Hôm nay,  

Suy Nghĩ Về Một Chính Sách Giáo Dục Mới: Nhị Thể Giáo Dục (Dual Education)

15/06/201300:00:00(Xem: 7951)
Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy trầm hiện tại, vấn đề giải quyết lao động và công ăn việc làm một vấn đề cốt lõi cho việc phát triển quốc gia, đặc biệt đối với số lượng đông đảo của các tân khoa vừa tốt nghiệp. Đây là một thách thức lớn và hướng giải quyết của từng quốc gia sẽ định mức lại sức tăng trưởng xã hội của quốc gia đó. Hiện tại Hoa Kỳ vẫn lúng túng trong việc sắp xếp “việc làm” cho những sinh viên tốt nghiệp hằng năm. Và năm 2012 số tân khoa ra trường không kiếm được việc làm đã quá ngưỡng cửa 30%.

Ở các quốc gia Âu Châu tình trạng càng tệ hại hơn nữa. Năm 2012 tình trạng không có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là 56% ở Tây Ban Nha và 38% ở Ý. Mùa Hè năm nay đã đến nghĩa là thêm một số lượng lớn sinh viên ra trường cần phải có việc làm.

Riêng tại Đức tỷ lệ sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm chỉ giao động trên dưới 8% hằng năm. Câu hỏi được đặt ra là vì sao Tây Đức phải cưu mang người anh em nghèo là Đông Đức với tỷ lệ thất nghiệp khi thống nhất hai nước Đức trên dưới 50%, mà hiện nay nước Đức thống nhất lại ổn định mức lao động xã hội và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với toàn cầu hoá?

Có thể trả lời ngay là nhờ chính sách giáo duc Đức đặt nền tảng trên hai khía cạnh học và hành, và cũng có thể nói đây là một chính sách giáo dục quốc gia mới trên thể giới. Đó là chính sách “Dual-Education”, xin tạm dịch là “Nhị Thể-Giáo Dục”. Nước Đức đã áp dụng chính sách này từ năm 1969 cho đến hôm nay.

Chính Sách Nhị-Thể Giáo Dục

Trong một cuộc họp gần đây, Ursula Von Der Leyen, Bộ trưởng Lao động Đức công bố trước các thành viên của Liên hiệp Âu Châu (European Union) về tình trạng thất nghiệp ở xứ này, đặc biệt đối với giới trẻ là nhờ hệ thống nhị-thể giáo dục. Có ba quốc gia Âu Châu thành công trong chính sách này là Đức, Áo và Thuỵ Sĩ.

Đây là một chính sách truyền thống phối hợp giữa giáo dục cổ điển (trường lớp Tiểu học-Trung học-Đại học) và tập sự học nghề (apprenticeships). Việc phối hợp trên làm cho học viên vừa đi làm vừa hoàn tất học trình của mình. Do đó phần lớn sinh viên đều có việc làm ngay sau khi ra trường.

Dĩ nhiên chu kỳ học tập cho hệ thống này dài hơn lề lối học tập cổ điển, vì sinh viên phải tạm nghỉ học lý thuyết một thời gian để đi tập sự trong khi vừa học được kinh nghiệm chuyên môn và giải quyết được tình trạng tài chánh trong thời gian học.

Chính sách nàp cũng có thể được xem như việc thiết lập các hệ thống giáo dục hướng nghiệp (Vocational-Education) tại Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy mà nước Đức vượt qua được suy thoái toàn cầu từ năm 2007 và có thêm khả năng giúp các quốc gia khác trong Liên hiệp Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, vv…

Các học sinh ở Đức sau khi tốt nghiệp trung học nếu không muốn vào hoặc không được vào đại học có thể tham gia chương trình giáo dục này; họ có thể đi làm 3 hoặc 4 ngày trong một hãng xưởng để được huấn nghiệp chuyên môn và được trả lương đầy đủ. Những ngày còn lại trong tuần họ phải đi học những lớp quy định trong chương trình giáo dục do sự tổ chức và điều hành của Phòng Thương Mại và các Hội Đoàn Kỹ Nghệ. Sau 3 niên học (không có nghỉ hè), học viên được cấp chứng chỉ và hầu hết đều được tiếp tục làm việc tại nhiệm sở mà họ đã thực tập trong những năm qua. Họ đã chính thức là nhân viên của hãng.

Đối với tuổi trẻ Đức, họ rất mến chuộng hệ thống giáo dục này, có 2 trên 3 học sinh tốt nghiệp trung học chọn lề lối trên và họ đóng góp không nhỏ vào khoảng 350 ngành nghề đang hoạt động tại Đức, từ công việc của người thợ chuyên môn hoặc trong những dịch vụ thương mại, từ kế toán qua dược khoa, y khoa và nông nghiệp, vv…


Chính sự thành công của chính sách này khiến cho nước Đức có một lực lượng chuyên môn có tay nghề cao, cung ứng và điều hòa được mức thất nghiệp thấp cùng duy trì sức phát triển đều đặn của quốc gia. Thêm một điểm son của chính sách giáo dục trên là nhân viên sau một thời gian làm việc có thể được tiếp tục học thêm để có những nhiệm vụ và địa vị cao hơn.

Nhìn lại Việt Nam

Với chính sách chuyên chính vô sản hiện tại, có thể nói chính sách giáo dục Việt Nam hoàn toàn đi đến bế tắt. Số trường đại học, cao đẳng tăng gấp trăm lần so với miền Nam trước đây. Nhưng đó chỉ là số lượng, thật sự về phẩm chất, chương trình và đạo đức giáo dục băng hoại làm cho tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không còn định hướng về quốc gia và dân tộc.

Từ đó, đưa đến sự thờ ơ đối với công việc phát triển quốc gia. Phần lớn chạy theo việc làm giàu dù lương thiện hay bất chính, sống không biết ngày mai, sống thâu đêm suốt sáng bên cạnh những thú tiêu khiển trụy lạc sa đọa. Một số khác không có điều kiện thì sống vất vưỡng bên lề xã hội. Những người cầm quyền hiện tại hoặc vì bận lo bảo vệ quyền lực và quyền lợi, vì vậy đất nước ngày càng đi xuống.

Câu chuyện “hàng ngày ở Huyện” xảy ra trong suốt 38 năm qua trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học vào tháng 6 hằng năm. CS Bắc Việt không thể bưng bít được những hình ảnh tiêu cực xảy ra từ Bắc chí Nam như: đánh bùa (phao) trao đổi với giám thị; giáo sư chỉ bài cho thí sinh trước khi thi và trong ngày thi. Việc buôn bán bài giải là một dịch vụ béo bở cho một số người. Từ đó, nhìn lại chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc-Nhân bản-Khoa học-Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia.

Và cũng có thể nói hệ thống nhị thể-giáo dục nêu trên cũng đã manh nha ở giai đoạn của bậc trung học miền Nam thời bấy giờ.

Chúng ta còn nhớ trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, trong đó học sinh được học ngoài chương trình phổ thông còn rất nhiều giờ dành cho việc học nghề: tiện, máy móc, hàn xì….Và hằng năm học sinh được gởi đi thực tập ở xưỡng Ba Son, hảng đóng tàu Caric, nhà máy đường Khánh Hội, và một số hảng dệt khác.

Qua việc đào tạo trên, học sinh tốt nghiệp trung học nơi đây khi thi đậu vào Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thường hội nhập và thu thập nhanh hơn các học sinh phổ thông. Họ là những kỹ sư giỏi của trường.

Vào cuối thập niên 1960, trường Kiểu mẫu Thủ Đức được thành lập dưới sự bảo trở tài chánh và kỹ thuật của Hoa Kỳ. Giãng viên phần lớn được huấn luyện ở Hoa Kỳ. Rất nhiều ngành nghề mới được giãng dạy và đào tạo nơi ngôi trường này.

Đây là một đóng góp không nhỏ vào việc phát triển quốc gia. Chính vì vậy tổng sản lượng nội địa (GDP) của miền Nam năm 1960 là $223 Mỹ kim/người, so với Nam Hàn là $55, Thái Lan $101, Trung Cộng $92, Ấn Độ $84, và CS Bắc Việt $73.

Hiện nay, sau 38 năm xã hội chủ nghĩa, Thái Lan có tổng sản lượng nội địa cao gấp 4 lần Việt Nam, Trung Cộng gấp 5 lần, Ấn Độ gấp 6 lần. Riêng Nam Hàn tăng trưởng nhanh và qua mặt hơn Việt Nam 15 lần.

Từ những con số vô tình trên, chúng ta có thể kết luận là CS Bắc Việt đã đưa đất nước vào tận cùng của sự nghèo đói, ngoài sự thành công “vĩ đại” của họ trong quản lý kinh tế là đem lại hằng tỷ tỷ đô la cho những nhóm “lợi ích kinh tế” mà những người lãnh đạo chóp bu của đảng chính là những chủ nhân ông của các tài sản kếch xù trên.

Tương lai Việt Nam đi về đâu?

Câu hỏi trên xin dành cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ mang lại lá cờ hồng tự do, dân chủ cho Đất và Nước.

Mai Thanh Truyết
Trên đường thiên lý
Kỷ niệm ngày Quân Lực 2013

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.