quyền lực của Hoa Kỳ. Có nhiều lý do giải thích như thành phố có quá nhiều người Da Đen sinh sống tại trung tâm, trong khi hầu hết giới trung lưu da trắng thích cư ngụ ở vùng ngoại ô yên tỉnh. Mặc khác hệ thống an ninh tại đây luôn bị chồng chéo, đụng chạm giữa lực lượng của địa phương và Liên Bang, tạo nhiều kẽ hở trong công tác chung là trấn áp các tội ác.

Thủ đô tập trung tất cả các cơ cấu của chính quyền liên bang với những dinh thự nguy nga và các đền đài hùng tráng, nằm dọc hai bên Đại lộ Constitution, bên bờ sông Potomac. Còn có Tòa Bạch Ốc trên Đại lộ Pennsylvania. Điện Capitop, nơi đặt Trụ sở Quốc hôi Mỹ, được khánh thành từ năm 1867. Thư viện Quốc hội (Library of Congress) lớn nhất thế giới, xây dựng năm 1800,kế đó là Tối Cao Pháp viện (Supreme Court)..

Ở đây còn nổi tiếng qua các đài kỹ niệm với lối kiến trúc hài hòa nhưng vô cùng độc đáo. Đài tưởng niệm TT Washington có 898 bậc thang cao 150 m,giống như một tháp bút giữa trời. Đải kỷ niệm TT Lincold là một ngôi tượng khổng lồ,tạc bằng đá cẩm thạch cao 57m. Trong khi đó bức tượng của Jefferson được đúc bằng đồng, ngự trong một đại sảnh với mái vòm đứng trên những hàng cột tròn. Nhưng cảm động và có nhiều du khách tới thăm viếng hiện nay, vẫn là Đài Kỷ Niệm Những Chiến Binh Hoa Kỳ đã hy sinh tại chiến trường Đông Dương, trong cuộc chiến bảo vệ tự do độc lập cho các nước VNCH, Kampuchia và Lào, trước cuộc xâm lăng của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế,do Hà Nội đãm nhận, từ 1960-1975. Đài này nằm trên Đại lộ Constitution với biểu tượng Ba Người Lính sát cánh bên nhau trong chiến đấu, bên trong có những bức tường đá hoa cương đen,khắc tên 58.000 tử sĩ đã hy sinh vì nước.

Ngoài ra Khu kỷ niệm Tổng Thống Lincold tại Hoa Thịnh Đốn, cũng được đánh giá là một trong 20 công trình xây dựng nổi tiếng của Mỹ, được kiến trúc sư Henry Bacon thiết kế và xây dựng từ năm 1922 theo kiểu cách của Cổ Hy Lạp. Trong công trình này có Pho tượng của TT Lincold cao 5,8m (19 Ft), do Điêu khắc gia Daniel Chester sáng tạo.

- TÒA BẠCH ỐC : Là nơi cư ngụ và làm việc của 43 vị Tổng Thống Hoa Kỳ, từ người đầu tiên là TT John Adams (1797-1801), cho tới đương kim Tông Thống Obama (2009). Riêng Tổng Thống đầu tiên của Mỹ là George Washington (1789-1797), từ trần trước khi Tòa Bạch Ốc hoàn thành. Công trình được khởi công từ năm 1792 tới năm 1799 mới xong, do Kiến Trúc Sư Janet vẽ đồ án và thiết kế. Đây là Trung tâm quyền lực chẳng những của Mỹ mà là cả thế giới, nên thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới tìm hiểu thăm viếng, những bí mật của Tòa Dinh Thự nhưng ít ai biết được gì đã xãy ra bên trong , sau lằn cửa khép.

Dù Washington là nguời đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tòa nhà nhưng ông đã mất trước khi được khánh thành. Nên vị Tổng Thống thứ nhất vào cư ngụ trong Dinh lại là John Adam và Đệ Nhất Phu Nhân là Abigail Adam. Gọi là Tòa Bạch Ốc vì toàn thể dinh thự được sơn màu trắng, nên từ ngoài nhìn vào rất lạnh lẽo cô đơn. Ngày 24-8-1914, quân Anh tấn công thủ đô Hoa Thịnh Đốn và đốt rụi Tòa Bạch Ốc, nên Kiến trúc Sư Janet Hoban lại phải tái tạo và sơn phết lại toàn diện. Theo Robert Riplay, tác giả Sưu Tập Những Chuyện Kỳ Lạ , thì danh từ Tòa Bạch Ốc , xuất xứ từ ý tưởng của Tổng Thống Washington, muốn kỷ niệm mối tình thơ mộng giữa ông và bà Martha Custiis, lúc đó hai người đang sống tại Trang Trại White House, bên bờ sông Pamunkey, thuộc Tiểu Bang Virginia.

Khởi đầu, tòa dinh thự chỉ có 132 phòng nhưng qua lần sửa chữa vào năm 1940, mới được phân biệt thành các khu vực riêng biệt. Hiện nay mỗi buổi sáng từ thứ hai tới thứ sáu, đều có nhiều phái đoàn du lịch cũng như quan khách, tơi thăm viếng những cơ sở của chính phủ, nằm dưới tầng trệt . Khu vực phía tây lầu là nơi sinh hoạt của tổng thống và gia đình. Khu này nổi tiếng nhất là các Phòng Green Room, dùng làm phòng ăn thời TT Bill Clinton. Đây là nơi quàng xác Willie Lincoln, con trai của TT Lincoln mất lúc 11 tuổi vì bệnh thương hàn. Đó cũng là nơi gặp gở giữa hai đệ nhất phu nhân Nancy Reagan (Mỹ) và Raisa Gorbachev (Liên Bang Sô Viết).khi Tổng Bí Thư LBXV Gorbachev tới thăm viếng Hoa Kỳ. Phòng Bầu Dục (Blue Room) là phòng Khánh Tiết, nơi tiếp xúc hầu hết các Phái đoàn Ngoại giao các nước, mới đây có Thủ tướng VC Phan Văn Khải tới thăm Mỹ vào tháng 6-2005. Phòng Đỏ (Red Room) là khu vực đặc biệt, nên còn được gọi là Dolles Madison, xữ dụng nhiều mục đích.

Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là Phòng ngủ của cố Tổng Thống Lincoln. Chính nơi này ngày xưa, ông vừa dùng làm nơi ăn, ngủ và hội họp với các thành viên trong Nội Các. Cũng chính nơi này, vào năm 1863 Tổng Thống Abraham Lincoln đã ký vào Văn Bản Tuyên Bố Giải Phóng Nô Lệ tại Liên Bang Hoa Kỳ. Sau này chỉ có hai Tổng Thống Theodore Roosevelt (1901-1909) và Woodrow Wilson (1913-1921) là dám ngủ tại đây, vì ai cũng sợ hồn ma của TT Lincoln, theo lời đồn đãi thường xuất hiện.

3-TUỢNG NỮ THẦN TỰ DO:

Từ sau khi Hai Tháp của Tòa Nhà World Trade Center bị 19 tên khủng bố Hồi giáo cực đoan dánh bom tự sát bằng máy bay, vào ngày 11-9-2001, làm chết gần 7000 người và sụp đổ toàn diện, thì Empire State Building lại trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ. Đây là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước, khi tới thăm viếng thủ đô tài chánh vủa Hoa Kỳ, với những cảm giác mạnh , khi đứng trên hai đài quan sát tại tầng số 86 và 102., với hệ thống thang máy chuyển động rất nhanh. Đài quan sát có song sắt bảo vệ ở phía ngoài,để tránh những tai nạn đáng tiếc. Nơi này cũng cấm hôn hít với lý do là nụ hôn sẽ tạo nên hiện tượng điện giật làm chết người. Từ đây du khach có thể chiêm ngưởng được toàn cảnh thành phố, trong phạm vi 120 km khi trời tốt, bằng không từ trên nhìn xuống chỉ thấy mây trắng mịt mùng, khói sương lãng đảng, khiến cho ta có cải cảm giác như đang sống trong ở cõi trên, quên đời quên tất cả.

Theo thống kê, tính từ ngày được khánh thành vào năm 1931 tới nay, đã có hơn 80 triệu du khách tới thăm viếng tòa nhà nổi tiếng này, được xếp vào kỳ quan thứ 8 của thế giới,tốn hết 60.000 tấn thép, 1860 bậc thang dẫn từ dưới đất lên tới đỉnh ở tầng 102, hơn 5000 km đường dây điện thoại, 96 km đường ống dẫn nước và 6500 cửa kính, được lau chùi thường xuyên.

New York có Rockerfeller Center , gồm 19 tòa cao ốc của tỷ phú Rockerfeler chuyên về thương mại, giải trí và buôn bán bất động sản. Ở đây còn có Viện Bảo Tàng Guggenheim là công trình xây dựng của Kiến trúc sư nổi tiếng nhất nước Mỹ và thế giới là Frank Lloyd Wright. Còn có Trung tâm tài chánh chứng khoán thế giới Wall Street, nằm trong một dãy phố hẹp, cổ kính New York Stock Exchange (Thị trường chứng khoán NY), được hình thành từ năm 1792, từ 24 Hội viên lên tới 1300 ngày nay. Trên Đại lộ Broadway náo nhiêt, còn có Trung tâm kịch nghệ nỗi tiếng, thường trình diễn những tác phẩm nổi tiếng của thế giới. Trụ sở Liên Hiệp Quốc một trong những điểm thăm viếng của du khach, nay cũng được hạn chế tối đa để đề phòng khủng bố , sau ngày 9-11-2001

Nhưng niềm tự hào của người dân New York nói riêng và nước Mỹ, vẫn là Tượng Nữ Thần Tự Do, tay cầm ngọn đuốc sáng, để soi đường dẫn lối , cho các đoàn tàu vượt Đại Tây Dương vào Hải Cảng New York.

Đây là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của nước Mỹ, được đặt trên Đảo Bedloe còn gọi là Liberty Island, bên bờ biển New York. Tượng tượng trưng cho sự tự do, liêm chính và lòng nhân ái của người Mỹ khi lập quốc. Với chiều cao từ nền tới bó đuốc là 92,97m và trọng lượng 325 tấn, do Điêu khắc gia lừng danh người Pháp trong thế kỷ XIX là Augusste Bartholdiv thực hiện. Đây là món quà quý giá của nước Pháp , tặng cho người dân Mỹ, , để kỷ niệm Ngày Độc Lập Hoa Kỳ 4-7. Nhưng vì lúc đó Pháp đang có chiến tranh với Phổ, nên phải giao việc thực hiện tượng cho các hội từ thiện đãm trách.

Vì công trình quá vĩ đại mà ngân khoản của chính phủ trợ cấp có giới hạn, nên công tác phải gián đoạn nhiều lần cũng như mất nhiều thời ginn để tiết kiệm tiền.Vì vậy tới ngày 12-8-1876 chỉ mới hoàn thành xong cánh tay cầm ngọn đuốc của Nữ thần. Để tranh thủ thời gian cho kịp, nhà điêu khắc phải đóng thùng gửi trước sang Mỹ, trong lúc tiếp tục những phần còn lại, mãi cho tới tháng 5-1884 mới xong.

Tại Mỹ, dân chúng đã quyên góp được 250.000 USD để xây chiệc bệ đặt Tượng Nữ thần trên đảo Bedloe. Một buổi lễ trọng thể được tổ chức ngày 28-10-1886, để khánh thành pho tượng với sự tham sự đông đảo của đồng bào và các quan chức Chính phủ. Dịp này Ủy Ban Quốc Hội đã để một chiếc hộp màu đỏ, tượng trưng cho niềm tin, được niêm kín, trong đó có Bản Hến Pháp và Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ, dưới chân Nữ Thần Tự Do, như một nhân chứng lịch sử. Tên tuổi của Nhà Điêu khắc Pháp Auguste Bartholdiv được vinh danh. Từ năm 1931, Tượng lại được bảo trì cẩn mật và tô bồi thêm cho xứng đáng với ý nghĩa thiêng liêng. Riêng Bó đuốc trong tay Nử thần, luôn luôn cháy sáng, nhờ một hệ thống ống dẫn dầu cung cấp liên tục.

Hằng năm Tượng Nữ thần đã thu hút du khách muôn phương tới đây chiêm ngưởng. Đi tàu từ đất liền ra đảo và sắp hàng để được thang máy đưa lên tận Vương Miện của Tượng, tha hồ chụp hình, ngắm cảnh. Nếu không muốn chờ đợi, thì tự leo 22 bậc thang để tới chân tượng Nữ thần, để mua những kỷ vật hay vào thăm khu bảo tàng trưng bày những hình ảnh liên hệ tới lịch sử của nước Mỹ.

Hởi ơi đất người nơi nào cũng đẹp cũng rộng mỡ thâm tình. Chắc là vậy cho nên đâu có mấy ai chịu nghĩ tới là người xưa phải dùng xác người, máu lệ và tài sản gia đình đổi lấy đem về. Ở đâu cũng giống nhau, tự do không phải là của bố thí để xin xõ, nó cũng không là trái sim chín để ta nằm chờ rung, cũng không phải là mộng mơ viển tượng để đem về bằng ảo giác trong đầu, trên giấy hay lời nói lúc vui vầy. Đó là chính trị hay nói đúng hơn là nhân cách của con người khi biết lựa chon cách sống sao cho đúng với giá trị của kiếp người. Chính trị hiểu theo khía cạnh đạo đức là vậy đó, thế nhưng có nhiều người phải bỏ nước tha phương, vẫn không biết vì sao mình đã bỏ quê hương ra đi ..

Chân lý là vậy đó, cho nên cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói rất chí lý còn nước thì còn tất cả .Chúng ta nay còn gì để mơ mộng ? ngoài việc về thăm quê xưa, để rồi khi rời cố quốc, ai cũng phải ngậm ngùi vì đã không có cơ hội làm một công dân hạng bét dưới chế độ xã nghĩa , cho dù đảng luôn kêu gọi mọi người vào VN khỏi chiếu khán và Việt kiều giàu tha hồ về mua nhà lầu -/-

Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở , chúng ta phải biết nhập gia tuỳ tục , làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.

Mừng ngày Độc Lập Hoa Kỳ 4 tháng 7 năm nay, cũng như nghiêng mình biết ơn Các đấng Tiền Nhân đã xả thân vì nước, xin có bài thơ gởi tới bạn bè :

Xuân như đã cùng ta đang trẩy hội
Ngày vui chung trên xứ đẹp quê xa
Cõi thần tiên mật ngọt chảy muôn nhà
Làm ai cũng tưởng đầu thai trở lại
.
Ta tới đây trong hình hài điên dại
Đêm hải kinh hốt hoảng những âm thừa
Người săn người đang ngả ngựa chào thua
Người gục trước lưởi lê và mũi súng
.
Ta tới đây hồn xanh xao chết sửng
Tai vẫn vang tiếng chém giết kêu gào
Mắt vẫn đầy khẩu hiệu máu đỏ au
Đèn phố thị ngỡ hỏa châu rợp sáng
.
Ta tới đây phận hèn đời tị nạn
Giải khăn sô theo lệ hận chan hòa
Khóc đồng bào gục chết giữa rừng xa
Thương đồng đội phơi thây nơi tù ngục
.
Ta đến đây cổi già thân gổ mục
Làm lá xanh vàng trước tuổi niên thì
Ngực căng đầy những vết tích âm ty
Da vẫn mặn miền đất quê biển gió
.
Ta đến đây trong hành trang nổi nhớ
Mang theo em, xóm nhỏ với sân trường
Con sông buồn, lầu nước, cõi quê hương
Và bãi vắng bờ hoang dăm mái rạ
.
Ta đến đây hồn Việt Nam tơi tả
Bởi hoan hô đã đảo hận miên trường
Bao chục năm non nước ngập máu xương
Nay vẫn đó, nổi nhục hờn huyết hận
.
Ta đến đây với hai bàn tay trắng
Nhưng không quên những lối bước chân đời
Tết Mậu Thân thây co quắp muôn nơi
Trời Đại lộ kinh hoàng mùi tử khí
.
Ta đến đây làm tên hèn mọi Mỹ
Nên bâng quơ say tỉnh khắp hiên người
Bỏ nhà đi vừa tuối chớm bốn mươi
Nay bạc tóc vẫn đầu đường xó chợ
.
Ngày Độc Lập làm ta thêm bở ngỡ
Nhớ quê xa thương nấm mộ mẹ hiền
Xót nồi người trong đói lạnh triền miên
Chuyện buồn kể chắc không ai còn nhớ ..
Xóm Cồn Ha Uy Di

Tháng 7-2013
Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.