Hôm nay,  

Vì Đâu Đến Nổi?

01/06/201300:00:00(Xem: 15965)
Hôm 21/05, vào lúc 4 giờ chiều, trước bàn thờ trong chánh điện nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), một trí thức tên tuổi của Pháp, Ông Dominique Venner, đã đưa súng vào miệng tự sát. Ông chọn lựa nơi và giờ chết để tố cáo sự tác hại của luật hôn nhơn cho mọi người vừa được Ông Tổng thống Hollande ban hành sau khi Quốc Hội thông qua và Hội đồng Bảo Hiến chấp thuận. Hay còn lý do nào khác quan trọng hơn?

Nhà thờ Đức Bà đang trong thời gian làm lễ kỷ niệm 850 năm nên rất đông du khách. 4 giờ chiều là thời điểm có đông người tới thăm viếng và tham dự lễ. Cảnh sát xuất hiện ngay và cô lập khu vực xảy ra sự việc.

Báo chí loan báo Ông Dominique Venner là người theo cánh cực hữu nên có hành động quá khích. Tự tử ngay trước bàn thờ chánh điện của nhà thờ Đức Bà đã làm cho dân pháp kinh ngạc vì từ xưa nay, chưa có ai vào trong nhà thờ tự tử, chỉ có leo lên gác chuông rồi buông mình rơi xuống mà thôi. Nhà thờ Đức Bà xây dựng từ thế kỷ XII. Hai lầu chuông có nóc mặt bằng như xây dở dang vì lầu chuông của các nhà thờ khác đều có nóc nhọn cao vút. Những người chưa có dịp tới Paris viếng nhà thờ Đức Bà vẫn biết nhà thờ, có khi còn biết rỏ hơn dân ở Paris, nhờ đã coi phim “Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà” hoặc đọc sách “Nhà thờ Đức Bà” của Victor Hugo.

Lễ kỷ niệm 850 năm của nhà thờ Đức Bà bắt đầu từ tháng 12/2012 sẽ kết thúc vào tháng 12/2013. Chương trình lễ đặt dưới sự bảo trợ của Chánh phủ, Thị xã Paris và cựu Tổng thống Chirac. Nhơn dịp này, nhà thờ khánh thành giàn chuông mới 9 cái và tu bổ giàn đờn Orgue khổng lồ và cổ xưa.

Hằng năm, nơi đây thu hút đông nhứt du khách: 13 650 000 người trong lúc đó bảo tàng viện Louvre có 8 346 000 khách viếng thăm.

Những lời cuôi cùng

Ông Dominique Venner, là người pháp thiệt, có gốc rể, năm nay 78 tuổi, sử gia và bình luận gia có tiếng, tự sát để lại bức thư giải thích rỏ lý do ông vào chánh điện nhà thờ Đức Bà, đến trước bàn thờ, là nơi tôn nghiêm, mà ông là người công giáo, để tự tử. Ông muốn cái chết của ông phải tác động mạnh tâm lý quần chúng, thức tỉnh dân pháp về những giá trị văn hóa truyền thống như gia đình truyền thống và phản đối di dân vào Pháp và hồi giáo.

Trong thông điệp để lại, ông viết “Tôi tin rằng tôi hi sanh là cần thiết để đánh tan trạng thái suy nhược đến bất động đang đè nặng chúng ta. Tôi chết để thức tỉnh những lương tâm ngủ gục. Tôi vùng lên chống lại sự bất hạnh, chống lại những thuốc độc tâm thần, những ý muốn lấn lướt đang hủy diệt gốc rể của chúng ta và nhứt là gia đình của chúng ta, vốn là nền tảng sâu xa của nền văn minh nhiều ngàn năm của chúng ta”.

Ông Dominique Venner, trong thư để lại, xác nhận ông là người đầy đủ sức khỏe thể chất và tinh thần, được vợ con thương yêu. Trong thư tuyệt mạng, ông kêu gọi dân chúng pháp “Các bạn chống luật hôn nhơn cho mọi người, nhưng các bạn phải chiến đấu chống lại sự hồi giáo hóa nước pháp. Tôi vừa nghe một blogueur algérien, sau khi biết luật hôn nhơn cho mọi người được Ông Tổng thống Hollande ban hành, tuyên bố “Dầu sao, trong 15 năm nữa, người hồi giáo sẽ năm quyền ở Paris và sẽ hủy bỏ luật đó (vì trái với luật hồi giáo charia). Điều này mới quan trọng hơn. Tôi không muốn nước Pháp sẽ trở thành nước hồi giáo và cả Âu châu nữa”.

Báo chí lập tức chụp cho ông cái mủ “cực hữu” để không ai còn dám hưởng ứng lời kêu gọi của ông hay tổ chức rình rang lễ tưởng niệm ông. Liền sau đó, một phụ nữ của nhóm Femen, ở trần đưa vú ra, vào chánh điện nhà thờ Đức Bà, tay cầm khẩu súng cao su, đưa vào miệng để chế diểu hành động của Ông Dominque Venner. Ở Pháp, “cực hữu” bị lên án, tẩy chay vì được hiểu là cùng phe với Đức quốc xã hồi Đệ II Thế chiến, đồng nghĩa với tội ác. Cực tả thì được tôn trọng nên cộng sản vào Quốc hội, Chánh phủ, Thị xã tuy cộng sản giết hại cả trăm triệu người từ lúc cầm quyền. Nạn nhơn lại là dân của họ.

Cực hữu

Tại sao người ta sợ “phong trào cực hữu” vì nó sẽ trở thành “tân phát-xít” (néo-fascisme), nó sẽ chiếm các nước và tiêu diệt các chủng tộc như hồi Đệ II Thế chiến? Hay vì phong trào này mạnh sẽ chiếm phiếu của các đảng phái khác khi các đảng phái này ngày càng mất phiếu do những thất bại trong thời gian gian dài thay phiên nhau cầm quyền?

Tác giả Jean-Guy Prévost, trong cuốn sách mỏng “Cực hữu ở Âu châu, Pháp, Áo, Ý” (LExtrême-droite en Europe, France, Autriche, Italie), phân tách nhũng kết quả bầu cử ở Âu châu trong nhiều năm qua, nêu lên những lý do, những giới hạn và khả năng hấp dẩn của phong trào này. Trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp năm 2002, ứng cử viên cực hữu Le Pen đã đánh bại ứng cử viên xã hội Jospin để vào được vòng nhì. Các đảng phái tả, hữu đều xanh mặt. Ở Áo, trước đó, Ông Georg Haider của đảng Tự do (cực hữu) chiếm được số phiếu cho phép ông vào chánh phủ liên kết với đảng Bảo thủ. Hiện tượng này làm cho cả Âu châu nhảy dựng lên và la ó, chống đối. Sau cùng cánh Berlusconi, Fini và Bossi lên nắm chánh quyền ở Ý làm cho người ta lo sợ nền dân chủ của Ý sẽ không còn nữa. Vào đầu thế kỷ XXI, sự thắng phiếu của phong trào cực hữu ở Âu châu đã làm cho một lớp dân chúng phấn khởi đồng thời cũng báo động cho các đảng phái lo sợ phong trào phát-xít trở lại nắm quyền.

Vậy phải chăng đây là nỗi lo sợ của những ngưòi làm chánh trị chuyên nghiệp lo sợ mất phiếu? Berloscuni nắm quyền trong thời gian dài, nước Ý chỉ có mang nợ chớ không trở lại chế độ Mussolini. Áo vẫn dân chủ và hiện nay xã hội và kinh tế ổn định hơn ít nhứt nước Pháp. Áo được xếp hạng thứ 10 trong 10 nước giàu nhứt.Thất nghiệp chỉ 4,7% của dân số lao động (Úc: 5,4% ; Khu vực euro: 12% ; Mỹ: 7,5%).

Vài nét sơ lược về Phong trào Cực hữu

Ở Pháp, Mặt Trận Dân tộc (Front National), với khẩu hiệu “Nước Pháp của người pháp” ngày càng có thế đứng vửng vàng trên chánh trường pháp nhờ chiếm số phiếu quan trọng trong các cuộc bầu cử làm cho các đảng phái khác không khỏi lo sợ nên họ báo động là cuộc chiến đấu chống lại phong trào cực hữu này ngày nay chưa kết thúc. Phong trào cực hữu ở Pháp có lịch sử khá dài.

Ông Jean-Marie Le Pen, 84 tuổi, đã thành công liên kết các xu hướng hữu khuynh quá khích hoạt động từ cả thế kỷ qua ở Pháp. Bởi vì ở Pháp vẫn luôn luôn có một đảng bảo thủ.

Chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) pháp bành trướng làm động lực thành hình một phong trào gồm trí thức với một cơ quan ngôn luận và một tổ chức bạo động theo đường hướng bảo hoàng, công giáo và chống do thái. Phong trào này đã từng hấp dẩn thế hệ dân pháp trước đây và đã kéo dài cả nửa thế kỷ.

Sau khi Đức bại trận năm 1918, cánh hữu khuynh quá khích trở thành lực lượng chốnh cộng sản Đệ III. Ngoài ra, ở Pháp, lúc bấy giờ còn những phong trào Cựu chiến binh theo xu hướng bảo thủ. Thật ra không có một phong trào phát-xít thật sự xuất hiện nhưng có nhiều xu hướng cùng có chung chủ trương bảo thủ và quá khích.

Trong nững năm 30, xuất hiện ở Âu châu nhiều chế độ độc tài kiểu phát-xít trong lúc đó ở Pháp, cực hữu chỉ xuất hiện dưới dạng văn chương, không có chế độ cựu hữu.

Thống chế Pétain lên nắm quyền thiết lập một chế độ bảo thủ và công giáo, đặt thủ đô tại Vichy. Chánh phủ Pétain có những người cực đoan và phát-xít như ông Doriot do cộng sản đưa qua. Ông lập đảng xã hội. Ông Darnand tổ chức Dân quân võ trang. Chính tổ chức này làm việc cho Đức quốc xã. Chánh phủ Pétain sụp đổ năm 1944.

Chiến tranh Algérie là cơ hội cho phong trào cực hữu vùng dậy. Năm 1961, Tổ chức võ trang bí mật (OAS) xuất hiện tập họp lại quân những nhơn và những người hoài niệm Chánh phủ Vichy. Tổ chức OAS có những hoạt động khủng bố vừa ở Algérie vừa ở Pháp.

Từ những năm 60 bắt đầu xuất hiện một phong trào cực hữu hoài niệm và một phong trào cực hữu bạo động, cách mạng, vừa chống đế quốc, vừa chống cộng sản. Cuộc chiến đầu tiên của cánh cực hữu này là chống chủ thuyết thực dân của Tướng De Gaulle. Đại diện cánh này là Luật sư Tixier-Vignancourt mà cánh tay mặt là Ông Le Pen, năm 1965, ứng cử Tổng thống và được 5% phiếu. Thất cử, chỉ vừa khỏi đền tiền cho chánh phủ, nhưng đó là cơ hội cho tổ chức hợp thức hóa bằng lá phiếu.

Năm 1972, Mặt trận Dân tộc (Front National) ra đời dưới sự lãnh đạo của Ông Jean-Marie Le Pen tham dự tranh cử Quốc hội.

Mặt trận Dân tộc đến năm 1998, kiểm soát được 4 vùng. Các đảng cánh hữu lâm le kết hợp với Mặt trận Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng thống. Nhiều tổ chức chánh trị ngày nay đôi khi tuyên bố đường lối chánh trị của mình không xa với căn bản của Mặt trận Dân tộc (FN).

Chủ thuyết của Mặt trận Dân tộc là “Quốc gia dân tộc trên hết” nên ngăn cản di dân vào Pháp quá dễ dải, đóng cửa biên giới, …Do đó, Mặt trận Dân tộc bị không ít dân chúng sợ, nhứt là dân pháp gốc phi châu. Đồng thời các đảng tả phái, cộng sản đều chống đối quyết liệt. Ở Pháp, có tới 80% báo chí khuynh tả nên Mặt trận Dân tộc luôn luôn là mục tiêu cho họ công kích.

Ông Dominique Venner, người tự tử ở nhà thờ Đức Bà, có quá khứ cực hữu và người của OAS ở Algérie. Nay ông chết để cảnh giác dân chúng pháp chánh gốc trước đà suy thoái đạo đức truyền thống và áp lực hồi giáo hóa đất nước không xa.

Tây Tạng đã có hơn hai mươi người tụ thiêu để bảo vệ dân tộc tây tạng trước nạn hán hóa.Việt nam có những thanh niên ưu tú, ái quốc xuất hiện công khai chống nhà cầm quyền hán ngụy ở hà nội chủ trương từng bước vững chắc đưa đất nước vào vòng nô lệ phương bắc.

Nguyễn thị cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.