Hôm nay,  

Những Cựu-Chiến-Binh Hoa-Kỳ Tham-Chiến Tại Việt-Nam

11/05/201300:00:00(Xem: 13037)
Những ai từng quan-tâm đến lịch-sử chiến-tranh Việt-Nam, ắt hẳn đều biết rằng: thứ Năm, ngày 29 tháng 3 năm 1973 - các đơn-vị chiến-đấu cuối cùng của Mỹ phải rời khỏi nước ta. Đây là một phần trong Hiệp-Định Paris 17 tháng 1, 1973 mà Hoa Kỳ đã ký-kết với Bắc và Nam Việt-Nam hơn hai tháng trước đó.

Điều 5 của "The Paris Peace Accords of 1973" có ghi rằng:

"Within sixty days of the signing of this Agreement, there will be a total withdrawal from South Viet-Nam of troops, military advisers, and military personnel, including technical military personnel and military personnel associated with the pacification program, armaments, munitions, and war material of the United States and those of the other foreign countries mentioned in Article 3 (a). Advisers from the above-mentioned countries to all paramilitary organizations and the police force will also be withdrawn within the same period of time."

Tạm dịch:

Trong thời gian sáu mươi hôm kể từ ngày ký Hiệp-Định này, mọi quân-đội, cố-vấn quân-sự và nhân-viên quân-sự, kể cả nhân-viên quân-sự kỹ-thuật, nhân-viên quân-sự liên-quan đến chương- trình bình-định, vũ-khí, đạn-dược và công-cụ chiến-tranh của Hoa-Kỳ cùng các quốc-gia khác đã nói ở Điều 3(a) sẽ phải hoàn-toàn rút khỏi miền Nam Việt-Nam. Cố-vấn quân-sự của các nước cho tất-cả các tổ-chức bán-quân-sự và lực-lượng cảnh-sát nêu trên cũng sẽ rút đi trong thời-hạn đó.

Trong hạn hẹp của bài viết này, chúng-tôi không bàn về những vi-phạm thỏa-hiệp của phía Việt-Cộng; chỉ xin phép nói đến một số thân-phận của những người lính Hoa-Kỳ đã một thời sát cánh với các chiến sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa trong chiến cuộc năm xưa.

Dựa theo tài-liệu của trang báo điện-tử "History.com": 120 tỷ đô-la (so với ngày nay khoảng 700 tỷUS) đã tiêu tốn cho cuộc chiến Việt-Nam. Cướp đi 3 triệu mạng sống; hơn phân nửa tổng-số này là dân-sự Việt-Nam. Cao điểm nhất trong năm 1969 có độ 500,000 nhân-viên quân-sự Mỹ tham-gia chiến-trận này. Tính đến năm 1982, con số lính Hoa-Kỳ trận-vong và mất-tích tại Việt-Nam được khắc trên bức tường đá đen ở Washington, D.C là 57,939 người; mới đây nhất tổng số lên đến 58,200 quân-nhân.

Căn cứ trên danh-sách của nghĩa trang "Arlington National Cemetery" người thứ 45,914 - được tính là quân-nhân cuối cùng tử-thương trong chiến-trận Việt-Nam; ngay gần An-Lộc vào ngày 27 tháng 1, 1973 (chỉ 11 tiếng đồng-hồ trước khi Mỹ ký Hiệp-Định Paris) chính là Trung-Tá William Benedict Nolde, 43 tuổi, quê-quán tại Menominee, Michigan. (Có tham-chiến tại Đại-Hàn trước kia). Khi mất, ông đang là bố của 5 đứa con thơ. Xác William được đem về Mỹ chôn cất ngày 5 tháng 2, 1973 trong khu thứ 3 của "Arlington National Cemetery". Đến 2005, bà Joyce là vợ ông qua đời và được an-nghỉ ngàn thu ngay cạnh mộ phần chồng.

(Nolde, having reached the rank of colonel, was killed by shell fire at An Loc eleven hours before the cessation of all hostilities in accordance with the Paris Peace Accords. He was the last official American combat casualty of the war - the 45,914th confirmed death during the conflict… Nolde was buried on February 5, 1973 in Section 3 of Arlington National Cemetery (his widow Joyce was buried beside him in 2005)… Link:http://www.arlingtoncemetery.net/wbnolde.htm)

Báo Time Magazine cũng đã tường trình tin này ngay thời-gian lính Mỹ được lệnh rút quân khỏi Việt-Nam: "The last hours of the Viet Nam who have been killed was Lt. Lieut. Colonel William B. Nolde, 43, of Mt. Pleasant, Mich., who was cut down in an artillery barrage at An Loc only eleven hours before the ceasefire. He was the 45,914th American to have died by enemy action in Viet Nam."

Chiến-tranh khốc-liệt năm xưa đâu phải chỉ người dân Việt khốn-đốn nhọc-nhằn mà thời ấy những cô-nhi, quả-phụ, thân-nhân Hoa-Kỳ cũng oằn mình, đứt ruột khi anh, em, chồng hoặc con họ phải bỏ xác, phơi thây nơi đất khách xứ người.

Tàn cuộc chiến; các tù-nhân quân-sự Hoa-Kỳ "POW" (Prisoner Of War) cũng được thả theo Điều 8(a) của Hiệp-Định Paris:

"Việc trao trả những nhân-viên quân-sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ được tiến hành đồng-thời và phải hoàn-tất không được chậm hơn ngày rút quân như đã viết trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân-viên quân-sự và thường dân nước ngoài đã bị bắt như nói trên vào ngày ký kết Hiệp-Định này.
vinh_danh_thai_nguyen_dbn
Thái-Nguyên và Diamond Bích-Ngọc trong tiệc Vinh Danh Bố 2012.
"Article 8:

(a) The return of captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be carried out simultaneously with and completed not later than the same day as the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign civilians on the day of the signing of this Agreement."

Thứ Ba, ngày 12, tháng 2, 2013 nhân dịp kỷ-niệm 40 năm Hoa-Kỳ rút quân khỏi Việt-Nam, trang báo điện-tử "Historynet.com" có đăng tấm hình xưa - khi các tù-nhân chiến-tranh Mỹ ngồi trên máy bay vô cùng vui sướng vì được hồi-hương trong chiến-dịch "Operation Homecoming". Được biết tổng cộng có 591 tù-binh trở về đất Mỹ từ đầu tháng 2, 1973 đến cuối tháng 3 cùng năm.

"In observance of the 40th anniversary of the release of the first of 591American POWs from North Vietnam on February 12, 1973, MHQ has assembled a photo gallery that samples the spectrum of experiences and emotions from their journeys home." Link: http://www.historynet.com/operation-homecoming-gallery.htm

Chúng ta ai cũng biết thượng-nghị-sĩ John McCain, cựu ứng-cử-viên Tổng-Thống Hoa-Kỳ; là một trong số các tù binh Mỹ được quân-đội Bắc Việt trả tự-do vào ngày thứ Tư 14 tháng 3 năm 1973. McCain đã bị giam cầm hơn 5 năm rưỡi trong nhà tù "Hỏa-Lò" thường được gọi đùa một cách cay đắng đó là "Hanoi Hilton".

Ký-giả Catalina Camia, báo USA TODAY lúc 11giờ33' sáng 14, tháng 3, 2013 có bài viết với nhan đề: McCain Người Tù-Nhân Chiến-Tranh Đánh Dấu Kỷ-Niệm 40 Năm Được Trả Tự-Do - "McCain marks 40th anniversary of POW release".

Trong bản tin này, Catalina có đề-cập đến bài bình-luận đăng trên "Wall Street Journal" hôm thứ Năm, phản-ảnh tình bạn giữa ông và những người tù chiến-tranh, tương-tự như là mối liên-hệ đối với người Việt-Nam kể từ khi ông được thả tự-do, và ông cũng hy-vọng chính-quyền Việt-Cộng phải cải-cách nhân-quyền trong nước.

…John McCain cũng nói rằng: chính phủ Hà-Nội vẫn giam-cầm và ngược đãi các nhà bất đồng chính-kiến ôn-hòa, những ký-giả, blogger, những nhóm thiểu-số về sắc-tộc hay tôn giáo vì những lý-do chính-trị.

"...in The Wall Street Journal published Thursday. The commentary reflected on the friendships he forged with his fellow POWs, as well as with the Vietnamese people since his release, and his hopes for human rights improvements by the country's Communist government.

... He said. "The government in Hanoi still imprisons and mistreats peaceful dissidents, journalists, bloggers and ethnic and religious minorities for political reasons." Link:
http://www.usatoday.com/story/news/politics/2013/03/14/mccain-vietnam-pow-anniversary/1987071/

Một người bạn tù bị giam kế phòng với John McCain tại "Hanoi Hilton" thời-điểm đó mà chúng tôi muốn nói đến chính là Thiếu-Tá Hải-Quân David Wheat. Ông sinh ngày 16 tháng 12, năm 1939 tại thành-phố Duluth - tiểu-bang Minnesota. Tốt-nghiệp Đại-Học Minnesota năm 1963, sau đó ghi-danh vào trường Sĩ-Quan Phi-Công Hải-Quân Hoa-Kỳ. Tham-chiến Việt-Nam; đến ngày 17 tháng 10, 1965, máy bay bị địch bắn hạ và liền sau đó Việt-Cộng bắt giam ông ngay tại trại tù "Hỏa-Lò".


Hai năm sau - cũng vào tháng 10, 1967 phi-cơ oanh-tạc của John McCain đang khi thả bom xuống miền bắc Việt-Nam thì bị bắn rơi tại hồ Trúc-Bạch, Hà-Nội. Trận chiến này làm John trọng-thương nhưng may mắn không mất mạng; và rồi John cũng bị đưa vào giam cầm trong nhà ngục này.
vinh_danh_chien_binh_my
Hội Northland Vietnam Veteran diễn hành ở Duluth, Minnesota.(Photo: NVV)
David Wheat Sau bảy năm rưỡi trong vòng biệt giam khắc-khổ đã được thả tự-do trước John McCain hơn 1 tháng. Người dân già, trẻ, lớn, bé cả thành-phố Duluth, Minnesota đều đổ xô ra đường phố, vẫy cờ đón mừng David Wheat hồi-hương vào ngày 7 tháng 2, 1973. Chúng ta có thể xem được khúc phim sống động ngày trở về của vị anh-hùng này hơn 40 năm trước trên đài WDIO (truyền hình "abc EyeWitness News" vùng Bắc Mỹ) theo "Link" này:
http://www.perfectduluthday.com/2010/04/15/p-o-w-david-wheats-return-to-duluth/

Trong mùa tranh cử Tổng-Thống 2008 của Thượng-Nghị-Sĩ John Mc Cain; David Wheat đã được nhiều ký-giả truyền-hình và báo-chí tìm đến để phỏng-vấn về người bạn tù cùng thời-gian xưa tại "Hỏa-Lò".

David cho biết John McCain lúc ấy bị thương rất nặng; gẫy hai tay và một chân. Tất-cả các tù-nhân trong trại đã bị Việt-Cộng tra-tấn mỗi ngày vô cùng man rợ; những tiếng rên, khóc, la thảm-thiết vẫn còn ám-ảnh ông đến bây giờ. Nhưng John McCain quả là một người quả-cảm, mang ý-chí sắt đá nên đã vượt qua tất-cả và ngày nay ông vẫn đứng vững trong quốc-hội với vai-trò Thượng-Nghị-Sĩ đảng Cộng-Hòa Hoa-Kỳ. Sau đó David cũng đã đến Saint Paul để ủng-hộ trong cuộc vận-động tranh-cử của John McCain như một thành-viên trong nhóm bạn và gia-đình "friends and Family".

Hiện David Wheat đang định-cư tại nơi ông đã sinh ra; đó là Duluth: một thành-phố cảng thủ-phủ quận Saint Louis trong tiểu-bang Minnesota, Hoa Kỳ. Diện tích 226,2km vuông với tổng số chỉ có trên 86,000 dân. Tọa-lạc ở điểm cực tây của Ngũ-Đại-Hồ, tàu biển có thể vào Duluth từ Đại-Tây-Dương cách đó 3700 km qua Ngũ-Đại-Hồ và tuyến biển Saint Lawrence. Duluth hình-thành một khu đô-thị được gọi là Twin Ports. Phố cảng nơi đây chuyên vận-chuyển than đá, quặng sắt (taconite) và ngũ-cốc.

Duluth, Minnesota là một thành-phố nhỏ bé nhưng có những con người mang trái tim lớn và chan chứa ân-tình. Bởi: lớp người Việt-Nam tỵ-nạn sau 1975 đuợc về đây định-cư đã vô cùng may mắn khi lúc ấy có những gia-đình Mỹ rất dễ-thương sẵn-sàng giang tay bảo-trợ. Họ không vì lợi-ích cá-nhân, không phân biệt màu da - chủng-tộc, không buộc phải đi theo Hội-Thánh hoặc tôn-giáo của họ. Nói chung là những người "chân ướt, chân ráo" mới đến Hoa-Kỳ không phải chịu theo bất cứ một điều-kiện hay đòi hỏi gì từ họ (unconditional) .

Rất nhiều người Việt-Nam tỵ-nạn, trong đó có gia-đình nhạc-sĩ Thái-Nguyên đã được hưởng đặc-ân này. Suốt những năm đầu ở Duluth, trong mùa đông buốt giá tuyết phủ ngập dầy đường phố các bà mẹ bảo-trợ thay phiên đưa đón anh đi học - vì có hôm lạnh dưới 48độ F (Fahrenheit), tức khoảng trừ 42độ C (Celsius). Giới-thiệu việc làm để kiếm tiền mua xe, tiêu dùng. Hướng-dẫn cách xử-dụng chi-phiếu ngân-hàng, đưa đi bác-sĩ những lúc ốm đau, đứng tên mướn nhà v.v và v.v…

Người xưa có câu: "Ăn Quả Nhớ Kẻ Trồng Cây, Ăn Gạo Nhớ Kẻ Đâm Say Dầm Sàn" - Trong tâm-tình tỏ lòng biết ơn những gia-đình bảo-trợ đó và cũng là dịp thể-hiện sự tri-ân chân-thành đến các cựu đồng-minh Hoa-Kỳ; những người đã từng sát cánh bên Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa trong chiến cuộc năm xưa. Gia-đình "Chân-Quê" được sự phối-hợp của Hội Cựu-Chiến-Binh NVVA (Northland Vietnam Veterans Association) chúng-tôi quyết-định tổ-chức tiệc "Vinh Danh Bố" lần thứ 7, năm 2013 tại Duluth, tiểu-bang Minnesota. Nhân-dịp ngày lễ Chiến-Sĩ-Trận-Vong sẽ quy-tụ gần 300 cựu quân-nhân Hoa-kỳ về đây để diễn hành như mọi năm.

Tưởng cũng nên nhắc lại: suốt thời-gian qua, Diamond Bích-Ngọc và Thái-Nguyên đã thực-hiện liên-tục những tiệc mừng lễ Father's Day hằng năm tại vùng Orange County, California; nơi có rất đông các cựu-quân-nhân Quân-Lực-Việt-Nam-Cộng-Hòa và đồng-minh Hoa-Kỳ cư-trú. Nhiều anh-hùng chiến binh cũng đã được gia-đình "Chân-Quê" trang-trọng vinh-danh.
vinh_danh_chien_binh_my_py
Hội Northland Vietnam Veteran diễn hành ở Duluth, Minnesota.(Photo: NVV)
Như sáu năm trước, khách mời tham-dự không phải mua vé hoặc đóng góp bất cứ một khoản chi-phí nào. Chương-trình có ăn tối với thực-đơn tuyệt-hảo, ai cũng được quà tặng ý-nghĩa mang về, có rút thăm trúng thưởng với các phần quà giá-trị như máy chụp hình Digital hiệu Sony (bao gồm memory card có thể chụp 5,000 tấm hình), gift cards và tranh sơn mài cùng nhiều đồ gốm mỹ-nghệ hiếm quý.

Các ca-nhạc-sĩ thiện-nguyện: Bác-Sĩ Đệ (Dr. David Bui, M.D), Trung-Chánh, Quốc-Hùng (Black Caps), tay đàn kỳ-cựu chuyên-nghiệp Châu-Hiệp cùng Thái-Nguyên và Diamond Bích-Ngọc sẽ "đem chuông đi đánh xứ người" để cống hiến một chương-trình văn-nghệ hoàn-toàn bằng tiếng Anh cho khán-giả.

Xin chân-thành cảm-ơn ca-nhạc-sĩ Việt-Dzũng (người anh nuôi thương quý của Diamond Bích-Ngọc) đã làm nhịp cầu nối cho gia-đình "Chân-Quê" quen biết với các nghệ-sĩ Việt-Nam ở Minnesota trong lần tổ-chức này (gồm chị Phước, phu-quân và các cháu trong nhóm múa cùng biểu-diễn thời-trang ba miền Việt-Nam, tay đàn T'rưng & đàn Bầu, nhạc cụ dân-tộc hiếm quý: Ánh-Hà và nhiều các anh-chị khác nữa…)

Trong chương-trình chúng-tôi cũng không quên tiết-mục chính nhằm vinh-danh các bà mẹ Hoa-Kỳ đã bảo-trợ người tỵ-nạn Việt-Nam gồm gia-đình: Boyd, Milbrath, Miller và Dahl's family.

Hai nhân-vật đặc-biệt trong buổi tiệc "Vinh Danh Bố" lần thứ Bảy, năm 2013 sẽ được trao quà lưu-niệm danh-dự đó là cựu Trung-Tá Phi-Công Hải-Quân David Wheat - POW (Prisoner Of War) như đã nêu trên và cựu Trung-Sĩ Thủy-Quân-Lục-Chiến Brad Bennett - người từng bị Việt-Cộng bắn trọng thương hai lần khi tham-chiến tại Việt-Nam.

Ông là President của "Northland Vietnam Veteran Foundation", hiện đang tham-gia những công-tác từ-thiện điều-hành nhà thương, viện điều-dưỡng (Nursing Home) cho cựu chiến-binh Hoa-Kỳ. Brad Bennett cũng là tiếng nói rất thân thương của hàng vạn thính-giả đài phát-thanh WDSM - 710 AM vùng Bắc Mỹ vì ông có chương-trình "talk show" hằng ngày từ 8 đến 11 giờ sáng (giờ địa-phương Duluth, Minnesota). Link: http://wdsm710.com/shows/show/sound-off-with-brad-bennett/

Tiệc "Vinh Danh Bố" hằng năm do gia-đình "Chân-Quê" tình-nguyện đứng ra tổ-chức không ngoài mục đích tri-ơn những bậc tiền bối (các cựu quân-nhân Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa và đồng-minh Mỹ). Nhất là đáp trả phần nào ân-tình người dân Hoa-Kỳ đã bao-dung đón nhận người Việt-Nam tỵ-nạn chúng ta.

Dù tốn kém hoặc xa xôi góc biển chân Trời nào chúng tôi cũng không quản-ngại - bởi những việc từ-thiện này chính là cơ-hội giúp gia-đình "Chân-Quê" làm gương sáng cho thế-hệ con cháu noi theo; cho chúng biết biết nối tiếp những bước đường bác-ái, biết sống độ-lượng bao-dung, phải can-đảm vượt khó khi gặp gian-nan cùng những trở ngại trong cuộc đời và luôn giữ vững niềm tin tuyệt-đối rằng: "ông Trời không bao giờ phụ lòng những con người từ-tâm, chân-thành & thiện-chí".

Nhân mùa lễ Mẹ (tháng 5) và lễ Cha (tháng 6) xin kính-chúc các đấng Phụ-Mẫu sinh-thành mọi sự may-mắn tốt-lành và cầu mong niềm tâm-thường an-lạc luôn ở với mọi người.

www.diamondbichngoc.com
(California ngày 10 tháng 5, 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.