Hôm nay,  

A Father's Hands: Bàn tay của Cha

14/06/201300:00:00(Xem: 5647)
(Dịch theo một bài viết bởi một người ẩn danh, nhân dịp ngày “Fathers Day”. Bài viết nói lên cái công lao của người Cha đối với các con lớn như núi Thái Sơn. Lời văn nhẹ nhàng, ý văn thắm thiết, diễn tả chân tình, xúc động. Xin thoát chuyển ra Việt ngữ, để những người con cùng đọc. Và suy gẫm… Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.)

“Cha tôi, năm nay khoảng ngoải 90 tuổi, đang ngồi uể oải trên tấm ghế dài ngoài hiên. Không cử động, ông cúi đầu chăm chú nhìn hai bàn tay.Tôi ngồi xuống cạnh ông. Ông không để ý tới sự có mặt của tôi và càng ngồi lâu tôi tự hỏi không biết ông có bình thường. Sau cùng, dù không muốn quấy rầy ông nhưng cũng muốn coi xem ông ra sao, tôi hỏi, “ ông vẫn thường đấy chứ?” Ông ngẩng đầu, nhìn tôi, nở một nụ cười.

“Bố vẫn bình yên, cảm ơn con đã hỏi thăm”. Ông trả lời với giọng nói mạnh và trong.

“Con không có ý định quấy rầy cha, nhưng thấy cha chỉ ngồi đó chú mắt nhìn đôi bàn tay thì con muốn biết cha vẫn không sao đấy chứ”.

“Có bao giờ con ngắm đôi bàn tay của con không?” ông hỏi. “Bố muốn nói con nhìn thật kỹ cơ?”

Từ từ, tôi mở rông hai bàn tay và nhìn. Tôi lật qua lật lại nhiều lần. Thực ra chưa bao giờ tôi làm như vậy và tự hỏi không biết ông muốn nói gì.

Cha tôi mỉm cười và bắt đầu kể chuyện như sau:

“Con hãy tập trung nghĩ tới đôi bàn tay mà con đang có, bàn tay đã phục vụ con trong những năm tháng vừa qua. Hai bàn tay dù nhăn nheo, co rúm và yếu đuối đã là những dụng cụ mà cha sử dụng suốt đời để vươn ra, tiếp nhận, ôm ấp sự sống.

“Những bàn tay đã chống đỡ cho cha khỏi té trên sàn nhà khi chập chững bước đi. Bàn tay đưa cơm vào miệng, phủ áo lên mình. Bàn tay mà khi còn bé bà nội dạy chắp tay cầu nguyện. Bàn tay cột dây giầy và kéo cao đôi ủng. Bàn tay lau khô nước mắt các con, đã vuốt ve những thương yêu trong cuộc đời của cha. Chúng cũng lau những giọt lệ tiễn biệt của cha khi anh con lên đường nhập ngũ.

“Những bàn tay đã từng dơ bẩn, nhẵn nhụi và gầy gò, sưng húp và cong co. Chúng vụng về lóng cóng khi cha ẵm con lúc mới lọt lòng mẹ. Bàn tay mang chiếc nhẫn cưới cho mọi người hay là cha đã thành hôn và thương yêu một người rất đặc biệt.

“Bàn tay đã viết gửi về nhà những lá thư, run lẩy bẩy khi cha chôn cất ông bà và mẹ con. Đôi bàn tay đã ôm ấp các con, vỗ về lối xóm và run run tức giận khi cha không hiểu chuyện đời. Chúng đã bao che mặt cha, chải gỡ tóc cha, lau rửa thân hình cha. Chúng đã từng nhớp nháp và ướt át, cong và gẫy, khô và gầy. Và cho tới bây giờ, khi mà nhiều nơi trên cơ thể của cha không còn hoạt động bình thường thì đôi bàn tay đó vẫn nâng cha đứng lên, đặt cha nằm xuống và lại vẫn chắp lại cầu nguyện. Những bàn tay này là chứng nhân quá khứ của cha và sự thăng trầm của cuộc đời cha.”

“Nhưng quan trọng hơn là cũng chính những bàn tay đó mà Thượng Đế vươn ra, cầm lấy đưa cha về nhà. Và cầm tay cha, Thượng Đế sẽ nhấc cha lên cạnh Người và cha sẽ dùng bàn tay để ngưỡng mộ sờ lên mặt Chúa…”

Sau ngày hôm đó, tôi sẽ không bao giờ nhìn bàn tay tôi như vậy.

Nhưng tôi nhớ Thượng Đế đã vươn ra và nắm tay cha tôi, đưa cha tôi về nhà.

Khi bàn tay tôi đau vì thương tích hoặc khi vuốt má các con tôi, chồng tôi, tôi nghĩ tới Cha tôi. Tôi biết là Cha tôi đã được vuốt ve, trìu mến và dẫn dắt bởi bàn tay của Thượng Đế.

A Fathers Hands

My Dad, some ninety plus years now, sat feebly on the patio bench. He didn't move, just sat with his head down staring at his hands. I sat down beside him. He didn't acknowledge my presence and the longer I sat I wondered if he was okay.

Finally, not really wanting to disturb him but wanting to check on him at the same time, I asked him if he was okay. He raised his head and looked at me and smiled.

Yes, I'm fine, thank you for asking, he said in a clear strong voice. I didn't mean to disturb you, Dad, but you were just sitting there staring at your hands and I wanted to make sure you were alright.

"Have you ever looked at your hands?" he asked. "I mean really looked at your hands?"

I slowly opened my hands and stared down at them. I turned them over, palms up and then palms down. No, I guess I had never really looked at my hands as I tried to figure out the point he was making.

Dad smiled and related this story: "Stop and think for a moment about the hands you have, how they have served you well throughout your years. These hands, though wrinkled, shriveled and weak have been the tools I have used all my life to reach out and grab and embrace life."

"They braced and caught my fall when as a toddler I crashed upon the floor. They put food in my mouth and clothes on my back. As a child my mother taught me to fold them in prayer. They tied my shoes and pulled on my boots. They dried the tears of my children and caressed the love of my life. They wiped my tears when my son went off to war."

"They have been dirty, scraped and raw, swollen and bent. They were uneasy and clumsy when I tried to hold you as a newborn daughter. Decorated with my wedding band they showed the world that I was married and loved someone special."

"They wrote the letters home and trembled and shook when I buried my parents and spouse. They have held children, consoled neighbors, and shook in fists of anger when I didn't understand. They have covered my face, combed my hair, washed and cleansed the rest of my body."

They have been sticky and wet, bent and broken, dried and raw. And to this day when not much of anything else on me works real well these hands hold me up, lay me down, and again continue to fold in prayer. These hands are the mark of where I've been and the ruggedness of my life."

"But more importantly it will be these hands that God will reach out and take when He leads me home. And with my hands He will lift me to His side and there I will use these hands to touch the face of Christ." ----

After that day, I will never look at my hands the same again.

But I remember God reached out and took my Dad's hands and led him home. When my hands are hurt of sore or when I stroke the face of my children and husband I think of Dad. I know he has been stroked and caressed and held by the hands of God.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.